Đánh giá hiện trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

MỤC LỤC

Tình hình về phát triển bền vững và quản lý rừng bền vững tại Việt Nam

+ Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đưa ra những quy định liên quan tới QLRBV thuộc các lĩnh vực: điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khiếm khuyết trong việc lập và thực hiện kế hoạch khai thác như: mới chú trọng nhiều đến QLRBV về mặt kinh tế, còn bền vững về mặt xã hội và môi trường chưa được quan tâm đầy đủ; về mặt kỹ thuật, các chỉ tiêu kỹ thuật khai thác mới chỉ được xác định dựa vào kinh nghiệm trong và ngoài nước, chưa được nghiên cứu để có một cơ sở khoa hoặc chắc chắn; chưa xác định chính xác lượng tăng trưởng rừng và không đủ điều kiện để xác định chính xác trữ lượng rừng, dẫn đến không xác định được chính xác lượng khai thác (yếu tố quan trọng bảo đảm khai thác rừng bền vững).

Nội dung nghiên cứu

Những khó khăn trở ngại nêu trên trở thành những thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi quản lý rừng theo hướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi một phương pháp lập kế hoạch QLRBV là bước ban đầu rất quan trọng. Mục tiêu của CTLN Bến Hải là quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững tuy nhiên trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn tồn tại nhiều thiếu sót vậy nên đề tài : “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý và phát triển rừng bền vững tại công ty Lâm nghiệp Bến Hải”.

Phương Pháp Nghiên Cứu 1 Phương pháp thu thập số liệu

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty

- Tuy nhiên, ở những vùng sâu, vùng xa (Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô) tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, tệ nạn đốt rừng làm rẫy và săn bắt thú rừng để đảm bảo một phần cuộc sống gia đình vẫn còn thường xuyên diễn ra. Một số hộ gia đình đã biết làm lúa nước, làm vườn nhưng đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, việc làm không ổn định. Lực lượng lao động nhàn rỗi khá dồi dào, đây là nguồn nhân lực chủ yếu tham gia thực hiện sản xuất lâm nghiệp của Công ty nhằm tạo việc làm nâng cao thu nhập. b) Thực trạng sản xuất của một số ngành kinh tế. Ngoài việc phát triển diện tích và chất lượng các loại rừng trồng, khoanh nuôi bảo vệ với sự hỗ trợ của Nhà nước là 2 triệu đồng/ha (bao gồm cả tiền cây giống khoảng 500 nghìn đồng), các lâm sản phụ cũng được khai thác (chưa thống kê được trữ lượng) vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ (tre nứa, măng, lá cọ), vừa làm hàng hóa, nguyên liệu xuất đi nơi khác (Song, mây, chít) qua đó đóng góp đáng kể vào thu nhập cho những người tham gia. Dịch vụ, thương mại và du lịch. Mạng lưới thương mại, dịch vụ hình thành, phát triển chủ yếu ở 2 xã Vĩnh Chấp và Vĩnh Long. Hiện nay 1 trạm kinh doanh xăng dầu, 2 xưởng chế biến gỗ, 1 cửa hàng ăn uống, 2 xưởng chế biến và kinh doanh Cao su và 1 cơ sở xây lắp điện dân dụng. Đặc điểm về xã hội - Phong tục, tập quán, văn hóa và chính sách xã hội - Với tỷ lệ người Vân Kiều chiếm đa số ở xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp năng suất thấp, cây trồng lâm nghiệp đã trở thành hàng hóa nhưng thiếu kỹ thuật trồng, chăm sóc giống cây trồng lâm nghiệp bị thoái hóa, năng suất thấp với những nét đặc trưng của người Vân Kiều sống ven và xung quanh Công ty lâm nghiệp Bến Hải còn gặp nhiều khó khăn. - Hiện tại vẫn còn tình trạng cúng bái để chữa bệnh, sau ba ngày không khỏi mới mang người bệnh tới các cơ sở chăm sóc y tế của xã. Thêm vào đó, hiện vẫn còn hiện tượng tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên. Tình hình du canh du cư, đốt nương làm rẩy đã cơ bản chấm dứt. - Về chính sách xã hội: Trong những năm qua các xã đã tổ chức nhiều đợt cấp phát gạo kịp thời cho nhân dân trong các dịp tết, giáp hạt qua đó giúp nhân dân giải quyết được phần nào thiếu lương thực cho tiêu dùng hàng ngày. Ưu tiên các hộ đặc biệt khó khăn, các hộ đã hoàn thành thủ tục vay và giải ngân nguồn vốn vay cho các hộ gia đình. Nhìn chung nguồn vốn vay là đúng mục đích, đúng đối tượng và phát huy có hiệu quả. - Các xã đã tiến hành lập thẻ BHYT cho các hộ nghèo, cho các đối tượng người có công và trẻ em dưới 6 tuổi. d) Cơ sở hạ tầng Giao thông. - Tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây chạy qua địa phận ranh giới Công ty với chiều dài 30 km, nền đường có kết cấu bê tông có chất lượng tốt giao lưu hàng hóa thuận lợi 4 mùa. - Hệ thống đường xương cá trong địa phận Công ty có chiều dài 52,0 km chủ yếu là đường vận chuyển cũ, phần lớn đã bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Toàn bộ đường vận chuyển là đường đất, chỉ lưu thông được trong mùa khô. - Hiện tại, trên địa bàn khu vực CTLN Bến Hải, tất cả các xã đều đã có đường giao thông nối liền từ trung tâm xã tới các vùng trọng điểm phát triển kinh tế, thương mại của huyện và tỉnh. Hệ thống đường giao thông cấp thôn đã được cải thiện đáng kể, đường liên thôn đã rải đá cấp phối. Tuy nhiên, đường giao thông ở một số thôn đã xuống cấp, nền đường không ổn định, thiếu hệ thống thoát nước, không được duy tu bảo dưỡng, dễ bị sạt lở, lầy lội về mùa mưa. Mặt khác một số đường mòn đi vào các thôn là đường vận chuyển gỗ của CTLN Bến Hải, phải đi qua nhiều khe suối sâu và rộng điều đó gây cản trở rất lớn cho việc đi lại của nhân dân địa phương trong mùa mưa. đ) Hệ thống thủy lợi.

Đánh giá chung về tình hình kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty

+ Về văn hóa: Hầu hết các xã đã có bưu điện để phục vụ nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân, sóng điện thoại di động đã phủ gần như đầy đủ trên toàn địa bàn (tất cả các mạng di động của Quảng Trị), đã trang bị hệ thống loa truyền thanh, một công cụ hữu hiệu trong công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân. - Một số sản phẩm đồ dùng của người Vân Kiều được làm từ mây mọc trong rừng như các loại gùi dựng cho các mục đích khác nhau (đựng bắp/mỡ, dao/rựa, thú/rau rừng kiếm được) cũng thể hiện một văn hóa đặc trưng của người Vân Kiều và không thể thay thế được.

Đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ rừng tại CTLN Bến Hải 1. Rừng trồng các loại

Lực lượng bảo vệ rừng vòng trong: (các hộ gia đình, cá nhân tham gia khai thác nhựa thông, trồng chăm sóc, bảo vệ rừng) vào những tháng nắng nóng cao điểm đã thường xuyên có mặt trên hiện trường, khi phát hiện thấy cháy rừng phải kịp thời điện báo cho Ban PCCCR của Xí nghiệp và lực lượng bảo vệ rừng để huy động lực lượng cứu chữa kịp thời. - Đối với lực lượng bảo vệ rừng vòng trong: Các hộ gia đình, cá nhân phải chủ động trong công tác theo dỏi tình hình sâu bệnh trên hiện trường mà mình sản xuất, khi phát hiện thấy dấu hiệu của sâu bệnh xuất hiện phải khẩn trương báo cáo cho lực lượng bảo vệ rừng và lãnh đạo Xí nghiệp biết để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Đánh giá hiện trạng quản lý và phát triển rừng tại CTLN Bến Hải 1. Đánh giá tình hình chung về công tác quản lý rừng của CTLN Bến

Sau khi được phê duyệt, Công ty cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn xử lý thực bì, cuốc hố và trồng, chăm sóc sau 3 năm đầu, sau đó chuyển sang bảo vệ cho đến khi rừng đạt cấp kính khai thác (7năm cho trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy, 12 năm cho trồng rừng sản xuất gỗ đồ mộc gia dụng). Điểm yếu mà Công ty đã gặp phải trong nhiều năm qua là rừng sau khi trồng không được tỉa thưa, những cây ở những lô rừng có mật độ quá dày, không đảm bảo cây trồng đủ ánh sáng và thiếu không gian dinh dưỡng để sinh trưởng, hạn chế sự cạnh tranh của cây phi mục đích, không tạo được năng suất cao nhất/đơn vị diện tích rừng. Điều đó, dẫn đến năng suất rừng trồng thấp, lượng tăng trưởng chỉ đạt 5-8m3/ha/năm;. Trong những năm trước 2002, Công ty trồng rừng bằng nhiều nguồn vốn, trồng với nhiều mục đích khác nhau, trồng rừng quảng canh, mật độ trồng và chất lượng cây giống trồng rừng không được tuyển chọn, nguồn giống khụng rừ xuất xứ. Từ năm 2003 đến nay, Công ty đó chú trọng đến chất lượng giống rừng trồng và kỹ thuật trồng rừng thâm canh do vậy năng suất rừng trồng cao hơn, lượng tăng khoảng 10-12m3/năm. Trồng rừng đã thực sự có hiệu quả, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy của CTLN Bến Hải, ngoài ra còn bán cho Cảng Vũng Áng và Hòn La. Công tác QLBVR trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, đã thu hút người dân địa phương vào QLBVR thông qua các hợp đồng kinh tế, hoặc hợp đồng với chính quyền xã tham gia QLBVR. Kết quả phỏng vấn và trao đổi với các hộ gia đình thấy rằng, với cách làm như hiện nay, vẫn còn nhiều tiềm ẩn bất đồng lợi ích giữa các bên tham gia, một số hộ gia đình không được hợp đồng với Công ty để nhận khóan QLBVR nên họ chưa có được lợi ích từ Công ty. Đây là lực lượng không nhỏ khi có cơ hội sẽ tham gia phá rừng, chặt gỗ để tạo thu nhập, hoặc sử dụng cho nhu cầu gia đình, cá nhân họ. Để khắc phục tình trạng trên, Công ty thảo luận cùng với cộng đồng, thôn, hộ gia đình, xã để xõy dựng hương ước QLBVR và đề xuất trỏch nhiệm và lợi ớch rừ ràng giữa các bên tham gia, đồng thời được cấp có thẩm quyền địa phương xã, huyện. phê duyệt làm cơ sở pháp lý để thi hành. Có như vậy mới thực sự QLBVR có hiệu quả. Khai thác gỗ rừng trồng: CTLN Bến Hải đang quản lý 9.463 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 7.012,7 ha rừng đã trồng, có một số ít diện tích rừng trồng Keo đã khai thác và đã trồng lại rừng ngay sau khi khai thác xong. Kỹ thuật khai thác hoàn toàn thủ công, chặt trắng, cắt khúc và vận chuyển bằng máy công nông đưa gỗ tròn từ rừng ra bãi gỗ và được vận chuyển bằng xe tải 5-12 tấn về nhà máy chế biến.Tỷ lệ tận dụng gỗ trong khai thác rất thấp chỉ đạt 60- 65%, nhiều đoạn ngọn cây còn bị bỏ lại trong rừng, không vệ sinh rừng sau khai thác. Các hoạt động khai thác và vận chuyển không ảnh hưởng nhiều đến xói mòn đất và kết cấu vật lý cũng như các yếu tố hình thành đất. Công tác duy tu, bảo dưỡng đường trong khai thác vận chuyển gỗ từ rừng ra bãi gỗ chưa được chú trọng, chủ yếu chỉ lợi dụng hệ thống đường dân sinh hiện có để khai thác gỗ, chưa có quy hoạch chi tiết và lâu dài cho mạng lưới đường trong lâm nghiệp. Trong những năm gần đây Công ty đã thực hiện vệ sinh rừng sau khai thác đúng theo quy trình kỹ thuật khai thác rừng trồng do Bộ NN&PTNT ban hành. b) Đánh giá các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng. Công ty công nhận và tôn trọng các quyền hợp pháp của người dân về quản lý sử dụng đất của họ; Có văn bản cam kết giữa Công ty với địa phương (xã) về cơ chế giải quyết các mâu thuẫn về quản lý bảo vệ rừng; có thoả thuận và thực hiện việc bồi thường khi làm ảnh hưởng đến đất đai của người dân. Công ty tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên và nhiều người dân trong vùng, thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn của pháp luật về bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động, đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động. Ngoài lực lượng công nhân lao động hiện có Công ty còn sử dụng từ 500- 600 lao động là người địa phương lân cận, trong đó có các con em đồng bào dân tộc Vân Kiều ở các xã miền núi huyện Vĩnh Linh. Công ty thường xuyên tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống cho người lao động. Mức thu nhập hiện tại của người lao động bình quân 2- 3 triệu đồng/tháng. Khi Công ty khai. thác rừng người dân địa phương được tận dụng cành, ngọn về làm củi đun. Công ty thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo cho người lao động. Thay đổi thói quen đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Công ty có những đóng góp tích cực vào các dịch vụ sản xuất và đời sống trên địa bàn. Luôn quan tâm đến phong trào trồng cây gây rừng, ươm cây giống phục vụ cho Công ty và người dân địa phương. Trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, quản lý bảo vệ rừng, khai thác nhựa Thông, xây dựng mô hình kinh tế trang trại đem lại mức thu nhập bình quân hàng năm từ 50- 100 triệu đồng/hộ. Với những người dân địa phương sống lân cận địa bàn quản lý của Công ty thì thu nhập do tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh công ty mang lại có thể lên đến 70% thậm chí 100% tổng thu nhập của gia đình họ. Công ty đã làm tốt công tác xã hội như đóng góp quỹ xây dựng trường học, quỹ khuyến học, ủng hộ đồng bào bão lụt, quỹ vì người nghèo. Công ty đã xây dựng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà Đại đoàn kết” với nguồn kinh phí hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Công ty đóng bảo hiểm cho người lao động là cán bộ công nhân viên của công ty. Có phổ biến các quy định về an toàn lao động, bảng niêm yết an toàn lao động trong nhà xưởng, có trang thiết bị an toàn cho người lao động. Thực hiện dân chủ trong cơ quan, lấy ý kiến của người lao động về các vấn đề liên quan đến công việc, cuộc sống, phát huy sáng kiến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kế hoạch của Công ty không mâu thuẫn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Công ty có nhiều hoạt động đóng góp xây dựng nhiều công trình phúc lợi trên địa phương. Lường trước đến những tác động xấu của hoạt động quản lý rừng của mình đến lợi ích của người dân địa phương, Công ty có tham khảo lấy ý kiến của họ. Nhìn chung mối quan hệ giữa Công ty với người lao động, người dân và chính quyền địa phương được thực hiện khá tốt, mọi lợi ích được giải quyết. trên cơ sở những cam kết giữa hai bên và hài hòa lợi ích. Song về tác động xã hôi còn tồn tại sau:. Chưa có các hương ước, quy ước bảo vệ rừng của thôn bản trên địa bàn. Chưa lập danh mục các khu rừng dễ bị xâm hại và kế hoạch bảo vệ các khu rừng đó. Chưa có văn bản cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC và chưa phổ biến cho cán bộ, công nhân các công ước quốc tế liên quan. Mặc dù đã được tập huấn, phổ biến các nguyên tắc quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng nhưng nhận thức của một bộ phận cán bộ công nhân viên và người lao động của công ty về vấn đề này còn hạn chế. Chưa phổ biến được các nội dung này cho lao động hợp đồng là người dân địa phương sống trong và gần kề địa bàn quản lý của Công ty. Công ty xây dựng phương án giải quyết mâu thuẫn, xung đột về đất đai nếu có xảy ra nhưng chưa chi tiết và cụ thể. Chưa có các bảng hiệu, biển báo, mốc giới dễ nhận biết trên thực địa. Một số nơi ranh giới thực tế khó nhận biết. Thiếu các quy ước hợp tác quản lý và bảo vệ rừng, quyền sử dụng đất và sở hữu các nguồn tài nguyên rừng khác giữa công ty và cộng đồng địa phương cũng như biên bản kiểm điểm việc thực hiện quy ước này. Chưa có bàn bạc giữa công ty và người dân sở tại về các tác động xấu của các biện pháp sản xuất kinh doanh nếu có. Công ty chưa chú trọng đến việc tập hợp, sưu tầm và sử dụng các kiến thức bản địa của người dân địa phương. Chưa có tài liệu lưu trữ của công ty về việc đề nghị chính quyền địa phương giao đất cho công nhân lâm nghiệp của đơn vị. Sự thu hút được một số người dân sống gần rừng tham gia vào các hoạt động của công ty chưa cao, như trường hợp những người dân ở giáp ranh của tỉnh Quảng Bình, những người dân mới định cư tại Xóm Mới, xã Vĩnh Hà. Việc tập huấn kỹ thuật, tập huấn an toàn lao động cho công nhân thời vụ, công nhân thuê khoán còn chưa tốt. Nhận thức của người lao động về an toàn lao động trên một số lĩnh vực. còn hạn chế. Còn thiếu các bảng báo hiệu nguy hiểm ở hiện trường sản xuất. Các tài liệu hướng dẫn bảo quản và xử lý các loại vật tư, trang thiết bị nguy hiểm dễ gây tai nạn chưa được phổ biến rộng rãi cho người lao động. Việc đánh giá tác động xã hội chưa được chú trọng. Chưa cập nhật danh sách người dân và nhóm người trực tiếp chịu ảnh hưởng của các hoạt động quản lý rừng. Chưa có biên bản họp tham khảo ý kiến những người dân bị tác động. Thiếu các phương án ngăn ngừa những tác động xấu đến quyền lợi, tài sản của người dân và các văn bản về cơ chế giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại cho người dân sở tại. đ) Đánh giá quá trình kinh doanh rừng trong quá khứ Trồng rừng kinh tế.

Đánh giá QLR của CTLN Bến Hải theo 10 nguyên tắc QLRBV của FSC 1.Nguyên tắc 1

Ngoài các tiêu chí được trình bày trong phiếu đánh giá, KHQLR của Công ty còn phải bổ sung các nội dung còn thiếu mà các tiêu chuẩn trên đã nêu: xây dựng kế hoạch chưa gắn chặt với thực địa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động xã hội; kế hoạch còn mang tính cứng nhắc, chưa có phương án điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Giám sát và đánh giá: Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.

Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển rừng bền vững cho CTLN Bến Hải

Để làm tốt công tác tuyên truyền, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của Xí nghiệp phải thường xuyên phối kết hợp chặt chẻ với các cơ quan ban ngành liên quan, chính quyền địa phương các xã, các tổ chức đoàn thể, dùng nhiều phương pháp, biện pháp thông tin tuyên truyền phổ biến Luật bảo vệ và phát triển rừng của Nước CHXHCN Việt Nam, xây dựng các bảng tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng ở những nơi có mật độ dân đi lại nhiều dể quan sát dể hiểu để mỗi một người dân tự nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng. Để quản lý và phát triển rừng bền vững, tôi có một số đề xuất sau cho CTLN Bến Hải: Giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về tài chính tín dụng, giải pháp trong công tác bảo vệ rừng, giải pháp về khoa học công nghệ, giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về giảm thiểu tác động đến môi trường, giải pháp tuyên truyền vận động, tuần tra canh gác, giải pháp giao khoán thi công các công trình lâm sinh và giải pháp khen thưởng kỷ luật cho các cá nhân cán bộ có thành tích tốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Kiến nghị

Qua thực tiễn và nghiên cứu cho thấy,công ty Lâm nghiệp Bến Hải là một doanh nghiệp đi đầu và tiên phong trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện QLRBV theo tiêu chuẩn FSC, một công cụ quan trọng thay đổi nhận thức của các nhà lâm nghiệp Việt Nam trong việc ứng xử với môi trường, lao động và thị trường. Có được thành quả đó đã tạo nên thế mạnh cho Công ty trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của công ty ngày càng cao, làm tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước, tích cực trong công tác xã hội, vì cộng đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể.