MỤC LỤC
Song trước dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản, các chuyên gia kinh tế và chính phủ Nhật Bản nhận định tình trạng giảm phát sẽ được cải thiện hơn đến năm 2011 và đạt mức khoảng -0.5%4.
Tuy nhiên vào ngay phiên hôm sau 15/9, Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên trong 6 năm qua, bán yên ra mua đô la Mỹ vào để ngăn việc tăng giá của đồng yên. Điều này đã giúp tỷ giá JPY/USD tăng điểm mạnh trở lại trong phiên với một cây nến candlestick thân rất dài, với sự thắng thế hoàn toàn của bên mua.
Tuy nhiên cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Như vậy, đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và sang Nhật nói riêng, việc duy trì đồng VND yếu để cải thiện cán cân thương mại có thể chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Như vậy, cần tận dụng cơ hội tăng giá của JPY để tăng xuất khẩu vào Nhật, đồng thời giảm dần nhập siêu, tiến tới lấy lại vị thế xuất siêu đối với thị trường lớn này. Một điểm đáng chú ý là khoản vay bằng JPY tại PPC hay tại nhiều doanh nghiệp khác theo nguồn ODA thường có kỳ hạn dài, có từ 5 - 10 năm, thậm chí lên tới 15 năm. Rủi ro từ biến động tỷ giá theo đó “đeo bám” doanh nghiệp trong một thời gian dài, trong khi khả năng chống đỡ của doanh nghiệp là thụ động, biết trước mà khó tránh.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng chỉ được cung cấp 2 sản phẩm: giao dịch mua bán kì hạn ngoại tệ và hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, trong đó VND là đồng tiền cơ sở. Không chỉ với các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ODA, rủi ro tỷ giá JPY/VND tăng cao cũng khiến nhiều doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các khoản vay thương mại bằng JPY gặp khó khăn. Do vậy, để đề phòng những biến động khó lường của tỷ giá JPY/VND, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ lưỡng đến hiệu quả của các khoản vay bằng JPY, hoặc trong trường sử dụng vốn vay, cần nghĩ đến các công cụ bảo hiểm tỷ giá.
Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố hôm 10/7, ngân hàng trung ương các nước hiện đang giữ một lượng tiền dự trữ bằng đồng bảng Anh trị giá khoảng 115 tỷ USD, tương đương 4% tổng dự trữ ngoại hối của các quốc gia, cao nhất kể từ khi IMF bắt đầu thống kê vào năm 1999. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá các đồng tiền, đặc biệt là tầm ảnh hưởng của chính sách lãi suất trên khắp thế giới, sự mất cân đối thương mại, những điểm khác biệt về tăng trưởng kinh tế và chính sách kiểm soát tiền tệ. Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện những dấu hiệu về một cuộc khủng hoảng tài chính mới lan rộng trong nền kinh tế Mỹ do các ngân hàng tiếp tục thắt chặt các điều kiện cho vay đối với các khoản vay thế chấp, các khoản nợ mua ô tô và các khoản vay tiêu dùng.
24/10/2009, đồng bảng đã rớt giá với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1992, giảm 25%15 giá trị so với USD sau khi thống đốc ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mervyn King đưa ra những nhận xét không mấy khả quan về nền kinh tế, và Thủ tướng Anh Gordon Brown cũng đã chính thức xác nhận rằng suy thoái kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với mức dự báo của các chuyên gia. Nguyên nhân do sự chững lại của GBP/USD trong giai đoạn này đầu tiên phải kể đến là do nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, tiêu biểu là khu vực các nước mới nổi Châu Á và Mỹ; tại Mỹ, sản xuất công nghiệp đã chạm đáy và đang bắt đầu một chu kỳ mới; niềm tin kinh doanh và tiêu dùng đã được cải thiện; thị trường bất động sản cũng đã. Các nhân tố hỗ trợ cần thiết cho quá trình khôi phục tăng trưởng là chính sách tài khóa hiệu quả và các nỗ lực hỗ trợ thị trường tài chính, phản ứng lành mạnh của thị trường tài sản, sự tăng trở lại của hoạt động tồn kho và các đơn hàng về ô tô và hàng tiêu dùng lâu bền.
Sự biến động này tiếp tục được giải thích bởi các con số về lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng ở Anh, cán cân xuất nhập khẩu giữa 2 nước Anh và Mỹ, vấn đề nợ châu Âu, tâm lý nhà đầu tư và những dấu hiệu lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ 2010 (tốc độ tăng trưởng dự báo là 3,2%21). Theo số liệu tháng 6 và 7, Mỹ thâm hụt thương mại đối với Anh, điều này giải thích phần nào lý do khiến tỷ giá tăng trong giai đoạn này, thâm hụt thương mại tác động tới cung cầu ngoại tệ giữa 2 quốc gia, cụ thể là Mỹ thâm hụt thương mại, nghĩa là lượng USD vào Anh tăng, cung USD tăng khiến tỷ giá tăng. Tóm lại, đánh giá về xu thế của tỷ giá GBP/USD về ngắn hạn của thể sẽ tiếp tục tăng, nếu giá vượt qua được dải băng phía trên và làm mở rộng dải băng bollingder thì xu thế tăng sẽ được khẳng định chắc chắn hơn.
Sở dĩ là lãi suất trong ngắn hạn vì lãi suất ngắn hạn ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ hội ăn chênh lệch, vì cơ hội ăn chênh lệch dễ mất đi và các nhà đầu tư cũng thường chỉ căn cứ vào lãi suất ngắn hạn để tìm cơ hội kiếm lời chênh lệch. Hiện nay quan hệ Việt -Anh đang phát triển khá rộng trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, quốc phòng… Anh đã ký với ta hầu hết các hiệp định kinh tế khung; dự kiến đưa Việt Nam thành một trong những nước nhận viện trợ ODA hàng đầu trong khu vực. Các công ty Anh vào Việt Nam sớm (1988-89) nhưng chủ yếu tập trung vào dầu khí (70% tổng đầu tư); đầu tư của Anh bao gồm cả các chi nhánh công ty ở Malaysia, Singapore, Hongkong…nhưng không bao gồm đầu tư của các công ty nước ngoài đăng ký tại British Virgins Islands.
Với diễn biến tình hình cuộc khủng hoảng nợ công đã có phần tích cực, tỷ lệ lạm phát của khu vực các nước liên minh tiền tệ đã giảm xuống 1,6% trong tháng 8/2010 so với tỷ lệ 1,7% của tháng trước, diễn biến này đã cho thấy triển vọng tích cực về lạm phát của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro. Đường Trung bình giản đơn MA25 (màu xanh) vẫn đang có xu hướng xuống, trong khi đó MA12 (màu vàng) đã quay đầu và phục hồi trở lại cho thấy đang có một xu hướng tăng điểm ngắn hạn. Kết thúc phiên 12/9, đường giá EUR/USD =1,2856 đã có tín hiệu vượt lên trên hai đường trung bình càng cho thấy sẽ có một tín hiệu tăng điểm xảy ra.
Việc đường giá EUR/USD chạm dải dưới của dải băng Bollinger vào đợt đầu tháng 6, đã có sự bật lên trở lại qua một loạt phiên tăng điểm. Có một số sự điều chỉnh nhẹ đan xen, song khi đường giá vẫn chưa chạm dải trên và vẫn đang nằm ở khoảng giữa của dải băng thì tín hiệu đi lên vẫn sẽ còn tiếp tục. Như vậy kết hợp các chỉ báo về xu hướng cùng các đường tín hiệu, có thể thấy được xu thế đi lên ngắn hạn khá chắc chắn của tỷ giá EUR/USD.
Đây là những trường hợp đánh giá cơ bản, tuy nhiên xét về biến động của tỷ giá đối với VND ta phải xét đều nhiều yếu tố, chẳng hạn như cán cân thương mại giữa Việt Nam và EU, Mỹ, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất của hai nước, chính sách điều hành tỷ giá…. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, NHNN kiểm soát sự biến động của tỷ giá USD/VND, tỷ giá của các loại ngoại tệ khác quy đổi gián tiếp theo tỷ giá USD với ngoại tệ đó theo tỷ giá quốc tế. Ảnh hưởng của tỷ giá EUR/VND tăng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU cũng như việc tăng cường đầu tư từ khối các nước nước này vào Việt Nam.
EU hiện tại đang là một đối tác đầu tư và thương mại hàng đầu của Việt Nam trong năm 2009, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của các mặt hàng Việt Nam và là nhà đầu tư lớn thứ hai (vốn FDI thực hiện) của Việt Nam. Hiện nay thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do Việt Nam sản xuất, trong đó có những sản phẩm như dệt may, giày dép, chè, cà phê, hạt tiêu, thủy sản và cao su tự nhiên đã chiếm giữ được thị phần đáng kể tại nhiều nước châu Âu cũng như tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng. Từ đó Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi thặng dư thương mại trong quan hệ thương mại hai chiều với EU, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam.