MỤC LỤC
- Các đặc điểm về ngữ âm, hình thái - cấu trúc và ngữ nghĩa của các yếu tố Hán - Nhật; những điểm tương đồng và dị biệt giữa yếu tố Hán - Nhật và yếu tố Hán - Việt trên các bình diện trên. - Nêu những đặc điểm hình thái cụ thể của các yếu tố Hán - Nhật (khả năng độc lập, phụ thuộc, vừa độc lập vừa phụ thuộc; khả năng tạo từ), xác định từ loại, phạm vi nghĩa của các yếu tố Hán - Nhật độc lập (từ Hán - Nhật đơn tự).
Ngoài ra, chúng tôi hi vọng luận án có thể có những điểm mang tính gợi mở thêm những hướng đi khác cho các nghiên cứu tiếp sau.
Từ thời trung cổ đến trung đại, tiếng Nhật đã du nhập các từ ngoại lai chủ yếu qua con đường ngoại giao đi sứ Trung Quốc, học đạo Thiền, đạo Phật (thời trung cổ) của các nhà sư Nhật Bản nên các từ vay mượn thời kì này chủ yếu là các từ Hán có liên quan đến văn hóa Trung Hoa, đạo Thiền và đạo Phật (các từ dùng trong kinh Phật, hoặc các từ chỉ vật dụng trong chùa). Tiếp xúc trong tiếp xúc ngôn ngữ được Nguyễn Văn Khang đề cập đến với hai khía cạnh: thứ nhất, là sự tiếp xúc ở mặt cấu trúc – là “mối quan hệ tương tác”, “sự tác động lẫn nhau giữa hai hoặc hơn hai ngôn ngữ trong bộ óc của một người” (làm nảy sinh ảnh hưởng về mặt cấu trúc, tạo ra sự vay mượn, “thẩm thấu” các thành phần, phương thức, thay đổi các qui tắc, hệ thống và cấu trúc, có thể làm nảy sinh một ngôn ngữ mới); thứ hai, là “sự tiếp xúc ở mặt ứng dụng”, gây “hiện tượng đa ngữ” khi sử dụng đồng thời hoặc thay thế [25, tr.30].
Trong tiếng Nhật, một yếu tố Hán được sử dụng cả âm (âm Hán - Nhật) và nghĩa khi là thành tố cấu tạo các từ Hán - Nhật đa tự, hoặc có thể được sử dụng độc lập như một từ Hán - Nhật đơn tự, hoặc có thể được sử dụng như từ Nhật (lúc này được đọc theo âm Nhật và có sử dụng chữ hiragana để ghi thêm các âm tiết hoặc đuôi biến đổi hình thái của từ đó nếu cần thiết). Ví dụ: 栓 [seN] thuyên (“then, chốt cài, nắp chai”), trong tiếng Nhật cũng là danh từ Hán - Nhật đơn tự nhưng chỉ dùng nghĩa “nắp chai”; 本 [hoN] bản trong tiếng Nhật là trợ số từ để chỉ “vật hình trụ dài”, 奥 [oo] áo trong tiếng Hán có nghĩa “sâu xa, khó hiểu, xó nhà”, trong tiếng Nhật được sử dụng kết hợp với phụ tố [~saN] trở thành từ dùng để gọi “vợ của người khác” một cách trang trọng, lịch sự.
Trải qua các thời kì lịch sử, các yếu tố Hán không những được Nhật hóa về mặt ngữ âm, hình thái - cấu trúc, ngữ nghĩa, mà còn hình thành một lớp từ hoạt động một cách hệ thống được sử dụng trong tiếng Nhật như là các yếu tố tạo từ cơ bản làm phong phú cho từ vựng tiếng Nhật. Đặc điểm và mức độ đồng hóa của lớp từ Hán trong cả hai ngôn ngữ có những điểm chung nhất định bởi tính phổ quát của hiện tượng tiếp xúc cũng như sự vay mượn từ vựng nói chung và một số điểm gần nhau trong lịch sử tiếp xúc với dân tộc Hán, với nền văn hóa Hán.
Lí do chính của nhiều nét tương ứng về mặt ngữ âm, đặc biệt là sự tương ứng của hệ thống âm đầu và nguyên âm là sự du nhập các yếu tố Hán từ cùng một nguồn gốc - phương ngữ Trường An (Trung Hoa) đời Đường và thời điểm du nhập này cũng là lúc hệ thống cách đọc các yếu tố mượn Hán được định hình một cách cơ bản trong cả hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, do cùng xuất phát từ một nguồn gốc nên ngay trong bản thân những điểm khác nhau có những sự tương ứng nhất định, chẳng hạn như đặc điểm đồng hóa các phụ âm cuối trong cách đọc Hán - Nhật và cách đọc Hán - Việt có sự đối ứng.
Do đó, trong luận án này, chúng tôi giữ nguyên tên gọi thân từ phái sinh cho các yếu tố ghép với phụ tố biểu thị phép xã giao, tách nhóm bao gồm các yếu tố ghép với phụ tố hình thái (trở thành động từ, tính từ, phó từ, từ. bổ nghĩa liên thể), xếp vào nhóm căn tố độc lập và gọi là căn tố độc lập tương đối (do cần gắn thêm phụ tố hình thái). Về điểm này, chúng tôi đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Văn Khang khi cho rằng những đơn vị đơn tiết Hán - Việt chỉ tồn tại trong các đơn vị đa tiết mượn nguyên khối từ tiếng Hán (tức là cho đến nay, chúng chưa có khả năng tạo ra các đơn vị đa tiết Hán - Việt”); trong tiếng Việt, những đơn vị này chiếm khoảng 5%. Điều này chứng tỏ sự cần thiết cũng như khả năng tham gia tích cực trong việc tạo từ của các yếu tố Hán trong hệ thống từ vựng tiếng Nhật và tiếng Việt. Sự thay đổi cương vị ngữ pháp của các yếu tố Hán - Nhật. Trong các yếu tố Hán - Nhật có một bộ phận không nhỏ các yếu tố có thể hoạt động độc lập như từ và cũng có thể tham gia tạo từ; bên cạnh đó, hầu hết các yếu tố Hán - Nhật đều tham gia tạo từ. Chính những khả năng này là biểu hiện về sự thay đổi cương vị ngữ pháp của các yếu tố Hán - Nhật. Kết quả khảo sát cho thấy, sự đồng hóa các yếu tố Hán - Nhật đã làm thay đổi cương vị ngữ pháp của các yếu tố này. Sự thay đổi cương vị ngữ pháp có thể diễn ra theo hai chiều: giáng cấp cương vị ngữ pháp từ cấp độ từ chuyển xuống cấp độ hình vị hoặc tăng cấp cương vị ngữ pháp từ hình vị lên từ [25, tr.174).
Bên cạnh đó, trong tiếng Việt, phép thế được coi là phương thức tạo từ làm phong phú cho từ vựng tiếng Việt, có thể tạo nên sự cùng tồn tại các cặp từ Hán - Việt đa tiết và giữa chúng thường có sự khác nhau về sắc thái sử dụng [25, tr.182]. Bên cạnh đó, do có những sự tương đồng và khác biệt về trật tự từ đối với tiếng Hán nên các từ Hán - Nhật song tự và các từ Hán - Việt đa tiết mượn nguyên khối có những cách thức đồng hóa khác nhau, đó là: thay đổi cương vị ngữ pháp (theo chiều tăng cấp và giáng cấp), chuyển loại, thay đổi trật tự các thành tố trong từ.
Chẳng hạn, trong tiếng Nhật chỉ mượn hai yếu tố 氷, 雪 trên phương diện chữ viết (chữ Hán) để viết các từ Nhật có sẵn chỉ hiện tượng tự nhiên là “băng”, “tuyết”; tiếng Việt vay mượn các từ băng, tuyết trên cả phương diện nghĩa và âm (tức là âm Hán đã được đồng hóa) vì đây là các từ chỉ những hiện tượng tự nhiên không xảy ra ở Việt Nam. Lượng từ Hán - Việt đơn tiết chỉ vật dụng hàng ngày, chỉ thân thể chiếm số lượng rất lớn trong tiếng Việt là kết quả ảnh hưởng của sự đồng hóa trong suốt thời kì Bắc thuộc và sức lan tỏa ảnh hưởng của Hán tự nói riêng và văn hóa Trung Hoa nói chung trong suốt quá trình lịch sử tiếp xúc Hán Việt trực tiếp và lâu dài qua con đường khẩu ngữ (đời sống sinh hoạt hàng ngày) và sách vở, trường học.
Theo kết quả khảo sát, nghĩa của các từ này phân bố rải rác theo các phạm vi nghĩa khác nhau: hành động/động tác của con người trong đời sống hàng ngày (ví dụ: “ngồi, uống trà, nghỉ ngơi, ghi chép, cảm ơn, chúc mừng”, ..); các hoạt động lao động/sản xuất, hoạt động tư duy (ví dụ: 閲 duyệt trong 草案を閲する “xem xét bản thảo”,議 nghị trong 外交問題を議する“tranh luận các vấn đề ngoại giao”; các động từ biểu hiện hành động trông mong, chờ đợi; các động từ chỉ cảm giác, các từ liên quan đến công việc hành chính (Phụ lục 4). Trong các tác phẩm văn học của Murasaki - người được coi là “nữ sĩ thiên tài đã có những cống hiến lớn lao trong việc làm giàu ngôn ngữ dân tộc” (tiếng Nhật) của nền văn học Nhật Bản thế kỉ thứ IX - được “viết bằng tiếng mẹ đẻ” “có nhiều đoạn tả màu sắc” của các đồ vật trong cung và trang phục của các nhân vật trong triều đình Nhật thời đó cho thấy “thị hiếu của người Nhật đối với hỡnh thự và màu sắc mà qua đú cũn cú thể hiểu rừ thờm quỏ trỡnh phỏt triển tiếng mẹ đẻ của dân tộc Nhật”.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy, các từ này trong tiếng Việt, bên cạnh các yếu tố có khả năng hoạt động độc lập cao (ví dụ: sách. trong quyển sách, sách cấm, sách hướng dẫn, sách vở/mọt sách, sử sách, ..), hầu hết trong số này đều xuất hiện trong các ngữ cảnh hạn chế (ví dụ: kiện trong kiện hàng, đóng kiện) hoặc trong các từ có mô hình đã Việt hóa (ví dụ: hồi回 trong một hồi, liên hồi; đầu頭 trong đầu rồng, đầu dõy, chải đầu, đầu ngừ, đầu làng, đầu giờ chiều, ..). Sự thu hẹp nghĩa có nhiều xu hướng khác nhau: khi là từ thì các yếu tố Hán trong cả hai ngôn ngữ (tiếng Nhật và tiếng Việt) chỉ được sử dụng với một hoặc một vài nghĩa trong nghĩa gốc, hoặc chỉ được dùng với nghĩa phát triển từ nghĩa gốc. Sự mở rộng nghĩa của từ Hán - Nhật đơn tự. Mở rộng nghĩa được quan niệm là “việc các nét nghĩa được mở rộng cách dùng hoặc thêm các nghĩa mới” [25. Sự mở rộng ý nghĩa là là hệ quả của. Trong các từ Hán - Nhật đơn tự cũng xảy ra hiện tượng này. có hiệu quả, có kết quả đúng).
Tuy nhiên, do các đặc thù về loại hình học và hệ thống từ vựng của hai ngôn ngữ nên mặc dù cùng vay mượn một hệ thống các yếu tố Hán nhưng trong từng ngôn ngữ xuất hiện những đơn vị từ vựng mượn Hán khác nhau (sự phân bố từ khác nhau trong các trường từ vựng - ngữ nghĩa) do mức độ đồng hóa khác nhau. Đặc biệt, số lượng và sự phân bố theo các trường từ vựng - ngữ nghĩa của các từ Hán - Nhật đơn tự và từ Hán - Việt đơn tiết (đơn vị có giá trị trong việc thể hiện mức độ đồng hóa của các yếu tố mượn Hán trong hai ngôn ngữ) cũng có nhiều điểm khác nhau.