MỤC LỤC
Nó bao gồm: Được chuẩn bị tốt hơn cho công việc từ những kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc, tinh thần thái độ… qua đào tạo; tăng cơ hội tìm nghề, được việc làm với mức lương cao; khả năng "tự vệ" tốt hơn trước nguy cơ thất nghiệp trong xã hội, dễ dàng thích nghi với những thay đổi trong nghề nghiệp. Không chỉ có thế, những lợi ích khác phát sinh từ cá nhân được giáo dục nhưng không trực tiếp nhận được mà đem lại cho người khác và cả cộng đồng như: (i) Đối với nền kinh tế, qua giáo dục đào tạo phát hiện, bồi dưỡng tài năng các nhà lãnh đạo, quản lý, giúp họ có tư duy, tri thức để vạch đường lối, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, con người không những ngày càng muốn thoả mãn thu cầu vật chất ngày càng nhiều và đa dạng, mà còn mong muốn bảo vệ được môi trường sinh thái trong quá trình sản xuất, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã hội nhanh và bền vững. Con người có trí tuệ cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ tiên tiến hoàn toàn có thể taọ ra những sản phẩm mới có hàm lượng trí tuệ ngày càng cao, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người và bổ sung các giá trị văn hoá mới vào kho tàng văn hoá của nhân loại.
Trong học thuyết của mình, Mankiw cũng đã đề cập đến một loại tư bản mới là vốn nhân lực “ là kiến thức tay nghề mà người lao động tiếp thu được thông qua quá trình giáo dục đào tạo từ thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành, cũng như trong quá trình lao động” [25, 115]. Nghiên cứu về nguyên nhân thành công của các nước này, nhiều nhà kinh tế đều thống nhất do đầu tư phát triển nguồn nhân lực hợp lý và có hiệu quả nhờ đó đã tạo nên lực lượng lao động lành nghề, đủ sức tiến hành công nghiệp hóa.
Tóm lại, với những vấn đề nêu trên chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải tạo ra một đội ngũ lao động có sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất đáp ứng được cơ cấu nhiều trình độ là yêu cầu khách quan, điều kiện tiên quyết để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiện nay. Thứ hai, Nhà nước giữ vai trò điều phối giữa sự thay đổi kết cấu kinh tế và điều chỉnh mục tiêu giáo dục theo từng giai đoạn: (i) trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa chú trọng phát triển mạnh giáo dục phổ thông, nâng cao kiến thức văn hóa chung cho mọi người, chú trọng giáo dục dạy nghề, tỷ lệ học sinh học nghề và chuyên nghiệp cao trong tổng số học sinh; (ii) khi GDP/.
Tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng này có thể thấp hơn nếu những vùng nghèo, xa xôi hiện nay có mức tăng trưởng cao và độ bao phủ cũng như chất lượng của hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong đó đã bao gồm cả vấn đề truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức nhằm thay đổi các quan niệm văn hóa – xã hội nuôi dạy trẻ lạc hậu. Nhìn chung với những thành tựu đạt được nhờ quá trình đổi mới kinh tế, môi trường kinh tế – xã hội, mức sống của người dân thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, kết hợp với việc tăng chi tiêu ngân sách, thực hiện tốt các chương trình y tế, dinh dưỡng quốc gia đã tác động tốt đến tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực.
Tuy nhiên như trên đã đề cập, tỷ lệ này không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa bởi trong số lao động biết chữ chỉ có dưới 25% lực lượng lao động tốt nghiệp phổ thông trung học. Lao động đồng bằng sông Cửu Long có trình độ văn hoá thấp nhất, tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I chiếm tới gần 40% tổng số lực lượng lao động của vùng.
Nhưng hiện nay cả nước chỉ có khoảng 1500 người làm phần mềm chuyên nghiệp trong khi từ 1996 - 2000 các cơ sở đào tạo tin học thuộc Bộ GD-ĐT đã tạo ra hàng chục nghìn cán bộ, gần mười nghìn kỹ sư, hàng trăm thạc sĩ có trình độ tin học. Điều tra tiềm lực khoa học công nghệ của các bộ, ngành trung ương tại 233 đơn vị thuộc bộ, ngành Trung ương, nơi tập trung đội ngũ khoa học kỹ thuật cao nhất cho thấy tuổi đời của cán bộ có chức danh khoa học khá cao, bình quân chung 57,2 tuổi, trong đó giáo sư là 59,5 tuổi, phó giáo sư là 56,4 tuổi.
Đặc biệt sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ cùng với việc tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý là một sức ép lớn đòi hỏi người lao động phải tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn để thích nghi với điều kiện làm việc mới. Đặc biệt, việc mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tiến bộ khoa học kỹ thuật có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc đã tạo ra những biến đổi lớn trong cơ cấu việc làm khiến một bộ phận người lao động không thích nghi kịp sẽ thiếu việc làm, không có thu nhập.
Bảo hiểm y tế chính thức bắt đầu năm 1993 với hai hình thức: (i) bảo hiểm bắt buộc đối với tất cả cán bộ, công nhân viên nhà nước đương chức cũng như nghỉ hưu, các doanh nghiệp tư nhân có hơn mười nhân viên, và (ii) bảo hiểm tự nguyện nhằm vào các đối tượng còn lại như nông dân, học sinh phổ thông và người nhà của các đối tượng có bảo hiểm bắt buộc. Ngoài lý do bệnh viện công thường nằm ở các khu đô thị thì có hai lý do đáng chú ý là: (i) người mua bảo hiểm y tế bắt buộc hầu hết là cán bộ, công nhân viên ở khu vực thành thị có thu nhập cao hơn đại bộ phận nhân dân ( 80% là nông dân ); (ii) gánh nặng chi trả viện phí ở những người có thu nhập cao và bảo hiểm y tế thấp hơn nên thời gian lưu lại bệnh viện cũng lâu hơn.
Mật độ cao các trường tại hai khu vực kinh tế phát triển là hợp lý, tuy nhiên do thiếu cơ chế thu hút sinh viên tốt nghiệp đến vùng sâu, vùng xa làm việc nên tỷ lệ cán bộ chuyên môn kỹ thuật trình độ CĐ ĐH ở những nơi này thấp, trong khi tỷ lệ thấp nghiệp, làm trái ngành nghề đào tạo ở thành thị cao. - Do sớm có nhận thức nâng cao dân trí để phát triển toàn diện con người, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh và thống nhất, hình thành mạng lưới trường từ công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng, đại học trong cả nước.
Yếu tố quan trọng nhất để có thể phát triển toàn diện con người là phát triển giáo dục, bởi vì: “ Giáo dục là quá trình nâng cao tri thức và kỹ năng, mà trước hết, giáo dục là phương tiện đặc biệt mang lại sự phát triển cá thể người”. Do vậy, giai đoạn hiện nay, phải tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cả ba nền kinh tế lao động sức người, tài nguyên và tri thức, trong đó chú trọng nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tuy nhiên, những thay đổi và xu hướng thực tiễn trong ngành y tế thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng thiếu công bằng trong cung cấp tài chính, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng nghiêm trọng, hiệu quả kinh tế đạt được so với mục tiêu đã đề ra rất hạn chế. Như vậy, đổi mới theo hướng công bằng là triển khai đồng bộ các giải pháp từ củng cố y tế cơ sở đến ưu tiên cho vùng nghèo, người nghèo, đối tượng chính sách nhằm tạo điều kiện cho mọi người đều được hưởng quyền lợi chăm sóc y tế cơ bản theo những chỉ tiêu đặt ra.
Việc duy trì những cải thiện về tình trạng sức khoẻ đòi hỏi: (i) thay đổi về chế tài kinh tế, luật pháp và xã hội nhằm hạn chế các hành vi không lành mạnh trong cộng đồng; (ii) phát triển các lực lượng hỗ trợ về xã hội, văn hoá và kinh tế nhằm khuyến khích hành vi lành mạnh; và (iii) phát triển năng lực của cá nhân cũng như của tổ chức để có thể giúp cho cộng đồng đương đầu được với những thách thức về sức khoẻ. Tóm lại, thúc đẩy sức khỏe đòi hỏi một chiến lược toàn diện, sử dụng đồng thời nhiều phương thức có sự phối hợp với nhau để làm thay đổi cả những yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên vốn là nguyên nhân của tình trạng sức khỏe yếu kém chứ không chỉ đơn giản là truyền thông sức khỏe cộng đồng như đã từng thực hiện ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở này, cơ quan lập kế hoạch Nhà nước có khả năng tiến hành các nghiên cứu trung hạn chính xác về loại công nghệ, thành phần và trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tương lai làm cơ sở quyết định qui mô, ngành nghề, nội dung chương trình giảng dạy. Nhà nước có thể sử dụng công cụ kế hoạch và tài chính (giao chỉ tiêu có ngân sách đảm bảo đào tạo những ngành nghề cần thiết, hoặc ở những vùng khó khăn) để điều tiết quy mô, cơ cấu, hướng vào nhu cầu nhân lực theo yêu cầu CNH - HĐH, mở rộng các hình thức đào tạo nghề để nâng tỷ trọng, khắc phục tình trạng mất cân đối hiện nay.
Tóm lại, các giải pháp sử dụng công cụ kế hoạch và tài chính để khắc phục tồn tại hiện nay, nâng cao chất lượng về mặt trí lực là phát huy vai trò của Nhà nước trong xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên trong phân bổ cơ cấu chi giữa các bậc học cần chú trọng cân đối nguồn lực hỗ trợ triển khai phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở những vùng khó khăn, đặc biệt trong khu vực nông nghiệp để cải thiện trình độ văn hoá lao động phục vụ công nghiệp hoá nông thôn.
(ii) cải tiến chính sách, chế độ trong việc sử dụng nguồn có chuyên môn kỹ thuật đặc biệt đội ngũ nhân lực có trình độ cao nhằm tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi đồng thời với các chế độ đãi ngộ vật chất để phát huy tối đa chất xám, năng lực của đội ngũ này. Do vậy, Nhà nước phải tạo ra một thước đo chính xác, công bằng để đánh giá mức độ cũng như hiệu quả cống hiến của lao động làm cơ sở trả công tương xứng, nhất là đối với đội ngũ chuyên môn kỹ thuật cao và trong những ngành nghề đặc biệt đòi hỏi hàm lượng tri thức cao.