MỤC LỤC
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; phân biệt với các hình thức giám sát, kiểm tra, kiểm sát, thanh tra của các cơ quan nhà nước khác. - Nghiên cứu các quy định của pháp luật về thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; đánh giá một cách khoa học, khách quan những mặt mạnh, mặt yếu, những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn tổ chức các hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.
- Nghiên cứu khái niệm hiệu quả hoạt động giám sát và xây dựng các tiêu chí làm căn cứ đánh giá toàn diện thực trạng của hoạt động giám sát hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp tổng thể, khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.
- Luận văn góp phần nâng cao nhận thức về hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội, hiệu quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội trong tổng thể hoạt động giám sát của Quốc hội. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành luật, cho các hoạt động của các cơ quan thực tiễn trong việc xây dựng và thi hành luật.
Theo Hiến pháp năm 1992, để bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thể nêu ra một số hình thức giám sát, kiểm tra của các cơ quan nhà nước như: giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH; kiểm tra, thanh tra của Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ và cơ quan thanh tra Chính phủ; kiểm tra, kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; kiểm tra của Toà án. Về mặt đối tượng: Theo quy định tại Mục I, Chương II của Luật Thanh tra 2004, đối tượng của công tác thanh tra là: hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước từ cấp bộ trở xuống, bao gồm cả thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước (nói cách khác là kiểm tra hoạt động của chính bộ máy do mình quản lý) và thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước (hay còn gọi là thanh tra theo ngành, lĩnh vực).
Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền giám sát tối cao của Quốc hội là quyền của Quốc hội thực hiện việc theo dừi, xem xột, kiểm tra tớnh hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản và hoạt động của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, xử lý những vi phạm Hiến pháp, luật và Nghị quyết của Quốc hội do những cơ quan nói trên gây ra nhằm bảo đảm cho Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội được nghiên chỉnh chấp hành. Mặc dù có ưu điểm hơn so với hai quan điểm trước vì không giới hạn đối tượng chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội song cũng như hai quan điểm trên, quan điểm này đã khụng chỉ rừ nội dung hoạt động giỏm sỏt tối cao của Quốc hội gồm những hoạt động nào, chưa nêu lên được mối quan hệ giữa hoạt động giám sát của tập thể Quốc hội với các hoạt động giám sát của ĐBQH, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội.
Do đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát cần đánh giá ở 2 phương diện: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (thực hiện các quyền lực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước )và Quốc hội có quyền giám sát tối cao (đánh giá hoạt động của các chủ thể thuộc phạm vi giám sát, phương thức, hậu quả giám sát tối cao). - Theo đối tượng chịu sự giám sát: hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được đánh giá dựa trên hoạt động giám sát của Quốc hội, cỏc cơ quan của Quốc hội trong việc theo dừi, đỏnh giỏ hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.
- Quy trách nhiệm đối với chức danh bị giám sát: bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSNDTC do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Những chế tài này mang ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn, làm thay đổi về nhiều mặt các quan hệ kinh tế - xã hội của đất nước hằng năm và trong từng giai đoạn, thể hiện tính tối cao của quyền giám sát của Quốc hội được xác định từ nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
+ Tự mình hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH hoặc của ĐBQH xem xét, quyết định đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định; huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, theo các quy định mới được sửa đổi, bổ sung của Luật tổ chức Quốc hội (2001), Hội đồng dân tộc, Uỷ ban kinh tế và ngân sách, Uỷ ban quốc phòng và an ninh, Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Uỷ ban về các vấn đề xã hội, Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường, Uỷ ban đối ngoại còn có thẩm quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực do Hội đồng, Uỷ ban phụ trách; kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Với thẩm quyền huỷ bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành các văn bản trái với quy định của Hiến pháp, luật của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có thể nói Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có vai trò rất quan trọng trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC và các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan khác (trường hợp các văn bản liên tịch giữa cơ quan nhà nước với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội). Thông qua việc xem xét này mà Quốc hội đánh giá năng lực, trình độ và trách nhiệm của những người thuộc đối tượng giám sát tối cao của Quốc hội, đồng thời là tiền đề, căn cứ để ĐBQH thể hiện các quyền khác như bỏ phiếu tín nhiệm, bầu cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm..Vì thế Luật hoạt động giám sát đã cụ thể hóa quyền chất vấn của ĐBQH và nghĩa vụ trả lời chất vấn của những người thuộc đội tượng chất vấn.
Theo quy định của pháp luật, UBTVQH giám sát việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; quyết định bãi bỏ hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, ĐBQH quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH; xem xét tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi cần thiết; quyết định giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải tán Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân; phê chuẩn kết quả bầu cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chưa tổ chức được nhiều hoạt động khảo sát thực tế nên chất lượng của hoạt động thẩm tra báo cáo công tác của các cơ quan thuộc lĩnh vực phụ trách chưa cao; công tác nghiên cứu, phân loại, xử lý đơn thư chuyển đến cơ quan hữu quan, đụn đốc, theo dừi và giỏm sỏt việc giải quyết các đơn thư còn hạn chế; việc giám sát văn bản chủ yếu là kết hợp với giám sát chuyên đề và nhiều khi việc giám sát mới tập trung vào tiến độ ban hành và số lượng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết mà chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của từng văn bản nên những nội dung không bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc trái với nội dung của luật đã không kịp thời được phát hiện để kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Bên cạnh đó, các cơ chế giám sát và sự phối hợp giám sát giữa các cơ quan thực hiện chức năng giám sát, trong đó Quốc hội giữ vị trí tối cao chưa được xây dựng đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực và hiệu quả giám sát, làm chất lượng của các đợt giám sát không được như mong muốn, uy tín và vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện chức năng giám sát không được đánh giá cao. Từ việc phân tích quá trình hình thành và phát triển những quy định của pháp luật trong nước về quyền giám sát tối cao của Quốc hội thông qua 4 bản Hiến pháp từ năm 1945 đến nay, có thể thấy quyền giám sát của Quốc hội được ghi nhận là quyền giám sát tối cao và phạm vi thực hiện quyền giám sát tối cao là toàn bộ hoạt động của nhà nước.
Quốc hội vẫn chưa thực hiện được tốt nhất vai trò là cơ quan giám sát tối cao, các cơ quan của Quốc hội vẫn chưa thể hiện được trách nhiệm của cơ quan mình trong việc thực hiện các hoạt động giám sát theo yêu cầu và theo chức năng Hiến định, thể hiện ở một số điểm như: vai trò hoạt động giám sát của Quốc hội chưa được nhận thức đúng và thực hiện đầy đủ tương xứng với vị trí của Quốc hội trong hệ thống quyền lực nhà nước; vai trò của các cơ quan của Quốc hội trong việc thực hiện các hoạt động giám sát chưa được nhận thức đầy đủ, vẫn chỉ được coi là hoạt động độc lập với hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội…Những tồn tại, hạn chế này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm giảm sút nghiêm trọng hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần phải được xác định phương hướng và các giải pháp phù hợp trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc: giám sát vừa là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước vừa là một phương thức bảo đảm quyền lực nhà nước đuợc thực hiện đúng trong phạm vi, thẩm quyền, hình thức mà pháp luật quy định cho mỗi một thiết chế trong hoạt động thực tiễn.
Đặc biệt, Đảng Đoàn Quốc hội cần tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới phương thức chỉ đạo, lãnh đạo của mình như: ban hành mới hoặc tiếp tục đôn đốc chỉ đạo bằng văn bản đối với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH nhằm tiếp tục cải tiến hoạt động giám sát theo các nội dung đã được Đảng Đoàn Quốc hội kết luận; phân công từng uỷ viên Đảng Đoàn Quốc hội căn cứ vào lĩnh vực phụ trách quán triệt những giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội đã được xác định trong Đề án để triển khai thực hiện trong thực tế. Đổi mới nhận thức về vai trò giám sát tối cao của Quốc hội trước hết là từ phía chủ thể thực hiện giám sát về mục đích, phạm vi, đối tượng và nội dung của hoạt động giám sát, khắc phục tư tưởng nể nang, ngại va chạm, “dĩ hòa, vi quý” không muốn ảnh hưởng tới mối quan hệ “thống nhất” giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp; hoặc cho rằng quyền lực giám sát bắt nguồn từ vị trí công tác trong bộ máy nhà nước, trong Đảng nên khó đưa ra những đề xuất về nội dung giám sát đối với đối tượng giám sát.