Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM về phát triển hạ tầng KT-XH xã Điện Quang giai đoạn 2012-2015

MỤC LỤC

XÃ HỘI Ở XÃ ĐIỆN QUANG, HUYỆN ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN 2012

Quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH ở xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam tới 2015

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG. Bảng 6: Hiện trạng và quy hoạch hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang. -Tỷ lệ km đường trục xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT. - Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT. đi lại thuận tiện. - Các công trình thuỷ lợi Đạt Đạt Đạt. - Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh. - Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất văn hóa. - Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của bộ VH-TT-DL Đạt Chưa đạt Đạt Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của bộ. Chợ nông thôn. - Chợ nông thôn đạt chuẩn của bộ xây dựng Đạt Đạt Chưa đạt. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông % Đạt Đạt. - Nhà tạm, dột nát Nhà Không Không. Trên cơ sở kế hoạch đề ra trong 2 năm của xã đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, phục vụ nhân sinh, kết quả thực hiện 8 nội dung phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn của xã qua 2 năm cụ thể như sau:. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển giao thông của xã Điện Quang đến năm 2012. Trong 2 năm qua, xã Điện Quang đã xây dựng hoàn thiện một bước cơ bản mạng lưới giao thông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh, phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện phân bố lại dân cư và điều tiết mật độ giao thông. Cụ thể qua bảng 7 về kết quả phát triển GTVT của xã đến năm 2012 so với trước khi có quy hoạch phát triển NTM. Kết quả phát triển GTVT của xã đến năm 2012 so với trước khi quy hoạch phát triển NTM phân theo địa bàn thôn. Trong 2 năm vừa qua, xã đã tập trung vốn và nguồn lực chủ yếu để bê tông hóa các tuyến đường giao thông liên thôn, xóm và giao thông nội đồng. Tổng chiều dài giao thông liên thôn, xóm tại các thôn đã được xây dựng là 1,337 km; trong đó tập trung xây dựng mới các tuyến đường tại các thôn có điều kiện phát triển thấp hoặc đã bị hư hỏng xuống cấp nặng nề, bị ngập úng vào mùa mưa gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại, điển hình là thôn Bảo An Tây- là thôn nằm ngay tại vị trí trung tâm của xã, xe cộ qua lại tấp nập làm hư hỏng nặng bộ mặt giao thông làng xã. Hiện nay, trên địa bàn xã vẫn còn 5,063 km đường giao thông nông thôn chưa được bê tông hóa, mặc dầu các tuyến đường này không bị lầy lội vào mùa mưa nhưng nó vẫn gây cản trở việc lưu thông hàng hóa của bà con nông dân, đặc biệt vào mùa khô nắng nóng, lượng bụi mà các xe công nông chạy qua gây ra là rất lớn làm bà co nông dân nơi đây không dám ra đường. Đa số các tuyến đường này thuộc các thôn nằm xa trung tâm xã và đời sống nhân dân đa số làm nghề đánh cá cho nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Chinh quyền địa phương biết và hiểu những khó khăn mà nhân dân đang gặp phải nhưng thực trạng cho thấy sự đóng góp của dân về mặt vật chất là hết sức quan trọng để xã nhà thực hiện xây dựng các công trình tốn rất nhiều chi phí như xây dựng giao thông nông thôn. Bảng 7: Kết quả phát triển GTVT của xã đến năm 2012 phân theo địa bàn thôn. Nội dung Địa bàn Năm. Còn phải thực hiện. 1)Xây dựng mới giao thông nông thôn. 2)Xây dựng mới giao thông nội đồng. 3)Xây dựng mới giao thông đường xã. Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống thủy lợi, chú trọng xây dựng và nâng cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa, các công trình ngăn mặn, hệ thống đê bao và xả lũ, đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt, nhằm nâng cao hệ số sử dụng và hiệu quả đầu tư các công trình là nhiệm vụ hàng đầu của xã đối với tiêu chí thuỷ lợi đến năm 2020. Sau hơn 2 năm thực hiện, nhờ sự đầu tư của tỉnh, xã, từ nguồn vốn chương trình NTM, đặc biệt là sự đóng góp vốn của người dân, xã đã tiến hành đầu tư xây dựng các tuyến kênh chính và kênh phụ trên địa bàn xã với tổng chiều dài là 6,69km, trong đó hệ thống kênh chính gần như bê tông hoá được 75%, còn phần còn lại sẽ cố gắng hoàn thành trong giai đoạn 2013-2014.

Bảng 6: Hiện trạng và quy hoạch hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang
Bảng 6: Hiện trạng và quy hoạch hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang

Nhà văn hoá thôn Kỳ Lam được xây dựng mới khang trang vào năm 2012

  • Xây dựng tường rào, cổng

    Về hệ thống nhà ở của xã trong những năm qua đã có sự thay đổi tích cực, hiện nay trên toàn xã đã không còn nhà ở tạm bợ vách nứa, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo trên đại bàn xã vẫn còn chiếm 5,62% ; mặt khác thu nhập của đa số người dân trên địa bàn xã là từ sản xuất nông nghiệp nên việc các hộ nông dân vay mượn tiền ở quỹ tín dụng để xoá nhà tạm hay nâng cấp nhà ở dân cư về lâu về dài là khó thanh toán, gây khó khăn cho hoạt động của quỹ tín dụng xã. Qua khảo sát 10 lãnh đạo trong Uỷ ban nhân dân xã, trong đó có 4 cán bộ là BCĐ xây dựng NTM cho thấy 100% cán bộ cho biết phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế và giúp thay đổi diện mạo quê hương,100% cán bộ tham gia vào việc giám sát tình hình thực hiện của dự án, qua đó 100 % cán bộ cho biết sau khi thực hiện chương trình NTM, xã nhà đã có những thay đổi tích cực trong suy nghĩ cũng như hành động. Ông Lê Minh trú tại thôn Bến Đèn Tây cho biết: “ Mặc dù biết phát triển thôn xã là nhiệm vụ chung của toàn dân, nhưng hiện tại thu nhập của nhiều bà con vẫn còn thấp, trong khi các công trình xây dựng lại có vốn rất lớn, bà con đã đóng góp nhưng vẫn chưa được nhiều cho nên xã cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, cùng các nhà đầu tư để làm sao xã có kinh phí xây dựng hạ tầng giúp cuộc sống người dân ngày một tốt hơn”.

    Bảng 16: Kinh phí để thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở vật chất văn hoá
    Bảng 16: Kinh phí để thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở vật chất văn hoá

    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

    Định hướng mục tiêu phát triển hạ tầng KT-XH của xã đến 2015 và 2020

    Như vậy đòi hỏi chất lượng công tác quy hoạch phải bảo đảm các yêu cầu phát triển của từng địa phương, phải tạo ra nguồn lực và phải thực hiện được, nhưng một số lãnh đạo địa phương và các cơ quan tư vấn lập quy hoạch chưa đủ tầm, chưa đủ kiến thức và chưa sâu sát trong quá trình khảo sát, nghiên cứu và đề xuất nội dung của đồ án quy hoạch. Xã Điện Quang mặc dù có diện tích đất chưa sử dụng cao nhưng đa số là đất cát pha nên rất khó để khai thác đưa vào sử dụng, trong khi đó người dân sinh sống và sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp cho nên việc mở mang phát triển cơ sở hạ tầng của xã sẽ gắn chặt với việc thu hồi và bồi thường đất cũng như dồn điền đổi thửa mà đây là vấn đề đang bức xúc ở cả thành thị và nông thôn. Việc xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ cấp bách, lâu dài đòi hỏi sự tham gia của cả hệ chống chính trị và của toàn dân, qua đó phát huy được sức mạnh đoàn kết gắn bó cùng thực hiện nhiệm vụ chung, nhằm mang lại lợi ích thiết thực, thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển văn minh, hiện đại.

    Giải pháp chủ yếu để đạt mục tiêu phát triển hạ tầng KT-XH của xã đến 2015 và tầm nhìn 2020

    - Nâng cao vai trò chất lượng hoạt động, mối quan hệ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành chính quyền, xác định rừ vai trũ của mỗi tổ chức trong xõy dựng xõy dựng NTM thời kỡ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước. - Tuyên truyền, giáo dục, làm cho cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đúng mức vị trí, lợi ích và tầm quan trọng của việc phát triển hạ tầng KT-XH, đặc biệt là giao thông nông thôn, từ đó thực sự tự nguyện, tự giáo thác dỡ vật kiến trúc, hiến đất, và tích cực làm giao thông nông thôn. - Gắn việc thực hiện xây dựng NTM trong các cuộc thi đua như xét gia đình văn hoá, thôn văn hoá đồng thời khích lệ cán bộ và nhân dân thi đua thực hiện tốt, hằng năm tổ chức khen thưởng cho đơn vị, cá nhân xuất sắc, hộ gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chủ trương của cấp trên đề ra.