Cái nhìn nghệ thuật về thế giới, con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Bản chất của cái nhìn là hoạt động quan sát nhưng nó có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác như : liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, do đó nó được thể hiện bằng miêu tả, tự sự, ví von, ẩn dụ, so sánh… Nhờ vậy, cái nhìn có thể đem các sự vật hiện tượng các thuộc tính xa nhau đạt bên cạnh nhau hoặc ngược lại tách rời thuôc tính trong cùng một sự vật hiện tượng một cách trừu tượng, có tính chất quy ước. Huế còn hiện lên trong những trò chơi dân gian gắn liền với long lanh sắc màu của chợ Gia Lạc: “Con gà đất bảy màu / Sống bằng hơi con trẻ / Hùng dũng gọi mùa xuân / Mặt trời vàng long lanh trên chợ Gia Lạc”, với dòng Hương Giang thơ mộng, bao đời trở thành chứng nhân lịch sử của vùng đất kinh thành, là dòng sông tri ân của nhiều danh nhân tên tuổi: “Biết ơn dòng sông dựng dáng kiếm uy nghi / Trong tâm trí một nhà thơ khởi nghĩa / Cao Bá Quát ngã mình trên chiến địa / Trăm năm rồi vẫn sáng màu gươm” (Lời chào).

CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ THẾ GIỚI, CON NGƯỜI TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Mỗi chiến thắng trong lịch sử được tái hiện cùng với niềm tự hào và lòng kiêu hãnh của một người con yêu dân, yêu nước thiết tha.Với nhà thơ, truyền thống của cha ông đã ngấm vào xương, vào máu thịt con cháu muôn đời sau một cách tự nhiên làm nên sức mạnh đất Việt anh hùng: “Con xin mẹ cho con cùng chia sẻ / Mẹ hãy kể đứa nào làm mẹ khổ / Cha trút cho con nỗi nhục cha đau / Cho xương con có dáng trăm cọc bêu đầu / Cho mắt con có màu gương của mắt nghìn người bị chém / Cho tay con có mười chiếc đinh của nghìn tay bị đóng / Con muốn làm người, mẹ ơi, Việt Nam!” (Khoảng âm vang lớn - Mặt đường khát vọng). Hay nhà văn Tụ Hoài, người đó thể hiện rất thành công màu sắc thiên nhiên, phong tục và con người miền núi Tây Bắc qua tác phẩm Vợ chồng A phủ… Nhưng có lẽ Nguyễn Khoa Điềm là người đã thực sự khẳng định được vị thế của mình khi sử dụng vốn văn hóa cổ đặt trong trường liên tưởng mạnh mẽ của hiện thực cuộc sống tạo nên một gương mặt thơ rất riêng biệt của chính nhà thơ. Cũng như bao miền quê khác trên đất nước Việt Nam, ở Huế tồn tại những trò chơi dân gian quen thuộc gắn liền với tuổi thơ của mỗi con người : trò chơi chuyền, trò đánh trận giả… đặc biệt là trò thả diều, một trò chơi dân gian nổi tiếng của xứ Huế mà cho đến bây giờ diều Huế đã trở thành một thứ di sản văn hóa rất riêng: “Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng / Rút những cọng rơm vàng về kết tổ / Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ / Biết kéo về cả một sắc trời xanh” (Đất nước - Mặt đường khát vọng).

Nguyễn Khoa Điềm có lẽ là một điển hình cho thứ tình cảm như vậy, dù ở bất cứ nơi đâu nhà thơ vẫn giữ mãi một cốt cách Huế, một tâm hồn Huế: “Con đi xa vẫn giữ trọn hình hài / Giấc mơ xưa dù bao dâu bể / Bên thềm xuân còn một nhanh Mai…” dường như quê hương bao giờ cũng là bến đậu bình yên, ấm áp nhất mở rộng vòng tay chào đón người con quê hương trở về. Tình yêu thiên nhiên cũng là một tình cảm lớn trong tâm hồn Huế, đến nỗi nó mang màu sắc của triết học, chi phối toàn bộ cuộc sống tinh thần của con người Huế : hướng nội, suy tư, hòa quyện vào thiên nhiên, gửi gắm lòng mình vào cỏ cây, hoa lá… Với sự ảnh hưởng văn hóa này, thơ Nguyễn Khoa Điềm có những triết lý sâu sắc nhân bản trong cách dùng hình ảnh cây cối là biểu tượng soi chiếu, triết lý cho cuộc sống, tính cách con người. Có lúc hiện lên âm thầm lặng lẽ, khuất sau những hình ảnh không được gọi thành tên, có lúc được gọi tên cụ thể trong những bài thơ : Chiều Hương Giang, Miền quê, Đất ngoại ô… Huế hiện lên trong thơ Nguyễn Khoa Điềm với cảnh sắc và âm thanh riêng biệt: “Bèo lục bình mênh mang màu mực tím / Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông” (Lời chào - Mặt đường khát vọng).

Họ không trực tiếp cầm súng nhưng bằng sức lực, bằng tình yêu quê hương sẵn có, họ sẵn sàng tham gia vào những công việc khác nhau, tất cả nhằm phục vụ cho cuộc chiến: “Em gái cứu thương, em trai cầm súng / Mẹ may cờ, em nhỏ đón văn công / Cửa Ủy Ban rực rỡ lá cờ hồng / Người lại kẻ qua, thợ nề, thợ mộc / Cả chị tiểu thương năm nào tuyệt thực / Đều ngồi đây điểm mặt quân thù” (Đất ngoại ô).

TRƯỜNG LIÊN TƯỞNG TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Người dân Việt Nam có quyền tự hào trước những chiến công của cha ông và cũng chính trang lịch sử hào hùng kia tạo ra nguồn động lực lớn, sức mạnh lớn để hôm nay những người con Việt Nam cầm súng chiến đấu với đế quốc Mỹ xâm lược: “Một đất nước / Từ buổi đầu tiên / Mang dấu hiệu cặp cánh tự do của bầy chim Lạc / Qua suốt 4000 năm / Đến đôi dép Bác Hồ / Đạp lên đầu ba tên đế quốc / Là đất nước không bao giờ chịu khuất / Là đất nước không bao giờ chịu nhục / Chịu gói mình thành món hàng của chủ nghĩa tư bản cuồng điên / Là đất nước dám cầm vũ khí, dụng cụ, tài năng, sức lực / Xây dựng trên mặt đất này những giá trị to lớn vinh quang” (Nghĩ về một nhãn hiệu). Liên tưởng tới tương lai, nhà thơ còn đưa chúng ta hình dung về một ngày khi bạn bè đến thăm Việt Nam, nhân dân ta , con cháu ta sẽ nồng nhiệt chào đón, sẽ được bình an trên mặt đất, sẽ không còn thấy dưới chân mình những hố bom mà chính họ đã để lại: “Và có thể con cái chúng tôi / Sẽ rủ bạn đến một hố bom đã thành ao cá / Cháu sẽ ném vào đấy một sợi chỉ câu / Một sợi chỉ không gây nên sóng nước / Và cháu sẽ giật ra từ màu xanh yên tĩnh / Những con cá bạc / Những con cá mà lũ cá sấu và ó diều không thể tha đi”. Trong ngày chiến thắng huy hoàng kia, dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định vị trí địa lí của mình mà còn dựng lại tất cả những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc mà bọn Mỹ từng phá hoại, đầu độc: “Đấy, đất nước chúng tôi đổ vỡ biết bao lần / Nhưng có Người, những cái mất đi phải trở về hình dáng / Quá khứ được nhìn từ đôi mắt Hôm nay / Và Hôm nay từ đôi mắt Ngày Mai / Chúng tôi sống bằng Tương lai một nửa / Bằng tình yêu vô hạn những con người / Như hôm nay nhìn đất nước cắt đôi / Chúng tôi đã thấy ngày hàn gắn” (Đất nước – Mặt đường khát vọng).

Những vần thơ ông khiến chúng ta từ hình ảnh của thành phố ngày hôm nay mà nhớ về hình ảnh của thành phố ngày hôm qua, đó là những tháng năm không bình yên: Bước chân trên con đường thành phố tuổi thơ ngày nào nhộn nhạo bóng giặc, với rào kẽm gai ngoài đường, với xe Mỹ chẹt ngoài đường… nay đã trở nên tĩnh lặng, những ngôi nhà đổ nát trong sự tàn phá của chiến tranh, nhưng nay trên cái nền của không gian ấy sự sống con người đang hồi sinh: “Bạn ơi / Bạn có nghe tiếng trở mình của thành phố thân yêu”. Trước hiện thực tàn khốc, ác liệt ấy nhà thơ liên tưởng những con đường giục giã bước chân, con đường trở thành biểu tượng của sự tranh đấu, để rồi con đường đó cũng chính là con đường dẫn đến thành công: “Mặt đường gọi : hãy giằng ngay sự sống / Nhanh chân bước, bước chân chúng ta / Mặt đường đưa ta về ngày hội lớn / Độc lập, hòa bình, thống nhất Bắc Nam” (Áo trắng và mặt đường - Mặt đường khát vọng). Nói đến không khí rộn rạo của ngày bóng giặc xuất hiện trên quê hương, nhà thơ sử dụng những hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo: “Thành phố mọc như nấm độc những xnách-ba Mỹ /Mỹ và đĩ”,“Ôi những tiếng kèn như những miếng đờm bay vào bàn tiệc chúng / Những tiếng kèn như một vòng thọng lọng / Riết lấy cổ anh / Treo anh lên giữa tiếng cười nghiêng ngửa” (Con gà đất, cây kèn và khẩu súng).

Nói đến tội ác và sự hủy diệt tàn khốc mà kẻ thù gây ra, Nguyễn Khoa Điềm miêu tả: “Bom vẫn rền xé nát cả trời đêm / Truyền đơn giặc bên đường như xác lá”, hình ảnh quân giặc được hiện lên đầy sinh động: “Trên bến đổ của trăm năm giặc Pháp / Lại những lốt giày kiểu mới dẫm lên / Những lốt giày viễn chinh / Cắt hình răng chó / Cắm ngập vào phù sa đỏ / Những con cá sấu Đại Tây Dương / Trườn lên bờ sông” (Báo động).