MỤC LỤC
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giao khoán sản phẩm trong nông nghiệp và giao khoán vườn cây cao su;. - Phân tích thực trạng công tác khoán vườn cây cao su cho hộ công nhân của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị giai đoạn 2002-2012;.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao khoán vườn cây cao su cho hộ công nhân của Công ty đến năm 2020. Thông tin số liệu sơ cấp: Đề tài tiến hành chọn khảo sát 180 hộ công nhân nhận khoán vườn cây cao su của công ty và 60 cán bộ nhân viên công ty, đội trưởng, đội phó các đội giao khoán nhằm phân tích so sánh ý kiến nhận xét của hai đối tượng trên (đối tượng giao khoán và đối tượng nhận khoán) về công tác khoán vườn cây cao su của công ty thời gian qua.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách cán bộ và hộ nhận khoán ở các đội của công ty. Phương pháp thu thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và hộ đã chọn.
Kết cấu luận văn
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Giao khoán lâu dài cho hộ CN với thời hạn 10 năm để CN yên tâm LĐ SX, hàng năm có tổng kết bổ sung, vợ chồng hoặc con cái của người nhận khoán có quyền tiếp tục nhận khoán khi có đủ điều kiện theo Cty quy định (là người đã được đào tạo cạo mủ, được Cty tuyển vào làm hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn). Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan đưa lại, vì vậy một số vườn cây khi thựchiện khoán vượt khoán nhiều, một số vườn cây hụt khoán lớn, trường hợp này tập thể CN sẽ họp lại, thảo luận tìm nguyên nhân và quyết định giao thêm sản lượng cho vườn này hoặc giảm sản lượng cho vườn khác, hoặc sử dụng quỹ sản lượng dự phòng để miễn giảm sản lượng cho những vườn có lý do chính đáng, không thực hiện được kế hoạch sản lượng.
Nếu định mức và đơn giá cao, sẽ tạo cơ hội thuận lợi khuyến khích cho hộ gia tăng LĐ, quan tâm chăm sóc vườn cây, tăng năng suất, hiệu quả SX, tuy nhiên định mức và đơn giá cao dễ dẫn đến hiệu quả SX KD của Cty thấp, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Cty. Khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ được xem như là một khu vực ngoài truyền thống và ít thuận lợi cho cây CS do một số yếu tố khí hậu hạn chế (nhiệt độ thấp, bão to, mưa lớn, gió lào…) Năm 2011 ngành CS Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu CS thông qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại.
Với mục tiêu chiến lược tổng quan ngành CS Việt Nam từ năm 1996 đến 2005 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển 700.000 ha CS trong cả nước: “Ngành CS có trách nhiệm tổ chức trồng và SX CS nguyên liệu phục vụ cho SX và đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm CS ở trong nước” (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt tổng quan phát triển ngành CS Việt Nam từ năm 1996-2005 ngày 05/02/7996). Khoán phải đi đôi với quản, hàng tháng, hàng quý phải xem xét tình hình thực hiện sản lượng của từng CN và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh tình trạng tháo khoán, đồng thời tăng cường công tác quản lý kỹ thuật khai thác, giám sát chặt chẽ chế dodọ hao dăm trên cơ sở quy trình chỉ đạo của Tổng Cty theo chu kỳ kinh tế của từng vườn cây.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU CHO HỘ CÔNG NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV
Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo. Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh trong thời gian tới. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng tri 2011) Hiện nay lực lượng LĐ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp ở tỉnh Quảng trị khá lớn (chiếm 50%), thêm vào đó là trình độ của người LĐ đã cải thiện đáng kể, nắm bắt nhanh những cải tiến trong kỹ thuật trồng cũng như chế biến CS, tỉnh Quảng Trị là tỉnh có thế mạnh trong việc phát triển cây CS tiểu điền.
+ Đối với CSKD: Hàng năm Cty căn cứ vào độ tuổi cây, sản lượng thực tế của từng phần cây, và các điều kiện về địa hình, địa chất khoảng cách thực tế từ đơn vị đến lô nhận khoán, căn cứ vào tình hình chế độ chính sách tiền lương hiện hành, tùy thuộc vào tình hình tiêu thụ hàng hóa, giá cả thị trường, để Cty xây dựng sản lượng khoán, từ đó xây dựng đơn giá khoán cho từng lô. Việc quản lý vật tư, dụng cụ trang bị trên vườn cây cũng nhiều thuận lợi, công tác tận thu mủ đạt cao hơn… Qua thực tế tại Quảng Trị, khi GKVC cho người LĐ thì công tác quản lý chặt chẽ hơn, quy trình kỹ thuật được đảm bảo, kỹ thuật cạo tốt, ý thức làm chủ của người LĐ được nâng lên rất cao, được thể hiện ở các lĩnh vực bảo vệ vườn cây không bị lấn chiếm, bảo vệ sản phẩm không bị mất cắp, vườn cây phát triển tốt do CN tự đầu tư chăm sóc, năng suất vườn cây cao, thu nhập của người LĐ lớn, đã tạo ra phong trào thi đua LĐ sôi nổi toàn Cty với hiệu quả cao,… Đây là việc làm hợp lòng dân, phù hợp với CN CS trong xu thế phát triển để hội nhập với khu vực và quốc tế. Công tác tận thu mủ cũng đạt kết quả tốt hơn vì CN trút mủ 2 lần hoặc chờ trên vườn cây chảy hết mủ mới trút giúp cho người LĐ tăng năng suất, do ít đi lại so với bố trí hai vườn xa nhau, người LĐ cạo được hết cây cạo, nếu một trong hai vườn thiếu trang bị vật tư có thể lấy vật tư vườn bên cạnh bổ sung kịp thời, trong lúc chờ trút mủ có thể tranh thủ bóc mủ tạp vườn kế cận, làm các công việc chăm sóc khác.
Qua điều tra thực tế chúng tôi nhận thấy, mặc dù năm 2012, chủ trương Cty tăng lượng vật tư cung cấp và thay mới các loại vật tư, dụng cụ khai thác mủ giúp hộ phấn khởi, nhưng việc cung cấp vật tư, đặc biệt là phân bón năm 2012 đã sinh ra nhiều bất cập, đặc biệt là thời gian cung cấp chậm so mọi năm và quá trình sinh trưởng phát triển của CS. Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi nhận thấy, mặc dù Cty cố gắng giải quyết dứt điểm các khiếu nại hay thắc mắc của hộ nhận khoán, tuy nhiên do Cty đóng ở địa bàn thành phố, NT phân bố khắp nơi ở Gio Linh, Vĩnh Linh và địa bàn hộ CN rộng, nên việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của Cty mất nhiều thời gian vì thế tiêu chí này được các hộ đánh giá mức đáp ứng thấp, đó cũng là thực tế hiển nhiên hiện nay, không những ở Cty TNHH MTV CS Quảng Trị mà cả ở nhiều Cty khác trên toàn quốc. Từ kết quả mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy, các biến độc lập đều có ảnh hưởng tích cực đến “Đánh giá của hộ CN đối với công tác GKVC CS của Cty”, vì hệ số hồi quy của các biến độc lập: F1 (Chính sách khoán và năng lực phục vụ), F2 (Thủ tục và địa điểm giao dịch), F3 (Hợp đồng và sự quan tâm của Cty), F4 (Phương tiện vật chất), và F5 (Chính sách đơn giá khoán) đều dương với Sig.
Tuy nhiên hình thức này lại dẫn đến tình trạng Cty không chủ động được nguồn nguyên liệu, bị động trong tất cả nhiều khâu, đặc biệt là vật tư kỹ thuật, thời gian khai thác, sản lượng mủ thu hoạch… Vì vậy, để hoàn thiện công tác khoán vườn cây CS cho hộ CN một cách bền vững lâu dài và hiệu quả, Cty cần hoàn thiện cơ chế khoán kết hợp chính sách khuyến khích, khen thưởng hợp lý nhằm khắc phục những hạn chế trên. - Chính sách khen thương phúc lợi: ngoài tiền lương, Cty nên chú trọng người LĐ phải được hưởng theo năng suất và hoàn thành công việc như các cá nhân, đơn vị tiêu biểu trong tháng, quý, trong năm, thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng trong dịp lễ tết, ngày thành lập Cty, đặc biệt chế độ thưởng cao đối với các hộ nhận khoán các vườn cây xấu, năng suất thấp nhưng vượt sản lượng khoán. Cty cần đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt lực lượng LĐ nguồn trong các hộ CN, cử họ tham gia các chương trình đào tạo trung và dài hạn, nhằm mục tiêu khuyến khích động viên người LĐ và con em họ gắn bó với NT và Cty, từng bước phát triển kỹ năng tay nghề, nâng cao năng suất lao đông và chất lượng sản phẩm CS cho Cty.