Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty May Thăng Long và định hướng phát triển

MỤC LỤC

2 .Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty : Đối với công ty may Thăng Long hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tại công ty

Trong những năm qua công ty gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực cho nên nhập khẩu từ những thị trường xuất khẩu không hạn ngạch chính của doanh nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Tuy nhiên kể từ khi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU thì cơ hội mở rộng thị trường của công ty được mở ra. Do đó kim ngạch xuất khẩu của công ty không phải giảm đi mà còn tăng lên rất nhiều , đây là xu hướng tốt mà công ty cần phát huy.

Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng trọng điểm của công ty

    Đặc biệt là mặt hàng áo sơmi, quần các loại và sản phẩm dệt kim .Điều này chứng tỏ năng suất lao động của công ty không ngừng tăng lên và DN luôn chú trọng mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh. Áo sơmi nam là mặt hàng truyền thống của công ty.Công ty may Thăng Long rất có uy tín trong sản xuất và gia công các loại áo sơmi nam các chất cotton, vải Jeen, vải Visco.Trước đây mỗi năm công ty xuất khẩu sang thị trường các nước đông Âu và Pháp khoảng 300.000 chiếc, một vài năm trước tuy lượng áo sơmi nam có giảm đôi chút nhưng giá gia công hay giá sản phẩm tăng lên do chất lượng áo nâng lên rất nhiều, kiểu dáng đẹp rất được khách hàng ưa chuộng. Điều này cho thấy DN đã đầu tư rất lớn vào máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ quản lí và tay nghề cho người lao động để sản xuất có hiệu quả hơn.

    Điều này chứng tỏ mặt hàng này của công ty vẫn rất được chú trọng vào đầu tư phát triển mở rộng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ vì thị phần của sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu xuất khẩu. Trong thời gian tới nếu các công ty sản xuất vải trong nước nâng cao chất lượng hơn nữa vải Jean ,đồng thời công ty may Thăng Long thiết kế kiểu dáng phù hợp với thị trường trong nước thì mặt hàng quần Jean của công ty chắc chắn sẽ tiêu thụ được một lượng khá lớn ngay tại thị trường nội địa với nhu cầu quần áo Jean khá cao đặc biệt với giới trẻ. Hiện nay công tyu đang triển khai tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu để có thể chủ động sản xuất hàng dệt kim và chuyển sang bán đứt mặt hàng này để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

    Tuy nhiên trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu thị trường và phát triển các loại mặt hàng làm cho sản phẩm của công ty ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trườngvà nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp. Trong những năm qua, công ty may Thăng Long đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở thị trường các nước trên thế giới. Hiện nay công ty có quan hệ hợp tác với nhiều công ty, khách hàng nước ngoài và sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu trên 40 nước trên thế giới như : Đông Âu, EU, Nhật Bản, Pháp, Mỹ.

    Đơn vị :1000 USD

    Phân tích hoạt động xuất khẩu theo các hình thức xuất khẩu

      Hiện nay công ty áp dụng 2 hình thức kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc chính đó là: xuất khẩu trực tiếp và gia công hàng may mặc xuất khẩu. Thực chất của xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc tại công ty là việc mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ ra thị trường nước ngoài. Do vậy trong thời gian tới công ty đang tìm mọi biện pháp để phát triển phương thức xuất khẩu trực tiếp vì doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang là mục tiêu của doanh nghiệp.

      Tuy nhiên muốn làm hàng bán POB trước hết công ty phảI nắm chắc thông tin về thị trường ,về nhu cầu ,về giá cả thị trường thông tin về khách hàng .Trong quá trình thực hiện hợp đồng phảI giữ chữ tín đối với khách hàng bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm ,tiến độ giao hàng và giá cạnh tranh. Song song với hình thức xuất khẩu trực tiếp Công ty vẫn tiếp tục duy trì hình thức gia công để luôn luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và giữ được các mối quan hệ làm ăn từ trước đến nay. Do làm gia công nên công ty luôn luôn bị động và hiệu quả kinh tế nhìn chung là thấp.Do đó công ty may Thăng Long đã nhanh chóng dần chuyển sang kinh doanh với hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm.

      Tuy nhiên do điều kiện thực tế của công ty may Thăng Long chưa thể chuyển sang hoàn toàn sản xuất theo kiểu mua nguyên liệu, bán thành phẩm và vì những ưu điểm của phương thức gia công trong thị trường may mặc xuất khẩu nưóc ta hiện nay nên Công ty vẫn duy trì hình thức này. Thông qua bảng doanh thu về xuất khẩu ta thấy kết quả theo hình thức gia công rất lớn .Doanh thu về hình thức này không ngừng tăng lên về số lượng và giá trị .Trong một số năm qua (1999-2002) doanh thu xuất khẩu gia công chiếm gần 45% trong doanh thu xuất khẩu của công ty và chiếm gần 50. Qua đây ta thấy doanh thutừ hoạt động này cũng không kém phần quan trọng ,tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

      Hoạt động xúc tiến thương mại của công ty may Thăng Long

      Như vậy công ty may Thăng Long đa dạng hoá các loại hình xuất khẩu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Công ty mình. Thông qua đó các khác hàng trong và ngoài nước đều có thể biết đến công ty. Hoạt động xúc tiến thương mại đem lại những kết quả hết sức khả quan, sản phẩm của công ty đến nay đã có mặt ở trên 40 nước trên thế giới và có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

      Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Thăng Long

      • Những thành tựu đạt được trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc

        Điều này đạt nhờ Công ty thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hiện đại hoá thiết bị may, đổi mới thiết bị và liên tục kiểm tra, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân và áp dụng những phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Ban lãnh đạo Công ty và các cán bộ đã không chịu bó tay trước những khó khăn to lớn của Công ty mà bằng năng lực, trình độ kinh nghiệm công tác xuất nhập khẩu nhiều năm và lòng nhiệt huyết với công việc, tất cả đã bắt tay tập trung trí tuệ tìm ra những phương hướng sản xuất kinh doanh hợp lý hơn, thích nghi dần với cơ chế thị trường. Sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể lãnh đạo, tập thể cán bộ và sự đồng lòng quyết tâm của công nhân viên đã tạo sức mạnh to lớn giúp Công ty may Thăng Long vượt qua khó khăn ổn định sản xuất kinh doanh và tạo đà phát triển Doanh nghiệp đi lên.

        Đặc biệt trong khi tìm nguyên phụ liệu nhiều khi Công ty tìm nguồn không thích hợp để dẫn đến mua đắt mà chất lượng không đáp ứng được cho sản xuất hàng xuất khẩu, có những khi còn về chậm gây khó khăn cho việc thực hiện giao hàng đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng. Đặc biệt chưa có sự đầu tư cho việc mở các văn phòng đại diện tại nước ngoài để có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp lỡ mất cơ hội trong kinh doanh. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn hạn chế trong tiếp cận với phong cách quản lý mới, hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới.

        Công ty cần phải chú trọng và có phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề công nhân nữa, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đồng thời đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu và khả năng ngoại ngữ của cán bộ trực tiếp làm công tác xuất khẩu của công ty. Cuối cùng là do trên thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường EU và Mĩ Công ty gặp nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Singapore tất cả những sản phẩm của họ đều có chất lượng, mẫu mã, chủng loại hơn ta, giá thành của những sản phẩm này thấp do chi phí sản xuất được giảm nhẹ nhờ áp dụng công nghệ hiện đại…. Từ đây doanh nghiệp có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh và khắc phục được những điểm yếu, trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới.