MỤC LỤC
Đối với các NHTMVN, trong đó NHTMNN là một khu vực lớn, giữ vai trò chi phối, thì hoạt động TTQT đang trở thành một lĩnh vực mũi nhọn để phục vụ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và đặc biệt là để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Thanh toán quốc tế của các NHTMNN trong thời gian vừa qua đã đạt được những bước phát triển quan trọng góp phần mở rộng tầm hoạt động, hội nhập cộng đồng ngân hàng quốc tế và đưa lại những lợi ích to lớn cho ngân hàng.
Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tổng quát về vấn đề hiệu quả TTQT của NHTMVN, do vậy đề tài không bị trùng lắp với các công trình đã công bố trước đó.
- Về mặt nghiên cứu thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động TTQT của NHTMVN thời gian qua, luận án đã chỉ ra rằng mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song những mặt hạn chế cũng không phải là ít và để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO thì không còn con đường nào khác là các NHTMVN phải chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NH mình. + Khó khăn: Đó là việc thu thập số liệu từ các NHTM, bởi vì hoạt động TTQT là hoạt động hết sức mới mẻ đối với các NHTMVN (trừ NHNTVN đã có hoạt động TTQT từ lâu, còn các NHTM khác chỉ có hoạt động TTQT từ sau năm 1990), số liệu của các NH thường không đồng nhất, không cụ thể và không chi tiết nên rất khó khai thác và so sánh.
- Đối với nền kinh tế: Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán XNK của nền KT như một tổng thể, thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế, tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác, thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế, đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng NSLĐXH, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, ổn định nền kinh tế. Hoạt động TTQT của NHTM luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường và do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là do nguyên nhân khách quan từ những chính sách vĩ mô của Nhà nước, sự thiếu hiểu biết về thương mại quốc tế hay hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng; hoặc có thể do những nguyên nhân chủ quan từ chính các ngân hàng như sự thiếu hụt và không đồng bộ của các cơ chế, chính sách, các quy trình nghiệp vụ cho hoạt động TTQT, những rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng hay sự thiếu hiểu biết của cán bộ làm công tác TTQT. (2) Kinh nghiệm quản lý nợ xấu trong hoạt động TTQT của Singapore Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ xấu thông qua các cơ chế, chính sách cho vay, thành lập uỷ ban giám sát NH cũng như mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh NH hiện đại, Singapore quy định những người ký kết các khoản tín dụng phải chịu trách nhiệm trước tiên trong việc thực hiện phân loại tín dụng chính xác dựa trên những đánh giá về tình hình tổng thể (khả năng thanh toán từ các nguồn thu nhập thông thường, người bảo lãnh, tài sản ký quỹ, dòng tiền, các điều kiện về tài chính, triển vọng phát triển…) và có thể thay đổi kết quả phân loại trong quá trình phê chuẩn thông thường hay vào bất kỳ thời điểm nào khác.
Từng NHTM phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh mới, nhất là chú trọng việc mở rộng quy mô hoạt động, HĐH công nghệ, hoạt động marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến; cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy kinh doanh mới; xây dựng, chuẩn hoá và văn bản hoá toàn bộ các quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp, xác định trách nhiệm rừ ràng, tuõn thủ triệt để cỏc quy trỡnh và văn bản đó được xõy dựng. ∗ Ba là: Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình hoạt động TTQT hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, xây dựng và hoàn thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Những kết quả nổi bật của các NHTMVN trong thời gian qua là: hoàn thành vượt mức, toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; nỗ lực nâng cao năng lực tài chính và thực hiện minh bạch, công khai hoạt động kinh doanh; phát triển mạnh mẽ và nâng tầm quan hệ hợp tác đầu tư với các đối tác chiến lược tại thị trường trong nước và quốc tế; sử dụng có hiệu quả nền tảng công nghệ thông tin hiện đại trong ứng dụng và phát triển sản phẩm; tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, kênh phân phối theo đúng định hướng phát triển; chuẩn bị những điều kiện cần thiết để CPH; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản trị điều hành hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
Số lượng thẻ quốc tế phát hành cũng như doanh số chi tiêu của thẻ thời gian qua ở các NHTMVN đạt mức tăng trưởng hết sức khả quan và mức phí ròng thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ cũng không ngừng tăng lên, trong đó nổi bật là sự phát triển của các loại thẻ Amex, Visa, Master, JCB,… Về sản phẩm thẻ, trên cơ sở nền tảng công nghệ của Dự án hiện đại hoá, công tác phát triển sản phẩm thẻ của các NHTMVN không ngừng phát triển các tiện ích gia tăng dựa trên dịch vụ thẻ ATM, Connect- 24… Sản phẩm thẻ của các NHTMVN thời gian qua đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau. Đối với công tác quản lý rủi ro thị trường, các NHTM đã thực hiện nghiêm các quy định của NHNN như Quy định trong quản lý ngoại hối, thực hiện các chỉ tiêu quản lý theo Quyết định 467/QĐ-NHNN, ban hành và thực hiện chính sách quản lý rủi ro thị trường, áp dụng các công cụ để quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá theo phương pháp truyền thống: Phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, duy trì cơ cấu tài sản hợp lý, quản lý trạng thái ngoại hối theo quy định của NHNN, thực hiện các sản phẩm phái sinh ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro, theo sát thông tin hướng dẫn thị trường. - Đối với L/C hàng nhập: Trong quan hệ thanh toán hàng NK qua NH hiện nay, bên cạnh những khách hàng có kiến thức và biết giữ chữ “tín” với bạn hàng của họ, có tinh thần hợp tác, tôn trọng cam kết với NH phục vụ mình, đáng tiếc vẫn còn một số khách hàng có thể chưa am hiểu về buôn bán ngoại thương, không có đủ kiến thức về TTQT, kinh doanh theo thời vụ, tính lợi trước mắt, bỏ qua thông lệ quốc tế biến NH thành nơi gánh chịu các tranh chấp kể cả tranh chấp thương mại (tranh chấp hàng hoá), làm mất uy tín của NH.
Khi khách hàng có nhu cầu TTQT, sẽ được NH cung cấp các thông tin về tỷ giá, lãi suất, các phân tích chuyên sâu về xu hướng biến động của thị trường, các hướng dẫn cụ thể về xu hướng biến động của thị trường, các biện pháp phòng ngừa rủi ro, cũng như việc chấp hành tốt các quy định của NN trong hoạt động TTQT, tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn thị trường, loại tiền thanh toán, NH thanh toán… Thậm chí cán bộ NH có thể tham dự cùng với khách hàng khi khách hàng yêu cầu để đàm phán ký kết hợp đồng thương mại nhằm giúp khách hàng đạt được những mục tiêu tối ưu nhất.