MỤC LỤC
Với tỷ trọng vốn và các nguồn lực khác được đầu tư, quy mô lao động, tiềm năng về khoa học công nghệ, chất xám và ưu thế về thị trường của khu vực này hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác, tăng trưởng của khu vực kinh tế Nhà nước là một yếu tố quyết định trực tiếp đến sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng ngay cả khi nhu cầu lao động không giảm, song do tính chất hiện đại của công nghệ, của quy trình sản xuất và quản lý, lao động chưa qua đào tạo hay đào tạo không phù hợp với trình độ mới trong các DNNN tiền thân sẽ phải được thay thế, nhất là khi việc tuyển dụng và bố trí lao động trong doanh nghiệp CPH thuộc quyền tự chủ của công ty.
Bởi vì một thực tế là trong những năm qua, các DNNN được bao cấp một cách tràn lan, không định hướng, hoạt động không có hiệu quả, ngay cả những ngành then chốt cần phát triển cũng không thoát khỏi vòng xoáy đó. Với cơ chế quản lý kinh tế mới, với việc xác định DNNN là công cụ vật chất để Nhà nước điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, hình thức này cho phép Nhà nước chuyển giao các DNNN mà thành phần kinh tế khác có khả năng hoạt động tốt hơn để tập trung vốn, phát triển những ngành nghề then chốt.
Ngoài tớnh cụng khai, đơn giản, rừ ràng về mặt chớnh trị và tài chớnh đó khắc phục sự không trong sạch và tuỳ tiện của các viên chức thực hiện công vụ thì thông qua đó, biện pháp này cũng đồng thời giáo dục cho công chúng những nguyên tắc đầu tư tài sản, tiền vốn trong nền kinh tế thị trường. Thực hiện phương pháp này có nghĩa là Nhà nước bán một phần hay toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước cho một số cá nhân hay một nhóm nhà đầu tư tư nhân thông qua đấu thầu có tính cạnh tranh, hoặc bán cho những người mua đã được định trước.
Vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân vốn bị coi là "phi Xã hội chủ nghĩa" đã được pháp luật thừa nhận thông qua việc ban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty năm 1990 và sau đó được khẳng định một lần nữa trong Hiến pháp 1992. Luật Doanh nghiệp năm 1999; Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003; Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, trong nền kinh tế nước ta đã xuất hiện các loại doanh nghiệp đối vốn như CTCP, công ty tránh nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp liên doanh.
Đối với trường hợp bán cổ phần tại tổ chức tài chính trung gian: Ban chỉ đạo lựa chọn tổ chức tài chính trung gian giao cho doanh nghiệp ký hợp đồng, cùng doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tài chính trung gian đó thực hiện bán cổ phần cho người lao động, nhà đầu tư chiến lược và cho những nhà đầu tư khác theo quy định. Cuối cùng, thực hiện bàn giao cho Hội đồng quản trị CTCP vốn và tài sản của doanh nghiệp, danh sách người lao động trong doanh nghiệp, hồ sơ, danh sách cổ đông và toàn bộ hồ sơ, tài liệu sổ sách của doanh nghiệp dưới sự chứng kiến của Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.
Về quyền được mua cổ phần lần đầu tại các doanh nghiệp CPH: Trong khi Nghị định 44 vẫn còn không chế mức mua cổ phần (từ 10- 20% tổng số cổ phần tại doanh nghiệp đối với các pháp nhân, từ 5-10% đối với các thể nhân), Nghị định mới đã xoá bỏ mức khống chế về quyền được mua cổ phần lần đầu đối với các pháp nhân và thể nhân trên cơ sở đảm bảo số cổ đông tối thiểu theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định về cố phần chi phối, cổ phần đặc biệt của Nhà nước được quy định trong Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Có thể nói, quá trình CPH trong thời gian vừa qua đã đạt đựơc một số mục tiêu đề ra: CPH đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, trong đó người lao động trở thành người chủ thực sự phần vốn góp của mình trong CTCP và cổ đông ngoài doanh nghiệp, phần lớn là các nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng, đã tạo ra động lực mở rộng thị trường, tăng thêm tiềm lực tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP.
Năm 2005 đồng thời cũng là năm đầu tiên thực hiện CPH theo Nghị định 187/CP, song số lượng doanh nghiệp tiến hành CPH là khá lớn: tổng số doanh nghiệp triển khai thực hiện CPH đạt 1000 doanh nghiệp, trong đó có 800 doanh nghiệp đã hoàn thành chuyển đổi, nâng tổng số DNNN đã hoàn thành CPH từ trước đến nay lên 3207 doanh nghiệp với số vốn gần 40000 tỷ đồng; 123 doanh nghiệp có quyết định công bố giá trị; 77 doanh nghiệp đang triển khai các bước xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp.(30) Như vậy, so với kế hoạch đề ra cho năm 2005 là CPH 728 doanh nghiệp, cả nước đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, đạt 110%. Năm 2005, hai Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tổ chức bán đấu giá cho hơn 60 DNNN CPH theo Nghị định 187/CP với tổng số vốn điều lệ hơn 11672 tỷ đồng; tổng số cổ phần chào bán là trên 348 triệu cổ phiếu, trong đó, số cổ phần đã bán là 273 triệu cổ phiếu, đạt 78% số lượng cổ phiếu chào bán; tổng số tiền thu cho Nhà nước và doanh nghiệp qua đấu giá là 4440 tỷ đồng, trong đó có 52 cổ phiếu đạt mức giá cao hơn khởi điểm.(30) Hoạt động đấu giá cổ phần tuy còn khá mới mẻ với các nhà đầu tư ở nước ta nhưng nó là bước phát triển tất yếu của TTCK, có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích người dân tham gia đầu tư, góp phần thúc đẩy tốc độ của “cỗ xe CPH”. Hơn nữa, các đơn vị tư vấn về chứng khoán và các công ty kiểm toán chỉ có thể định giá về tài chính còn các tài sản chuyên dụng như nhà cửa, vật thể kiến trúc, các vật tư ứ đọng chờ thanh lý đòi hỏi phải có các chuyên gia về thẩm định thì chính bản thân đơn vị tư vấn lại không có đủ điều kiện để thuê người định giá, vì thế mà phải tận dụng “cây nhà lá vườn” dẫn đến chất lượng các dịch vụ tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp không cao, không sát với giá thị trường, đưa đến kết quả là không hấp dẫn các nhà đầu tư, hạn chế sự thành công của các phiên đấu giá cổ phần qua các trung tâm giao dịch chứng khoán.
Vẫn có tới gần 10% doanh nghiệp hậu CPH tiếp tục nằm trong tình trạng thua lỗ, khoảng 1/3 số doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, thậm chí có doanh nghiệp còn quyết định chia cổ tức bằng nông sản, rất nhiều doanh nghiệp nộp ngân sách sụt giảm so với trước, cá biệt như CTCP Kinh doanh (Bộ Xây dựng) chỉ đạt 27,6% so với trước khi CPH, Công ty Thiết kế viễn thông tin học Đà Nẵng đạt 36% … Có đến 1/5 số doanh nghiệp CPH có thu nhập của người lao động tụt giảm, thậm chí có nới thu nhập chỉ bằng 50% so với trước.(21, tr38).
Đặc biệt là với những doanh nghiệp vốn đầu tư lớn, có nhiều triển vọng trong tương lai thì càng cần công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến việc CPH những doanh nghiệp này, có cơ chế giám sát chặt chẽ và nhất thiết phải xử phạt không nương tay những hành vi tiêu cực để loại bỏ hoàn toàn hiện tượng “chia phần hoá” giữa các “đại gia”, những người quen biết, móc ngoặc với các cá nhân có quyền hành trong doanh nghiệp, đem lại sự công bằng cho mọi nhà đầu tư và chống được nguy cơ tư nhân hoá. Thứ hai, để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp cần hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động này nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ, thúc đẩy CPH gắn với niêm yết trên TTCK; rà soát lại các văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn CPH nhằm tháo gỡ các vướng mắc về các thủ tục hành chính mà các doanh nghiệp đang gặp phải; xây dựng quy trình thẩm định lại kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức định giá cho hợp lý để rút ngắn thời gian cổ phần hóa.