MỤC LỤC
Địa tầng bồn trũng Cửu Long đã thành lập dựa trên kết quả phân tích mẫu vụn, mẫu lừi, tài liệu, carota và cỏc tài liệu cổ sinh phõn tớch từ cỏc giếng khoan trong phạm vi bồn trũng bao gồm các thành tạo móng trước Kainozoi và các trầm tích Kainozoi. Theo kết quả nghiên cứu địa chấn, thạch học, địa tầng cho thấy trầm tích Oligoxen của bồn trũng Cửu Long được thành tạo bởi sự lấp đầy địa hình cổ, bao gồm các tập trầm tích lục nguyên sông hồ, đầm lầy, trầm tích ven biển, chúng phủ bất chỉnh hợp nên móng trước Kainozoi, ở khu vực trung tâm của bồn trũng có trầm tích Oligoxen được phủ bất chỉnh hợp nên các loạt trầm tích Eoxen.
Thời kỳ này tạo nên các bán địa hào được lấp đầy bởi trầm tích của tập E có tuổi Oligoxen. Quá trình tách giãn tiếp tục mở rộng bồn trũng và tăng độ sâu hình thành nên những hồ lớn, trong đó lắng đọng chủ yếu sét đầm hồ của tập D, tiếp đó là các trầm tích nhiều cát hơn lắng đọng trong môi trường sông, hồ, tam giác châu của tập C. ở các trũng nơi có chiều dày của tập D và C lớn, mặt các đứt gẫy cong hơn và kéo xoay các trầm tích tập E. vào cuối Oligoxen, một vài vùng có biểu hiện đứt gãy nghịch như ở phía Tây mỏ Bạch Hổ, phía Đông của mỏ Rồng, phía Đông Bắc bồn trũng xuất hiện một số cấu tạo hình hoa với sự bào mòn, vát mỏng các trầm tích của tập C và D. 3) Giai đoạn tạo lớp phủ. Đặc biệt vào cuối Mioxen sớm, thời điểm mực nước biển cực đại, sự thành tạo tầng sét biển khá dày Rotalia trên toàn bộ khu vực minh chứng cho biến cố lún chìm của bồn trũng và tầng sét này trở thành tầng đánh dấu địa chấn và tầng chắn khu vực toát nhaát.
Các thông số thường đuợc dùng là: TOC% (tổng hàm lượng Cacbon hữu cơ), giá trị S1 (lượng Hydrocacbon đã được sinh ra từ đá mẹ), giá trị S2 (lượng Hydrocacbon còn có thể được sinh ra từ đá mẹ nhưng chưa đủ điều kiện sinh thành). Một tầng đá mẹ dù có chứa nhiều vật chất hữu cơ về số lượng và tốt về chất lượng bao nhiêu chăng nữa mà chưa đạt tới mức độ trưởng thành hoặc đã vượt quá giai đoạn trưởng thành quá lâu thì sẽ không còn ý nghĩa gì nữa cho quá trình sinh dầu và khí.
Khi đó thang nhiệt độ được áp dụng cần căn cứ vào nhiệt độ mà vật chất hữu cơ đã trải qua tức là qua chỉ tiêu phản xạ Vitrinit (Ro). Dựa vào chỉ số TOC (tổng hàm lượng cacbon hữu cơ) ta có thể xác định được tầng đá mẹ và mức độ giàu, nghèo của vật chất hữu cơ.
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật chất hữu cơ trong đá mẹ
Chỉ tiêu đánh giá mức độ trưởng thành của VLHC trong đá mẹ
Trong đó đa số các mẫu có gía trị TOC% < 1 do đó đá mẹ thuộc giếng khoan này có hàm lượng vật chất hữu cơ ở mức trung bình, ngoại trừ một mẫu có TOC% = 2.17 cho nên đá mẹ này giàu vật chất hữu cơ. Tiềm năng sinh Hydrocacbon: giá trị S2 của đá mẹ Mioxen dưới rất thấp từ 0.24 – 1.27 Kg/T, trung bình là 0.67 Kg/T chứng tỏ tiềm năng sinh Hydrocacbon của đá mẹ Mioxen raỏt ngheứo. Tiềm năng sinh Hydrocacbon: giá trị S2 của các đá mẹ Oligoxen từ 0.52 – 4.91 Kg/T, trung bình là 1.6 Kg/T chứng tỏ tiềm năng sinh Hydrocacbon của các đá mẹ từ trung bình cho đến nghèo.
Nói chung hầu hết các đá mẹ có số lượng vật chất hữu cơ ở mức trung bình, tiềm năng sinh từ nghèo đến trung bình, vật chất hữu cơ thuộc Kerogen loại III và loại II, mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ thì càng về đáy giếng khoan thì vật chất hữu cơ càng trưởng thành.
Về mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ: giá trị Tmax thay đổi từ 417 – 4280C chứng tỏ vật chất hữu cơ trong các đá mẹ chưa trưởng thành về nhiệt. Từ giá trị S2 cho ta thấy tiềm năng sinh Hydrocacbon của đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen từ tốt đến rất tốt, ngoại trừ 4 mẫu ở đáy giếng khoan có tiềm năng sinh ở mức trung bình. Trong trầm tích Mioxen dưới, vật chất hữu cơ trong đá mẹ ở mức trung bình, tiềm năng sinh rất kém, vật chất hữu cơ trong đá mẹ thuộc Kerogen loại III, đá mẹ chưa trưởng thành về nhiệt.
Trong trầm tích Oligoxen, vật chất hữu cơ trong các đá mẹ có số lượng từ giàu đến rất giàu, tiềm năng sinh Hydrocacbon của đá mẹ ở mức trung bình, vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc Kerogen loại I và loại II là chủ yếu, hầu hết các đá mẹ chưa trường thành hay mới chuẩn bị bắt đầu bước vào ngưỡng trưởng thành ngoại trừ 2 mẫu ở độ sâu 3290m và 3550m là có giá trị Tmax = 4400C tức là vật chất hữu cơ trong đá mẹ đang trưởng thành.
Từ giá trị HI ta thấy vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen thuộc Kerogen loại I và loại II là chủ yếu ngoại trừ một số mẫu ở độ sâu 2820 – 2950m thì vật chất hữu cơ thuộc Kerogen loại II và loại III. Về mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ: giá trị Tmax thay đổi từ 426 – 4420C, hầu hết các mẫu có giá trị Tmax < 4400C cho nên vật chất hữu cơ trong hầu hết các đá mẹ chưa trường thành hay mới chuẩn bị bắt đầu bước vào ngưỡng trưởng thành. Trầm tích Mioxen dưới, đá mẹ chứa số lượng vật chất hữu cơ ở mức độ trung bình, tiềm năng sinh Hydrocacbon rất kém, vật chất hữu cơ trong đá mẹ thuộc Kerogen loại III, vật chất hữu cơ trong đá mẹ đã quá trưởng thành.
Trong trầm tích Oligoxen trên, các đá mẹ chứa vật chất hữu cơ với số lượng từ giàu đến rất giàu, số mẫu đá mẹ từ độ sâu 2840 – 2950m có tiềm năng sinh Hydrocacbon nghèo, một số mẫu đá mẹ ở độ sâu 2970m, 3070 – 3090m có tiềm năng sinh Hydrocacbon trung bình, các mẫu còn lại có tiềm năng sinh Hydrocacbon từ tốt đến rất tốt, vật chất hữu cơ trong các đá mẹ thuộc Kerogen loại I và loại II là chủ yếu, vật chất hữu cơ trong hầu hết các đá mẹ chưa trường thành hay mới chuẩn bị bắt đầu bước vào ngưỡng trưởng thành ngoại trừ 3 mẫu ở độ sâu 2800 – 2840m là có gía trị Tmax = 4410C – 4420C tức là vật chất hữu cơ trong đá mẹ đang trưởng thành.
Vào năm 1971, lopatin – một nhà địa chất người Nga – đã thể hiện vai trò của nhiệt độ và thời gian trưởng thành của vật chất hữu cơ trong đá trầm tích bằng một phương pháp tính toán khá đơn giản. Oâng dựa vào kết quả thực nghiện: tốc độ phản ứng tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng lên 100C, từ đó ông xác định được chỉ số nhiệt độ – thời gian trong quá trình trưởng thành của vật chất hữu cơ. Mục đích của phương pháp này là xác định khoảng thời gian chôn vùi và nhiệt độ từ lúc bước vào giai đoạn trưởng thành, cũng như lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành của vật chất hữu cơ, khoảng này được gọi là cửa sổ tạo dầu hay pha tạo dầu chính.
Lopatin đã xác định chỉ số TTI giới hạn cho giai đoạn trưởng thành của vật chất hữu cơ, chỉ số này biểu diễn các giá trị tăng mức độ biến đổi hay như là những TTI tích luỹ.
Phương pháp TTI biểu diễn mối liên hệ giữa nhiệt độ dưới mặt đất và thời gian biến đổi vật liệu trầm tích dưới tác động của nhiệt độ. Cách đơn giản để xác dịnh nhiệt độ ở mỗi độ sâu là dựa vào Gradient địa nhiệt ngày nay, đồng thời xác định khoảng nhịêt độ tương ứng cho mỗi độ sâu khác nhau. Để lập lịch sử chôn vùi và tính toán giá trị TTI, tác giả sử dụng Gradient địa nhiệt trung bình của bồn trũng Cửu Long là 30C/100m.
Đối với trầm tích Oligoxen trên thì đá mẹ đạt đến pha sinh dầu ở độ sâu 3400m vào tuổi Neogen – Đệ Tứ nhưng chưa đạt đến pha sinh dầu cực đại.
TTI =
Qua bảng giá trị TTI ta nhận thấy đá mẹ thuộc trầm tích Oligoxen trên của giếng khoan 15.2 – RD – 3X đã gần đạt đến pha bắt đầu sinh dầu, còn đá mẹ thuộc trầm tích Mioxen dưới chưa đạt đến pha bắt đầu sinh dầu vì ∑TTI nhỏ hơn 15 rất nhiều.
TTI = 7.016
Qua bảng giá trị TTI ta nhận thấy đá mẹ của giếng khoan 15A – 1X : tầng Oligoxen trên thì đá mẹ đã gần đạt đến pha bắt đầu sinh dầu, còn tầng Mioxen dưới thì đá mẹ chưa đạt đến pha bắt đầu sinh dầu.
TTI =