MỤC LỤC
Ưu điểm: so với hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa, hàm khung đem lại hiệu quả ăn nhai, phát âm tốt hơn do hạn chế sự chuyển động tự do của phục hình nhờ một khối đúc với các móc, tựa ở các răng thật, gọn hơn, lực nhai được truyền lên cả răng trụ và sống hàm. Chính vì vậy nó giúp cho việc điều trị phục hình hàm khung có kết quả tốt hơn ở tất cả các giai đoạn: chẩn đoán, lên răng, chỉnh sai lệch khớp cắn trong quá trình vào múp và trùng hợp nhựa, chỉnh khớp bằng phương pháp gắn lại hàm khung lên càng nhai.
Hiệu quả điều trị mất răng từng phần bằng hàm khung Hiệu quả phục hồi chức năng: ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. - Nhược điểm: do chỉ tựa vào sống hàm còn lại nghèo nàn nên lực nhai kém hàm khung, ổn định và lưu giữ kém, cồng kềnh và xê dịch nhiều tạo cảm giác bất ổn cho bệnh nhân.
+ Sự co kéo các cơ khi bị mất nhiều mô mềm ở bên thương tổn làm hàm giả không ổn định. + Lưu giữ ở phía ngoài, trong hoặc cả hai, không nên quá giới hạn nâng đỡ của tổ chức quanh răng.
Các Implant được sử dụng là những Implant được xử lý bề mặt bằng Hydroxy apatite, bởi vì có những bằng chứng chứng minh rằng loại này giúp tăng tỷ lệ thành công ở những người hút thuốc nặng, và sớm đạt được sự tích hợp xương do có tính dẫn xương. Vùng xương bị cắt Số bệnh nhân Nam Nữ Vùng xương tái tạo Xạ trị Implants Implant ở xương ghép Implant ở xương còn lại Implant ở vùng xạ trị Implant tích hợp xương Implant bị hỏng.
+ Răng cửa: quan trọng nhất là móc chữ I: làm sạch tốt, di chuyển chức năng thụ động khi phục hình kéo dài phía xa, thẩm mỹ tốt, tiếp xúc với răng tối thiểu, đặt chính xác tiếp xúc lưu giữ, ảnh hưởng tối thiểu đến đường vòng tự nhiên của răng. 36 bệnh nhân tham gia nghiên cứu trong đó 23 bệnh nhân được làm phục hình truyền thống (7 bệnh nhân mất răng toàn bộ: hàm nhựa Acrylic, 16 mất răng bán phần: hàm khung), 13 bệnh nhân phục hình trên Implant (3 người mất răng toàn bộ, 10 người mất răng bán phần).
- Bệnh lý phẫu thuật và ghép xương (có đối chiếu bệnh án được lưu tại phòng hồ sơ của viện): lý do mổ theo chẩn đoán trước mổ và kết quả giải phẫu bệnh, thời gian mổ, đoạn xương khuyết hổng, phương pháp ghép xương, biến chứng sau mổ. - Chức năng sau mổ: ăn nhai, phát âm, cử động lưỡi, cử động há ngậm miệng, hô hấp, bài tiết nước bọt, cảm giác vùng hàm dưới bên phẫu thuật. - Chấn thương mô mềm trong quá trình ăn nhai sau mổ: môi, má, lưỡi. - Nguyên nhân mất răng khác ngoài nguyên nhân phẫu thuật, nếu có thì thời gian mất răng. - Đã làm phục hình chưa? Nếu có thì loại gì? Thời gian sử dụng? Lý do thay hàm?. - Thói quen nhai hiện nay: thức ăn là cứng, dính, dai, trung bình hay mềm. - Các bệnh răng miệng đã điều trị: sâu răng, tủy răng, cuống răng, viêm lợi, viêm quanh răng, chấn thương răng. - Các bệnh toàn thân khác liên quan đến tình trạng răng miệng đặc biệt là bệnh tiểu đường. - Thói quen vệ sinh răng miệng: lấy cao răng, dùng chỉ tơ nha khoa, chải răng. - Đánh giá sự cân đối khuôn mặt, hình dáng khuôn mặt, sẹo, rãnh môi, góc hàm, cành ngang, tầng mặt dưới qua nhìn thẳng và nhìn nghiêng. Một số trường hợp do cơ nhai biến đổi thì nhìn nghiêng mới đánh giá được góc hàm lồi hay lừm. Khuôn mặt bệnh nhân nhìn thẳng khi ngậm miệng và há miệng tối đa. - Khớp thái dương hàm: tiếng kêu khi vận động, biên độ vận động của lồi cầu. - Sự lệch điểm giữa môi và răng hàm trên – hàm dưới khi há miệng tối đa. - Đường há ngậm miệng theo sơ đồ Posselt về sự vận động của xương hàm dưới: há miệng hết cỡ, ngậm miệng, độ há miệng. b) Khám trong miệng đánh giá tình trạng răng miệng. - Đệm hàm bằng nhựa mềm (Sofline) (Tokuyama Dental – Tokyo, Nhật Bản). Cách sử dụng nhựa mềm:. Chuẩn bị hàm: rửa sạch hàm bằng xà phòng và nước, tạo bám dính bằng cách lấy bớt một lớp nhựa ở vùng biên giới khoảng 1 - 2mm bằng mũi Carbide. Chuẩn bị nhựa: lấy lượng chất xúc tác và nền bằng nhau bằng súng bơm cao su hai ống, trộn lẫn bằng que nhựa trên giấy bóng trộn cement hoặc kính sạch. Bôi một lớp Primer mỏng đều lên toàn bộ nền hàm, xì khô cho đến khi không nhìn thấy chất lỏng trên bề mặt. Bệnh nhân súc miệng sạch, cho nhựa vào hàm, bệnh nhân cắn lại đúng khớp cắn trung tâm hai phút cho nhựa khô rồi lấy hàm ra. Dặn bệnh nhân sau 24 giờ nhựa mới cứng hẳn và rửa hàm hàng ngày bằng dung dịch ngâm hàm hoặc bằng nước thường. - Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng và bảo quản hàm. - Khám sau khi lắp hàm khung:. Đánh giá kết quả điều trị phục hình bằng hàm khung a) Đánh giá ngay sau khi lắp hàm khung. Dựa vào ba tiêu chí đánh giá hàm khung:. Wagner [86] sự lưu giữ của hàm khung là chống lại sự bật hàm ra khỏi vị trí khi bệnh nhân ăn nhai, nói, há miệng to. - Khớp cắn: sự chạm khớp của các răng giả với răng đối diện ở tư thế khớp cắn trung tâm. - Thẩm mỹ: sự phục hồi thẩm mỹ khuôn mặt. Mầu sắc, hình thể và cung răng phù hợp với bệnh nhân. Tiêu chí đánh giá ngay sau khi lắp hàm khung [87]. Tiêu chí Tốt Khá Trung bình. Hàm khung không bị bật ra khỏi vị trí khi bệnh nhân há miệng to. Hàm khung không bị bật ra khỏi vị trí khi bệnh nhân há miệng ít. Hàm khung bật ra khỏi vị trí khi bệnh nhân há miệng ít. Tất cả răng giả và răng thật chạm khớp đối diện tốt ở khớp cắn trung tâm. Có 1-2 răng giả không có chạm khớp đối diện ở khớp cắn trung tâm. Có nhiều hơn 2 răng không chạm khớp ở khớp cắn trung tâm. Khuôn mặt cân đối rừ. Khụng bị lộ móc hoặc lộ ít khi cười, nói lớn. Răng giả phù hợp với răng thật về mầu sắc, hình dáng. Khuôn mặt không khỏc biệt rừ sau lắp hàm, răng giả, móc lộ khi cười, nói há miệng lớn. Răng giả tương đối phù hợp với răng thật về mầu sắc, hình dáng. Khuôn mặt không khác biệt rừ sau lắp hàm, răng giả, móc lộ khi cười, nói há miệng nhỏ. Đánh giá chung, được phân thành ba mức độ: tốt, khá, trung bình. * Dựa vào các yếu tố và thời gian phải sửa chữa khi lắp hàm. Chỉnh sửa khớp cắn: so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân, nhóm dùng càng cắn lên răng và nhóm dùng càng nhai Quick-Master. + Số răng giả cần chỉnh khớp ở khớp cắn trung tâm. + Số bệnh nhân lắp hàm khung cần chỉnh khớp khi đưa hàm dưới chuyển động sang bên. + Số bệnh nhân lắp hàm khung cần chỉnh khớp khi đưa hàm dưới chuyển động ra trước. + Sự chạm khớp của răng giả ở vị trí khớp cắn trung tâm. + Thời gian chỉnh khớp khi lắp hàm. * Chỉnh sửa nền hàm: dùng alginate lỏng để kiểm tra sự khít sát của nền hàm. b) Đánh giá kết quả sau khi bệnh nhân mang hàm khung được 2 tuần. * Đánh giá sự thích nghi hàm và chức năng nhai theo bảng sau:. Tiêu chí đánh giá sau khi lắp hàm khung được 2 tuần. Tốt Khá Kém. Cảm giác khi đeo hàm. Hàm khung thích nghi tốt, không vướng, không gây khó chịu, không tăng tiết nước bọt khi mang hàm. Bệnh nhân có cảm giác vướng nhưng. chấp nhận được. Bệnh nhân có cảm giác khó chịu khi mang hàm. Phát âm Phát âm gần như bình thường. Phát âm ngọng khi mang hàm. Phát âm khó khi mang hàm Chức năng nhai Tất cả các loại thịt,. c) Đánh giá kết quả sau khi bệnh nhân mang hàm khung được 1 tháng. Bảng đánh giá chất lượng cuộc sống theo Albert [88]. d) Đánh giá kết quả sau khi bệnh nhân mang hàm được 6 tháng.
Tiêu chí về bệnh lý phẫu thuật nguyên nhân gây khuyết hổng xương hàm dưới có tái phát hay không.
Nhận xét: Có 81,8% bệnh nhân thỉnh thoảng có hiện tượng cắn phải lưỡi, má, môi khi ăn nhai; chỉ có 6,1% bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu không có hiện tượng này. Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân có hình dạng cung hàm thẳng và không tương xứng với cung hàm bên cạnh (87,9%); 75,8% bệnh nhân có sống hàm thấp hơn sàn miệng.
Nhận xét: Nhu cầu chỉnh khớp khi hàm dưới chuyển động sang bên ở các bệnh nhân được lên răng bằng càng cắn khác càng nhai có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nhận xét: Đa số các bệnh nhân lấy khuôn từng phần + khoảng phục hình bằng silicone có chức năng nhai ở mức trung bình (50%), còn các bệnh nhân lấy khuôn từng phần + khoảng phục hình bằng hợp chất nhiệt dẻo thì đa số ăn nhai ở mức khá (45,5%).
Theo kết quả của bảng 3.17 những bệnh nhân có sống hàm thuận lợi cho phục hình, chịu lực tốt thì có yên hàm khung dạng lưới: có 7/33 bệnh nhân (21,21%), trường hợp bệnh nhân có sống hàm không thuận lợi nhưng đoạn mất răng ngắn thì được làm yên dạng mắt cáo (thanh đan) có 9/33 bệnh nhân (27,27%), những trường hợp bệnh nhân có sống hàm không thuận lợi hẹp theo chiều ngang, đoạn mất răng dài cần yên cứng chắc để hạn chế chống lại sự xoắn vặn của nối chính thì làm yên dạng thanh đơn có đầu đinh: có 17/33 bệnh nhân (chiếm 51,51%). Ngoài việc phỏng vấn bệnh nhân câu hỏi trực tiếp về sự thích nghi hàm khung, tại thời điểm 1 tháng sau lắp hàm, nghiên cứu cũng sử dụng các câu hỏi gián tiếp đánh giá sự thích nghi hàm như cảm giác của bệnh nhân về sự ổn định hàm trong miệng, hiệu quả ăn nhai có tự nhiên như mong muốn, chất lượng phát âm so sánh giữa trước và sau đeo hàm, bệnh nhân có tự tin giao tiếp không… Theo kết quả của bảng 3.23 và 3.24 thì các tiêu chí đánh giá sự ổn định hàm khung trong miệng ở mức tốt chiếm 21,2%, khá chiếm 51,5%.