Thực trạng các hoạt động dịch vụ đầu tư và quản lý đầu tư của Techcombank chi nhánh Lý Thường Kiệt

MỤC LỤC

Thực trạng các hoạt động có liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Ngân hàng Techcombank

( Nguồn:Techcombank chi nhánh lý thường Kiệt) Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, huy động dân cư còn được thúc đẩy nhờ vào chính sách chăm sóc khách hàng và những cải tiến liên tục trong quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tăng thêm tiện ích cho khách hàng. Dự báo trong năm 2010, các hoạt động dịch vụ sẽ chiếm đến 67% lợi nhuận trước thuế của Techcombank và bù đắp cho hoạt động tín dụng, vốn có nhiều ảnh hưởng do Ngân hàng Nhà nước chủ trương thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát.Mặc dù tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhưng huy động vốn của Techcombank cũng tăng khá mạnh để duy trì sự an toàn thanh khoản của ngân hàng. Các sản phẩm của Techcombank đưa ra đã được chuyên biệt hóa, phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng, không chỉ đơn thuần là các sản phẩm đơn lẻ mà đã được tăng cường sự hỗ trợ công nghệ trong quy trình, bán chéo sản phẩm, như: Thẻ thanh toán, dịch vụ tài khoản, sản phẩm huy động, cho vay nhà, tín dụng tiêu dùng.

Techcombank đã trở thành một trong số ít ngân hàng có tỷ trọng thu dịch vụ trong doanh thu và lợi nhuận cao, tránh phụ thuộc nguồn thu tập trung lớn vào tín dụng và hoạt động đầu tư có mức độ rủi ro cao.Điều này hướng tới sự phát triển bền vững của Techcombank. Chất lượng thanh toán quốc tế ổn định với tỷ lệ điện chuẩn đạt mức 99,1% được nhiều định chế tài chính uy tín trên thế giới công nhân trong nhiều năm liên tục như Citibank, the Bank of NewYork, Vachovia,… Ngoài ra, Techcombank cũng được khách hàng công nhận là ngân hàng đạt hiệu quả cao trong thanh toán quốc tế cũng như tài trợ thương mại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tính nhanh chóng và chính xác. Với nhiều gói sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn trong đó nổi bật là: Tài trợ xuất khẩu và thanh toán quốc tế, Techcombank hướng tới cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn nước ngoài, chi phí cạnh tranh với cả ngân hàng ngoại và ngân hàng trong nước, đồng thời có những đổi mới mạnh mẽ để phù hợp với tình hình biến đổi trên thị trường tài chính và nền kinh tế trong nước.

Bên cạnh đó Techcombank cũng chú trọng và hỗ trợ tích cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bằng việc trở thành ngân hàng ủy thác thanh toán cho Sàn Giao dịch cà phê đầu tiên tại Việt Nam và gói dịch vụ Cho vay nông sản nhiều ưu đãi. Bước 1- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào Sổ theo dừi và giao hồ sơ cho cỏn bộ trực tiếp thẩm định. Bước 2- Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin.

Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật – công nghệ - môi trường, kinh tế… phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tùng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai với dự án, như vượt chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi… khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vồn của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án.

Để đảm bảo tính vững chắc và dự án có hiệu quả, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.

Bảng 4: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án.
Bảng 4: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án.

Kiểm tra lại các điều kiện khoản vay

Nếu khụng đủ điều kiện, nờu rừ lý do và chuyển trả lại Chi nhỏnh.

Theo dừi nguồn vốn

Ban Ủy thác Đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Chi nhánh chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày đến hạn phải trả lãi và trả gốc của khoản vay lại từ quỹ SMEDF; đôn đốc các chi nhánh thực hiện trả gốc và lãi đúng hạn. Ban Uỷ thác Đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Phòng Nguồn vốn và bộ phận Back-Office chậm nhất 5 ngày trước ngày phải trả lãi và trả gốc cho Quỹ SMEDF.

Lập báo cáo, tổng hợp và gửi báo cáo

Ban Ủy thác Đầu tư chịu trách nhiệm lưu các hồ sơ, thông tin và báo cáo liên quan đến dự án SMEDF này.

Trả vốn SMEDF

Đánh giá tình hình các hoạt động có liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của ngân hàng techcombank

Techcombank là một trong số ít các ngân hàng kiểm soát tốt thanh khoản và nhờ đó vẫn tiếp tục cho vay khách hàng và đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ ngay cả trong những tháng khó khăn nhất (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2009) được đông đảo khách hàng đánh giá cao. Lợi nhuận trước thuế của Techcombank sau khi đã trích đủ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (bao gồm cả dự phỏng rủi ro tín dụng và dự phòng giảm giá chứng khoán) đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 125% so với mức lợi nhuận của năm 2008, vượt 26,9% so với kế hoạch đề ra. Năm 2009 cũng là năm thành công của Techcombank trong lĩnh vực dịch vụ, với doanh thu từ khu vực này tăng 180% so với năm 2008, đạt 567 tỷ đồng, đưa Techcombank trở thành một trong các ngân hàng có mức thu dịch vụ tốt nhất trên thị trường.

Năm 2009 Techcombank mở thêm một số chi nhánh, phòng giao dịch mới tại các địa bàn kinh tế lớn nhằm tăng khả năng huy động dân cư, phát triển tín dụng cá nhân và phát triển dịch vụ phi tín dụng. Tuân thủ và thực hiện tốt các chính sách quản lý của Ngân hàng nhà nước Bên cạnh việc thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2009, Techcombank đã áp dụng nhiều biện pháp tín dụng linh hoạt, triển khai nhiều gói sản phẩm, dịch vụ ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu…, đồng thời ngân hàng đã thi hành các chính sách nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tuân thủ các chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ. Chương trình bảo hiểm sức khỏe dành riêng cho toàn bộ nhân viên của Techcombank được xây dựng, được thiết kế bởi công ty Aon Việt Nam và bảo hiểm bởi 2 công ty bảo hiểm uy tín là Bảo Việt và Bảo Minh.

Đơn bảo hiểm này cho phép nhân viên của Techcombank sử dụng các dịch vụ y tế cao cấp tại các bệnh viện đat tiêu chuẩn Quốc tế ở Việt Nam như bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) và bệnh viện Pháp Việt, bệnh viện Columbia Asia (HCM)… Ngoài ra, các nhân viên Techcombank có thể mua bảo hiểm cho người thân của mình cùng tham gia vào chương trình này. Với dịch vụ “24h để vay” Techcombank còn đồng hành thân thiết với các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế. Mạng lưới chi nhánh của Techcombank chưa phát triển rộng khắp cả nước, nên vốn huy động của Techcombank chủ yếu vẫn tập trung vào khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành phố lớn.

Tâm lý người dân Việt Nam không thích gửi tiền ở những ngân hàng ngoài quốc doanh vì họ cho rằng rủi ro tín dụng cao, đây chính là trở ngại lớn cho công tác huy động vốn ở khu vực dân cư của Techcombank. Techcombank là một NHTM đa ngành phục vụ cho mọi ngành kinh tế, do đó đối tượng khách hàng rất đa dạng ít có khách hàng truyền thống, khiến cho công tác huy động vốn gặp không ít khó khăn.