MỤC LỤC
“Tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và xuất bán theo yêu cầu của. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong khâu lưu thông hàng hoá và là cầu nối trung gian giữa sản xuất, phân phối, và tiêu dùng. Các nghiệp vụ sản xuất, kỹ thuật chuẩn bị hàng hoá để xuất bán cho khách hàng bao gồm: tiếp thị, phân loại, mẫu mã…để chuẩn bị cho hàng hoá chuyển hàng theo yêu cầu của khách hàng.
Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch thì đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác thị trường nắm bắt nhu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng. Thông qua tiêu thụ sản phẩm mà người mua chấp nhận thanh toán tiền và nhận hàng thì quá trình thực hiện giá trị hàng hoá là kết thúc.
Các bước của khâu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là: chuẩn bị tiêu thụ, thực hiện tiêu thụ, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động truyền thông bao gồm: quảng cáo, khuyến khích bán hàng, các chính sách tiêu thụ (chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách thúc đẩy bán hàng…). Quảng cáo và khuyến khích bán hàng là các hoạt động có tác dụng đi ngay vào tâm lý khách hàng, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng khi mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp.
Cho nên các doanh nghiệp nên áp dụng chính sách giá linh hoạt, chính sách giảm giá cho những khách hàng thường xuyên mua hàng của doanh nghiệp. Lựa chọn kênh tiêu thụ trực tiếp hay gián tiếp là vấn đề đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xỏc định rừ để tổ chức hoạt động tiờu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tổ chức bán hàng là khâu quan trọng nhất trong việc tổ chức tiêu thụ và sau tiêu thụ vì đó là công việc trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Các nhân viên bán hàng là người trực tiếp giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng vì thế họ phải có đủ các điều kiện như chuyên môn nghiệp vụ, nghệ thuật bán hàng… Để phát huy hết khả năng của những nhân viên bán hàng, thì doanh nghiệp có những chính sách đào tạo khối nhân viên, đãi ngộ thoả đáng với nhiệm vụ của họ. Doanh nghiệp cần tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ sau bán hàng để đảm bảo nhanh, thuận tiện, hiệu qủa để duy trì, củng cố, mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Các biện pháp sửa đổi như đóng gói lại, sửa màu hàng hoá, đa dạng hoá về khối lượng, giá bán, tên hay mùi vị..Đây là hình thức cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lựa chọn được trình độ sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, nhạy bén trong cách thay đổi sửa đổi hàng hoá thì doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm. Bằng cách sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng quảng cáo thường kích thích mua hàng vì vậy sẽ làm tăng doanh số bán ra, nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngược lại, chi phí quảng cáo rất cao sẽ gây lãng phí tiền khi quảng cáo cho nhiều khách hàng không phải là khách hàng tiềm năng và thời gian quảng cáo rất ngắn nên khách hàng sẽ dễ dàng quên sản phẩm. Các lợi ích vật chất bổ sung như ưu đãi cho khách hàng mua hàng thường xuyên, thưởng cho các đại lý bán được nhiều hàng có tác dụng rất mạnh mẽ tác động trực tiếp đến tâm lý và tạo điều kiện tốt trong việc tiêu thụ sản phẩm. Một số biện pháp khác được dùng kết hợp cùng với quảng cáo như: tham gia hội chợ triển lãm, tặng quà khuyến mại, chiết khấu cho khách hàng khi thanh toán…Bên cạnh đó cần phải mở rộng quan hệ với công chúng bằng các hoạt động: mở rộng các chiến dịch tuyên truyền sản phẩm, tham gia các hoạt động công ích doanh nghiệp, mở rộng quan hệ với báo, đài…đã và đang khắc dấu ấn và đi sâu vào tâm trí khách hàng.
Đòi hỏi nhân viên của doanh nghiệp phải linh hoạt, khôn khéo, có trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, sự hiểu biết về sản phẩm, được huấn luyện các phương pháp và ứng xử với khách hàng một cách thông minh, lịch sự. Nghệ thuật bán hàng còn được thể hiện qua việc doanh nghiệp luôn luôn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho khách hàng: đa dạng hóa các hình thức bán, mở cửa trước giờ, kéo dài thời gian….
Dịch vụ chăm sóc khách hàng đóng vai trò không nhỏ để nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay. Các vùng khác nhau thì có mức thu nhập, phong cách sống và nền văn hoá khác nhau vì thế có ảnh hưởng nhất định đến hành vi mua của dân cư trong các vùng đó. - Chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại bùng nổ thông tin, trình độ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, vì thế việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là rất cần thiết và cấp bách.
Các doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quá trình sản xuất sẽ giúp cho chất lượng sản phẩm được nâng cao, chi phí giảm, rút ngắn thời gian sản xuất, giá thành sản phẩm hạ v.v…khả năng cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ tăng. Nhà cung cấp cung cấp các nguyên vật liệu, thiết bị, công nhân, vốn, công nghệ…Các doanh nghiệp muốn đảm bảo cho sản xuất tiêu thụ của mình được nhịp nhàng thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp đầy đủ đúng kế hoạch, tiến độ. Tuy nhiên nhà cung cấp có thể gây một áp lực mạnh trong hoạt động của doanh nghiệp bằng cách giảm bớt cung cấp trong những điều kiện cần ưu tiên hay tăng cường cung cấp trong khi doanh nghiệp không có nhu cầu tăng đầu vào.
Nhà phân phối là một bộ phận quan trọng giải quyết vấn đề sản phẩm được đưa như thế nào đến người tiêu dùng, là những trung gian thực hiện các chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp. Năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp được nâng cao phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà phân phối.
Một cơ hội rất lớn đang mở ra cho các doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước nói chung và Công ty Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam nói riêng. Để khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh thì đòi hỏi Công ty cần phải có những cải tiến mọi mặt để nâng cao được chất lượng của sản phẩm để tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm vì có nhiều sản phẩm từ Trung Quốc, Đài Loan…với nhiều chủng loại, mầu sắc, vẫn tiếp tục xuất hiện ồ ạt trên thị trường.
Để tồn tại và đứng vững trên thị trường thì Công ty cần phải chú trọng nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm xe máy của Công ty DETESCOVIETNAM là một đòi hỏi tất yếu cần thiết.