MỤC LỤC
Sau khi nhập hàng về, Công ty Máy và phụ tùng đã tổ chức tiêu thụ hàng, hoặc giao hàng cho các đơn vị đặt hàng ngay tránh để hàng tồn kho lâu làm tăng chi phí của công ty. Mặt khác tổ chức tốt tiêu thụ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sản xuất.
Qua các năm, tổng kim ngạch càng tăng, mặc dù năm 2008 là năm nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nghiêm trọng và nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nặng đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như công ty Máy và Phụ tùng, nhưng năm qua hoạt động nhập khẩu vẫn tăng 4,4% so với năm 2007. Công ty Máy và phụ tùng là một trong những Công ty được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, nhưng cũng giống như hầu hết các Công ty khác ở nước ta hiện nay, thì hoạt động nhập khẩu diễn ra thường xuyên và có ưu thế hơn hoạt động xuất khẩu, chiếm khoảng 80- 90% doanh thu của toàn Công ty, chính vì thế các thị trường mà Công ty nhập khẩu thường là những thị trường đã có quan hệ từ rất lâu. Công ty thường xuyên nhập khẩu từ thị trường Nga và Đông Âu những sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng và giao thông vận tải như các loại máy cắt, máy khoan, phương tiện bốc dỡ,…Nhưng tất nhiên Công ty cũng không thể tránh khỏi một số khó khăn, do biến động giá và cạnh tranh của thị trường nhập khẩu cũng như thị trường trong nước nên có vẻ tiêu thụ cũng khó khăn hơn,thể hiện trong những năm trở lại đây, tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường này liên tục giảm, năm 2004 tỷ lệ này là 23,15% nhưng tới năm 2008 chỉ còn 16,89%.
Thị trường Châu Á- Thái Bình Dương: Thị trường này bao gồm nhiều thị trường khác nhau trong đó mà Công ty lựa chọn để nhập khẩu, nhưng hai thị trường mà Công ty chú ý nhiều nhất vẫn là thị trường Trung Quốc và thị trường Nhật Bản vì hàng hóa khi nhập khẩu ở hai thị trường này thì có rất nhiều chủng loại, chất lượng tốt nên tiêu thụ tốt ở trong nước. Hai hình thức mua bán máy móc, thiết bị này được tiến hành bởi các doanh nghiệp có giấy phép kinh daonh nhập khẩu máy móc, thiết bị sử dụng với các ưu điểm tạo hiệu quả kinh doanh trong việc tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, do không phải qua trung gian mua bán, đồng thời nhà nhập khẩu còn nhận biết được năng lực tài chính, kinh nghiệm qua giao dịch trực tiếp với người cung ứng. Phương tiện bốc dỡ, phương tiện vận tải: Gíá trị nhập khẩu luôn tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty Máy và phụ tùng, do nhu cầu ngày càng cao về phương tiện vận tải trong nước làm cho giá trịn nhập khẩu phương tiện vận tải luôn tăng và ổn định.
Dây chuyền thiết bị phục vụ chế biến nông lâm hải sản, công nghiệp nhẹ, dệt, in, hóa chất, phân bón…đây là mặt hàng nhập khẩu mà thị trường trong nước thường xuyên có nhu cầu, giá trị nhập khẩu dây chuyền thiết bị toàn bộ ngày càng tăng cao nhất là năm 2008 đạt 2080 nghìn USD. Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh nhập khẩu thong qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chi tiêu kết quả đạt được và các chỉ tiêu phản ánh các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, xem xét hiệu quả kinh doanh nhập khẩu phải xem xét tổng thể vì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh doanh nói chung về mức độ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn phải đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế và xã hội.
Nếu xét về mặt tuyệt đối thì chúng ta chưa tính đến chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu, đối với hoạt động nhập khẩu thì đây là một lượng chi phí rất lớn nên khi đánh giá hiệu quả nhập khẩu chúng ta phải xem xét tỷ lệ: doanh thu nhập khẩu / Tổng chi phí nhập khẩu. Đây là chỉ tiêu phán ánh một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh nhập khẩu, được tính bằng công thức: “Doanh thu thuần/ vốn lưu động nhập khẩu”.
Hàng năm, quy mô của công ty được mở rộng cùng với đó là số lượng lao động cũng tăng lên, nhưng số lượng tăng lên rất ít, mỗi năm tăng khoảng 20-25 người nhưng chất lượng của họ lại được nâng cao cả về chuyên môn và nghiệp vụ nên mức đóng góp của mỗi nhân viên tăng lên đáng kể. Đấy là kết quả của quá trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty và quá trình tuyển dụng nhân viên được quan tâm hơn, khắt khe hơn nên Công ty chọn được những người thật sự có năng lực. Điều đó tạo được cho doanh nghiệp tính chủ động trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Tạo sự tin cậy cho người sử dụng, hơn nữa Công ty cũng rất chú trọng tăng cường các mối quan hệ với khách hàng, luôn nâng cao trách nhiệm của mình trong hoạt động kinh doanh, do đó tốc độ tăng trưởng của giá trị hợp đồng không ngừng tăng lên qua các năm. Về việc ký kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, Công ty luôn chú trọng và thực hiện chính xác cũng như đầy đủ các điều khoản được ký kết, hạn chế được tối đa những sai xót trong nghiệp vụ giao và nhập hàng, đảm bảo giải phóng hàng sớm, không để lưu kho, lưu bãi lâu làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Trong thời gian qua Công ty không ngừng tìm mọi biện pháp đẩy mạnh kinh doanh, tạo ưu thế trên thị trường, vì thế thị trường nhập khẩu không ngừng được mở rộng.
Điều này như một tất yếu, khi mà trình độ lao động được nâng lên cao và họ có nhiều cơ hội để chứng tỏ khả năng của mình thì hiệu quả kinh doanh sẽ được tăng lên.
Việc thiếu thông tin về thị trường hàng hóa với giá cao hơn so với thực tế, điều này làm giảm doanh thu, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của Công ty. - Đội ngũ nhân viên tham gia hoạt động nhập khầu của Công ty, có một số thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ, thiếu nhạy bén, thiếu sự sáng tạo trên thương trường gây ảnh hưởng không tốt trong nhập khẩu, buôn bán và quản lý hàng hóa.
Khác hoàn toàn với nhưng nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài, tức là những nguyên nhân khách quan mà công ty có thể chấp nhận mà không thể kiểm soát được. - Thị trường thông tin Việt Nam chưa thực sự phát triển, nhất là thông tin về thị trường hàng hóa từ nước ngoài còn nhiều hạn chế, các dự báo thì thiếu chính xác…. - Các chính sách nhập khẩu nhiều lúc chưa hợp lý đã gây khó khăn cho công ty trong việc xác định kế hoạch, chiến lược kinh doanh của mình.
Mặt khác lại thiếu sự đồng bộ trong các chính sách pháp luật, quy chế, quy định của nhà nước về quản lý các hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng như thiếu sự đồng bộ trong các quy định hải quan, thuế vụ… gây ra những khó khăn không nhỏ trong quá trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. - Các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế và các công đoạn chuyên chở, bốc dỡ, giao nhận hàng hóa thủ tục còn khá rườm già nên gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói chung và công ty Máy và Phụ tùng nói riêng. - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động nhập khẩu còn chưa được nhà nước quan tâm và đầu tư thích đáng như hệ thống kho tàng, bến bải vận chuyển trong nội địa còn rất yếu kém… gây nhiều tổn thất, làm tăng chi phí hàng nhập khẩu dẫn tới giảm bớt khả năng cạnh tranh hàng hóa.
- Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt do quyết định mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, làm cho số doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tăng lên một cách nhanh chóng.