MỤC LỤC
(Nguồn: Giáo trình Quản trị học – 1998) Cơ cấu này tạo ra một giám đốc dự án là người chịu trách nhiệm phải kết hợp các hoạt động của các bộ phận và phân chia quyền lực với cả các nhà quản trị theo chức năng và các nhà quản trị sản phẩm. Phạm vi áp dụng: Rất phù hợp với các công ty kinh doanh đang trên đà phát triển mạnh hoặc đang tiến hành kinh doanh kết hợp với mở rộng, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo ước tính, tổng công suất thiết kế của các nhà máy hiện có đang huy động hiện nay (kể cả trạm nghiền) là 21,96 triệu tấn xi măng; gồm có khoảng 18 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn Clinker trong nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker). Như vậy, với tiềm năng còn rất lớn của thị trường xi măng trong nước, cùng với chiến lược phát triển mở rộng, nâng cao công suất nhà máy lên 3,8 triệu tấn/năm, Công ty Xi măng Bỉm Sơn tự tin sẽ vững bước phát triển, giành được sự tin cậy của khách hàng, giữ vững và nâng cao được thị phần, xứng đáng là một trong những lá cờ đầu của ngành xi măng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Các hình thức đào tạo của công ty bao gồm: đào tạo kèm cặp nghề cho công nhân, đào tạo hoàn chỉnh để cấp bằng CNKT, tổ chức thi nâng bậc cho CNKT và LĐPT, thi nâng ngạch viên chức, đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nước. Trường hợp các trường đào tạo trực thuộc TCT không đáp ứng được nhu cầu thì công ty ký kết hợp đồng đào tạo với các tổ chức, cơ quan hoặc trường đào tạo ngoài TCT. Cán bộ được cử đi đào tạo bồi dưỡng được thanh toán công tác phí; tiền lương, thu nhập được hưởng theo quy định của công ty và có trách nhiệm làm việc cho công ty sau khi học xong theo cam kết trước khi đi học.
Nguyên nhân thứ nhất là do việc tổ chức các lớp đào tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của bản thân người học và công ty; thứ hai là do dây chuyền mới sắp đi. Ngoài ra, việc cử cán bộ đi đào tạo đòi hỏi thời gian và tìm người đảm nhiệm thay thế vị trí đó sau khi cán bộ đi đào tạo vẫn là một bài toán khó đối với công ty để việc sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng.
Do đó, để phát triển và đứng vững trên thị trường, trong tương lai công ty phải có giải pháp khắc phục tình hình này. Phân tích và đánh giá sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh.
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, HĐQT tổ chức họp định kỳ mỗi quý 1 lần, kiểm điểm phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty, tình hình thực hiện các nghị quyết của đại hội cổ đông, cụ thể hoá các kế hoạch, nhiệm vụ và giao cho giám đốc điều hành tổ chức thực hiện. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán và lập báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị, trình đại hội cổ đông thường niên. Chức năng của từng vị trí là: Phó giám đốc sản xuất là người giúp Giám đốc công ty quản lý, chỉ đạo, điều hành về: tổ chức sản xuất của các đơn vị trong công ty; bảo đảm quá trình sản xuất liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng; đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ kế hoạch tháng, quý, năm.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh là người giúp Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác tiêu thụ sản phẩm của các chi nhánh văn phòng đại diện của công ty, chỉ đạo công tác vận tải hàng hóa đến các địa bàn tiêu thụ, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận hàng năm của công ty. • Tổ chức theo dừi, kiểm tra, giỏm sỏt quỏ trỡnh xõy lắp, xỏc định khối lượng, chất lượng công tác xây lắp, nghiệm thu và thanh quyết toán theo từng thời kỳ hay từng giai đoạn với nhà thầu theo Hợp đồng kinh tế đã ký; lập hồ sơ quyết toán công trình và thanh lý hợp đồng với các đơn vị nhận thầu theo đúng quy định hiện hành. Qua đây ta thấy, việc bố trí và sử dụng lao động trong các phòng ban chức năng của công ty vẫn còn những bất cập như việc bố trí và sử dụng nhân viên không đúng năng lực và sở trường của họ, dẫn đến việc thực hiện công việc khó khăn kết quả đạt được không như mong muốn, hoặc có chăng thì phải tốn một khoản kinh phí lớn để làm công tác đào tạo lại hoặc hướng nghiệp.
Các biện pháp mang tính kích thích mà công ty có thể áp dụng như: nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá thực hiện công việc trong khối quản lý, sử dụng các biện pháp kích thích bằng vật chất như: tăng lương, thưởng…cho những cán bộ hoàn thành xuất sắc công việc và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay, môi trường hoạt động của doanh nghiệp đã bắt đầu có chiều hướng thay đổi; thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý SXKD của công ty không thể xơ cứng mà phải luôn được đổi mới cho thích ứng để đảm đương được ngày càng tốt hơn việc thực hiện các chức năng quản trị trong công ty. Một mô hình cơ cấu tổ chức hợp lý phải là một mô hình mà trong đó các bộ phận có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, không thừa và cũng không thiếu bộ phận nào, nhiệm vụ của cỏc phũng ban phải rừ ràng, khụng chồng chộo, bộ mỏy quản lý phải được tinh giản, gọn nhẹ tới mức tối đa có thể. - Đào tạo lúc mới nhận việc, mục đích làm cho nhân viên mới nhận việc quen với công việc, tiếp xúc với các trang thiết bị, với môi trường hoạt động, với công việc này sẽ làm cho nhân viên mới đến có ấn tượng tốt, có mối quan hệ thân thiện với mọi người và sẽ có tư tưởng trung thành với công ty.
Công ty nên chọn những người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, trẻ, trải qua thực tế, có hiểu biết kiến thức xã hội để cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức quản lý, kỹ năng áp dụng tiến bộ KHKT, trình độ ngoại ngữ… phấn đấu có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạo giỏi, thành thạo trong việc sử dụng và ứng dụng các kỹ thuật mới trong công tác điều hành sản xuất của công ty. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ theo phương án tổ chức bộ máy quản lý phù hợp, mở rộng việc đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý hiện; có ưu tiên trước hết cho lực lượng cán bộ quản trị kinh doanh và cán bộ KHKT của những bộ phận then chốt như: Kinh doanh, tổ chức lao động… Trên những cơ sở ưu tiên đó, tiến hành lựa chọn người để đào tạo, với yêu cầu người được lựa chọn phải có động lực và mong muốn phát triển, có khả năng tiếp thu, có sức khỏe phục vụ lợi ích của công ty. Các giải pháp công ty nên áp dụng như: Xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài một cách cụ thể về vật chất, tinh thần như chính sách về phúc lợi, thu nhập, thăng tiến, đào tạo nâng cao… Đồng thời, công ty phải tiếp tục hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo quản lý và sử dụng nguồn nhân lực sao cho thật hiệu quả.
Vì vậy, để góp phần hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý của công ty, dựa trên những định hướng của thầy giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ của tập thể các bác, các cô, chú làm trong phòng Tổ chức – Lao động , chuyên đề đã tập trung nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.