MỤC LỤC
- Với tư cách là một hoạt động dưới góc độ quản lý, marketing là một quá trình quản lý về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán, tác động tới những khách hàng mục tiêu nhằm tạo nên những trao đổi thoả mãn khách hàng và đạt các mục tiêu của tổ chức. - Với tư cách là một quan điểm kinh doanh, marketing là quan điểm cho rằng bí quyết của sự thành công của mọt tổ chức kinh doanh là: xác định thị trường mục tiêu, xác định những nhu cầu, mong muốn và cầu của thị trường mục tiêu, thoả mãn được những mong muốn đó, hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. Marketing có vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu biết những yêu cầu cụ thể của khách hàng, sự thoả mãn và mức độ trung thành của họ, dự báo nhu cầu mua sắm đối với những sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới.
Marketing đặt một cơ sở kết nối, cách thức và phạm vi kết nối hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường trước khi doanh nghiệp chính thức bắt tay vào sản phẩm cụ thể cho nên marketing có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên cơ sở lấy thị trường – nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất định cho mọi quyết định của doanh nghiệp. - Giai đoạn trưởng thành: Số lượng tiêu thụ đạt tối đa, lợi nhuận cũng đạt tối đa và bắt đầu giảm; Nhịp độ tiêu thụ chậm dần và bắt đầu giảm do phần lớn khách hàng tiềm ẩn đã mua hàng và doanh nghiệp bắt đầu phải tăng các chi phí marketing để bảo vệ hàng hoá trước các đối thủ cạnh tranh. Việc phát triển sản phẩm mới cần được tiến hành thường xuyên dưới nhiều góc độ khác nhau, sản phẩm mới có thể là sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm cải tiến, sản phẩm mới về hình thức, mới với doanh nghiệp mà không mới với thị trường hoặc là sản phẩm mới hoàn toàn.
Mức giá của sản phẩm không thể quyết định một cách cứng nhắc từ khi sản phẩm mới được tung ra thị trường, mà phải được xem xét định kỳ trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, tuỳ theo những thay đổi về mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự vận động của thị trường, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng như mức giá của đối thủ cạnh tranh.
- Việc phân phối được phổ biến rộng rãi với phạm vi lựa chọn cao hay bị hạn chế chỉ với các trung gian đáp ứng được các đặc trưng đã định sẵn. Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh, phân tích bằng số liệu tuyệt đối cho thấy được khối lượng quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng, vì thế dung lượng ứng dụng số tuyệt đối trong so sánh nằm trong khuôn khổ nhất định.
Sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của các hiện tượng kinh tế, đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích so sánh. Phương pháp đồ thị là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới dạng khác nhau của đồ thị bao gồm: biểu đồ tròn, các đường cong của đồ thị. Ưu điểm: có tính khái quát cao, có tác dụng đặc biệt khi mô tả và phân tích các hiện tượng có tính trừu tượng như phân tích bằng đồ thị quan hệ cung cầu hàng hoá, quan hệ giữa chi phí chìm và quy mô sản xuất kinh doanh….
Khi các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế được biểu thị bằng một hàm số hay một hệ phương trình cụ thể thì phương pháp đồ thị cho phép xác định các độ lớn của đối tượng phân tích cũng như sự tác động của các nhận tố ảnh hưởng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu kế hoạch hoặc kết quả kỳ trước làm thước đo so sánh để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch hay mức độ phát triển của kỳ hiện tại. Thông qua tiêu thụ doanh nghiệp thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, thu hồi được vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn và thoả mãn được phần nào nhu cầu của xã hội. Thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá giúp doanh nghiệp biết được những nguyên nhân, tồn tại ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, qua đó có biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ.
Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được mặt hàng nào bán được, thị trường nào đang cần mặt hàng này, với số lượng bao nhiêu, mặt hàng nào không bán được, qua đó doanh nghiệp sẽ có hướng sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, việc đánh giá được tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cũng như chủng loại mặt hàng tiêu thụ là rất quan trọng, nhưng việc xem xét đến kỳ hạn tiêu thụ của sản phẩm cũng cần doanh nghiệp phải quan tâm. Việc giao kịp thời và nhanh chóng sản phẩm cho khách hàng là biện pháp đảm bảo chất lượng của sản phẩm, thu hồi vốn nhanh cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và cho cả doanh nghiệp thực hiện được các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể so sánh tình hình tiêu thj thực tế với những kỳ kinh doanh trước để thấy toàn bộ tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp qua các thời kỳ, các năm.
Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả đầu ra với nguồn lực đầu vào để tạo ra đầu ra đó. Trong đó các nguồn lực đầu vào là: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn vay. Khi phân tích các chỉ tiêu, chúng ta cần so sánh thực tế với kế hoạch nhằm đánh giá toàn bộ tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu.
- Chiến lược giá (Price): Các chiến lược định giá liên quan đến khu vực địa lý của khách hàng, tính linh hoạt về giá, giá của các sản phẩm có liên quan trong một dòng sản phẩm và các điều khoản tiêu thụ. - Chiến lược phân phối (Place): đây là các chiến lược liên quan đến việc quản lý các kênh marketing mà thông qua đó quyền sở hữu sản phẩm được chuyển từ nhà sản xuất sang khách hàng và những hê thống phân phối qua đó sản phẩm được di chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. - Chiến lược xúc tiến bán (Promotion): đây là các chiến lược truyền thông mang tính phối hợp giữa quảng cáo, bán hàng trực tiếp ,khuyến mãi, quan hệ với công chúng và marketing trực tiếp.
Các chiến lược xúc tiến bán cần được điều chỉnh khi sản phẩm dịch chuyển từ những giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối trong chu sống của nó.
Bước vào giai đoạn đổi mới, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế mở có sự định hướng của nhà nước, và đứng trước những thách thức, cơ hội của thị trường may mặc trong nước và quốc tế, cũng như tình hình nội tại của Xí nghiệp, tháng 11/1992, Xí nghiệp May10 chuyển đổi tổ chức, và hoạt động thành Công ty May10. Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký với khách hàng, Công ty tự mua NPL và tổ chức sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng. - Lập kế hoạch sản xuất: Căn cứ yêu cầu tiến độ của đơn hàng, lên kế hoạch đưa hàng vào sản xuất, đôn đốc các bộ phận liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất và làm các thủ tục xuất hàng khi sản xuất xong.
- Công đoạn đóng gói: Chịu trách nhiệm bao gói sản phẩm và đóng gói sản phẩm vào thùng carton theo tỷ lệ và số lượng qui định cụ thể của từng đơn hàng hoặc khớp bộ, treo lên giá quy định đối với sản phẩm bộ Veston. Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện ở cuối mỗi công đoạn sản xuất, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng sai hỏng hàng loạt, loại bỏ những sản phẩm và bán thành phẩm không đạt yêu cầu trước khi chuyển sang công đoạn sau. - Các Xí nghiệp địa phương còn lại chuyên sản xuất sơ mi, quần âu Hình thức tổ chức sản xuất trong từng Xí nghiệp cơ bản giống nhau, bao gồm các công đoạn chính như: cắt, may, là, gấp và đóng gói (theo lưu đồ và mô tả ở mục 1.3).
Hai xí nghiệp Veston tổ chức sản xuất theo kiểu dây chuyền hàng ngang (mỗi ca sản xuất ra 1 bộ sản phẩm hoàn chỉnh), các xí nghiệp còn lại tổ chức theo kiểu dây chuyền hàng dọc (mỗi dây chuyền ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh).