Cấu trúc và chức năng của mô thực vật

MỤC LỤC

Thủy khẩu

Nằm trên lớp tế bào biểu bì, cơ cấu cũng gồm hai tế bào thủy khẩu xếp chừa ra khoảng trống gọi là tiểu khổng. Hoạt động của thủy khẩu mạnh trong điều kiện nóng và ẩm vào những buổi sáng đẹp trời về mùa hè, khi nước trong cây nhiều hay khí trời no nước vào ban đêm, sự trương nước của tế bào to thì thủy khẩu tiết ra nước và làm thành những hạt nhỏ dễ nhận lúc ban mai.

Biểu bì nhiều lớp

Ở họ Menispermaceae, sự tiết nước do thủy bào hình chuông và nằm rãi rác khắp mặt lá.

Mô che chở thứ cấp – mô sube

    Có nhiều cây tầng sinh bần nầy chết đi thì lớp tầng sinh bần mới lại xuất hiện ở sâu hơn bên trong và tất cả những mô nằm phía ngoài tầng sinh bần mới và cả những lớp được hình thành từ trước đều là những lớp tế bào chết, tập hợp tất cả các mô chết bên ngoài tầng sinh bần mới nhất này được gọi là vỏ hay thụ bì thường gặp ở những cây gỗ lớn (thông, sồi, giẽ, lim) thường bị bong ra thành từng mảng. Có thể trong những giai đoạn đầu của sự hình thành, lục bì có thể không tham gia vào chức năng của mô sube, nhưng đối với những loài có chu bì hình thành nhiều lần, những lớp lục bì phía ngoài dần chết đi và tham gia chức năng bảo vệ chung một cách thụ động. Bì khổng xuất hiện khác nhauthường được hình thành nagy vị trí khí khẩu; sự hình thành này có thể đồng thời với sự hình thành chu bì, có thể trước hơn và như thế, lúc đó sự hình thành chu bì bắt đầu bằng sự hình thành bì khổng.

    NHU MÔ

    Tính chất của nhu mô

    Bì khổng có ở thân, rễ, đôi khi gặp ở cuống lá, gân chính … Đó là những nốt lốm đốm sần sùi, có khi rất nhiều, có dạng chấm hoặc đường nứt ngắn lớn, dễ phân biệt bằng mắt thường. Sau khi phân chia xong thì chất nguyên sinh thường chết đi, những tế bào này hình thành nhóm tế bào của mô bổ sung chiếm đầy phòng dưới khẩu, xé rách biểu bì và có phần phình ra ngoài. Tế bào bổ sung ở phía ngoài mặt nơi tiếp xúc với khí quyển sẽ chết đi và bong ra, và lại được thay thế bởi những tế bào mới do tầng sinh bần sinh ra.

    Phân loại

      Trái lại, ở cây họ Hòa bản, một số cây có lá mọc đứng hay mọc thòng (khuynh diệp), hai mặt lá có cấu tạo hoặc lục mô hình hàng rào hoặc lục mô khuyết: lá có cấu tạo đẳng diện. Nhu mô dự trữ có thể có ở các vị trí khác nhau trong cây và có nhiều nguồn gốc khác nhau, thường có trong phần tủy của cơ quan như thân, rễ, quả, hột, hay trong phần vỏ của cơ quan trên mặt đất. Các chất dự trữ thường là carbohydrat, tinh bột, protid, dầu, muối, sắc tố, acid hữu cơ, nước … Acid citric có trong tế bào nhu mô ở vỏ cam, chanh.

      MÔ NÂNG ĐỞ

      • Cương mô / mô cứng

        Sự dày lên của vách tế bào giao mô là một quá trình khá phức tạp, thường gặp ở những bộ phận cơ quan non, sự dày lên của vách giao mô không như nhau ở các cây khác nhau, nhưng tất cả đều có một tính chất đặc biệt là sự dày lên của vách được tiến hành đồng thời với sự lớn lên của tế bào theo chiều dài. Trong thân cây song tử diệp có sự sinh trưởng thứ cấp, sợi thường ở lớp ngoài cùng của libe sơ cấp (cây lanh) làm thành những dải hay đai nối nhau; có khi có cả trong libe thứ cấp (cây gai, bông bụp …); ở cây song tử diệp không có sự sinh trưởng thứ cấp thì sợi có thể có cả ở trong và phía ngoài của bó libe gỗ. Sợi libe ở trạng thái còn non đang trong thời kỳ lớn lên, các tế bào còn chất nguyên sinh ở trạng thái sống và hoạt động với nhiều nhân bên trong, có thể có hạt tinh bột; ở trạng thái trưởng thành, chất nguyên sinh chết đi, vách tế bào phát triển rất dày làm cho xoang tế bào hẹp lại có khi gần như mất hẳn; sợi đã hình thành xong.

        MÔ DẪN TRUYỀN

        Mô gỗ

          Mô gỗ là thành phần chính của thực vật có mạch; tính chất đặc trưng của mô gỗ là sự có mặt của các yếu tố mạch dẫn thích nghi với việc vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan trong đó được rễ hấp thu qua thân và đem lên lá (dòng đi lên), đôi khi mô gỗ cũng tham gia vận chuyển các chất hữu cơ đi xuống; một số các yếu tố khác của mô gỗ có thể làm nhiệm vụ dự trữ cho cây. Đối với đại bộ phận thực vật, gỗ chiếm phần chủ yếu về khối lượng trong các cơ quan dinh dưỡng, nhất là đối với các cây gỗ thì phần gỗ có khi chiếm đến 80 - 90% khối lượng; do đó bên cạnh chức năng dẫn truyền, gỗ có vai trò rất lớn trong hệ thống chống đỡ cơ học của cây. Mạch vòng, mạch xoắn, mạch vòng xoắn là kiểu đơn giản và nguyên thủy nhất của các kiểu dày lên của vách tế bào hậu lập trong quá trình phát triển, sự dày lên chiếm càng nhiều chỗ hơn trên vách hậu lập của tế bào để cuối cùng chỉ còn chừa lại những điểm nhỏ bằng celuloz trên vách của mạch điểm.

          Mô libe

            Đó là những tế bào sống, vách dày bằng celuloz; chất nguyên sinh của tế bào tồn tại ở trạng thái sống rất lâu làm thành lớp mỏng sát vách tế bào, nhưng nhân bị thoái hóa và biến mất rất sớm trong quá trình chuyên hóa của tế bào; thủy thể to lúc tế bào còn non và cũng biến mất lần khi tế bào chuyên hóa, lạp vẫn còn và mạng nội chất nhiều. Những nhóm thực vật không có cấu tạo thứ cấp thì libe sau thường sẽ được giữ lại trong suốt đời sống của cây; trái lại ở những cây có cơ cấu thứ cấp thì libe sau tồn tại và hoạt động trước khi tầng phát sinh được hình thành và phân hóa thành libe thứ cấp, lúc đó libe sau mất khả năng dẫn truyền và bị tiêu hủy đi. Thường libe thứ cấp chỉ hoạt động trong một mùa dinh dưỡng; những cây sống trong vùng nhiệt đới có thời gian sống và hoạt động kéo dài hơn, ở đây sự phân hóa của tầng phát sinh là liên tục nên các yếu tố sản phẩm hoạt động của tầng phát sinh cũng liên tục được tạo thành và liên tục mất đi.

            Hình dạng của ống sàng trên lát cắt ngang và cắt dọc,  độ dày của vách tế  bào, kích thước của cả thành phần  ống sàng rất khác nhau ở các thực vật khác  nhau; đặc biệt sự khác nhau thể hiện cả ở các tấm sàng, cách sắp xếp của chúng  cũng như khác nhau về
            Hình dạng của ống sàng trên lát cắt ngang và cắt dọc, độ dày của vách tế bào, kích thước của cả thành phần ống sàng rất khác nhau ở các thực vật khác nhau; đặc biệt sự khác nhau thể hiện cả ở các tấm sàng, cách sắp xếp của chúng cũng như khác nhau về

            Các bó mạch dẫn

            Trong giai đoạn phát triển về sau của phần lớn cây song tử diệp và cây Hột trần, hệ thống dẫn thường dính nhau làm thành một trụ liên tục; trái lại ở cây đơn tử diệp các bó libe gỗ rời nhau có thể xếp trên một hay nhiều đồng tâm và giữ suốt quá trình sống của cây. Trong các bó, có khi đủ cả mô libe và mô gỗ, nhưng ở một số trường hợp, có khi chỉ có gỗ hoặc chỉ có libe và lúc đó các bó được gọi bó mạch thiếu, thường gặp ở rễ các cây đơn tử diệp và trong cấu tạo sơ cấp một số ít rễ cây song tử diệp. Đôi khi có thể có bó libe nằm bên trong bó gỗ và gọi kiểu chồng chất kép ở họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Cúc (Asteraceae) …chỉ có tầng phát sinh giữa bó gỗ và bó libe ngoài là hoạt động, tầng phát sinh trong không có nếu có thì chỉ có vài lớp tế bào.

            MÔ TIẾT

            Mô tiết nằm bên ngoài cơ quan 1. Lông tiết

              Ở rau cần dày lá, chất tiết nằm bên trong tế bào tiết khi lông tiết còn non; khi lông tiết già, chất tiết được phóng thích ra ngoài làm thành khối hình cầu giữa lớp cutin và tế bào tiết bên dưới. - Nhiều đáy tiểu nhị có tuyến tiết mật, gặp ở trà, nho biển, Geraniales … Trong cây Malpighia, Hyptage, có một hay nhiều tuyến dài nằm phía ngoài đài hoa, ở bụp Hibiscus rosa- sinensis có một tuyến hình vòng nằm bên trong đài hoa. Một số cây có hương thơm được tiết ra từ những tuyến thơm (họ Thiên lý Asclepiadaceae), Ráy (Araceae), Lan (Orchidaceae) … Tuyến thơm có thể được phân hóa từ các phần khác nhau của hoa, hương thơm thường là các chất tinh dầu.

              Mô tiết bên trong cơ quan 1. Tế bào tiết

                Ở lát cắt ngang, số tế bào tiết thay đổi tùy loài: 3, 4 ở cà rốt, rất nhiều tế bào tiết và xoang ống tiết rất to như ở xoài.Vị trí ống tiết trong thân thay đổi tùy loài, nhưng vị trí này nhất định và đặc sắc trong cùng một loài. Là những tế bào hay ống tiết đặc biệt mà chất tiết thường là một nhũ dịch (nhũ tương) trắng, đôi khi có màu (Chelidonium) nhưng ít khi trong (gặp ở vài loài trong họ Thiên lý Asclepiadaceae). Nhũ dịch thường là một nhũ tương trắng chứa nhiều nước, bên trong có các chất lơ lững như: glucid, đường (họ Cúc), tanin ở chuối Musa, acid hữu cơ, lipid ở Ficus callosa, alcaloid ở thuốc phiện Papaver, tinh dầu terpen, resin, phân hóa tố papainaz ở đu đủ ….