MỤC LỤC
Theo điều 43 của quy chế cho vay đối với khách hàng của SHB thì trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin và hồ sơ tín dụng hợp lệ theo quy định của ngân hàng, phải quyết định cho vay hay không cho vay và thông báo cho khách hàng biết. Thời gian xây dựng hoàn thiện khu QI của dự án: đến năm 2009 Mục đích vay: Thực hiện một phần dự án đầu tư xây dựng khu nhà nghỉ và du lịch sinh thái “Thung lũng Thanh Xuân”- Đầu tư khu QI. - Dự án nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên sinh thái thích hợp để đầu tư xây dựng phát triển khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái; gần thủ đô Hà Nội, gần khu du lịch sinh thái Đại Lải và một số khu sinh thái lân cận; phù hợp quy hoạch phát triển của Tỉnh và chính quyền địa phương;.
- Dự án đầu tư theo ý tưởng nhằm phục vụ đối tượng khách hàng cao cấp trong và ngoài nước nên suất đầu tư khá lớn, hơn nữa, giao thông vào khu vực dự án hiện nay còn khó khăn nên việc tiêu thụ sản phẩm sẽ chậm hơn so với các dự án cùng loại có mức đầu tư thấp hơn. ( Doanh thu chi tiết xem phần phụ lục) Chi phí cho dự án khu Q bao gồm hai khoản mục chi phí lớn là chi phí cơ bản đầu tư, xây dựng thiết bị (gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, trả tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng, chi phí dự phòng và các chi phí khác) và chi phí hoạt động (bao gồm chi phí lương công nhân viên, chi phí quản lý, chi phí khấu hao và lãi vay). Chính vì vậy khi xác định dòng tiền để tính chỉ tiêu NPV một cách chính xác, cán bộ tín dụng đã tính đến chi phí của dự án tại thời điểm dự án đã đầu tư trước đó (năm 2004), chứ không chỉ tính chi phí từ thời điểm ngân hàng thẩm định cho vay (năm 2007).
Nguyên nhân của việc bỏ qua yếu tố vốn lưu động trong quá trình thẩm định một mặt do cán bộ thẩm định chưa nhận thức đúng vai trò của vốn lưu động, mặt khác là do trong dự án xin vay vốn, chủ đầu tư cũng không giải trình được nhu cầu vốn lưu động hợp lý khi ngân hàng yêu cầu. Hầu hết các báo cáo thẩm định đều do một nhân viên đảm nhận, do vậy không tránh khỏi sự đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng, cách xác định dòng tiền còn có sự khác nhau giữa các báo cáo, chẳng hạn có báo cáo đưa lãi vay vào tính toán dòng tiền nhưng một số khác lại không. Bên cạnh đó nhiều dự án chỉ tính toán dòng tiền trong khoảng thời gian vay vốn, hay trong một khoảng thời gian nhất định mà cán bộ tín dụng đánh giá là hợp lý (chẳng hạn như dự án đầu tư xây dựng khu biê ̣t thự nhà. nghỉ cuối tuần và du li ̣ch sinh thái Thanh Xuân) mà chưa tính toán hết trong vòng đời của dự án.
Một số dự án mà cán bộ tín dụng đánh giá giá trị khoản thu hồi là lớn thì mới tính toán vào dòng tiền của dự án (Chẳng hạn như dự án mua tàu chở hàng rời Lowlands Saguenay trọng tải 66.995DWT. Giá trị thanh lý tàu là rất lớn nên được tính vào dòng tiền của dự án năm cuối). Việc nhiều dự án, đặc biệt với các dự án sản xuất kinh doanh bỏ qua dòng tiền thu hồi sau đầu tư có thể làm mất đi tính chính xác của dòng tiền, bởi vốn đầu tư vào TSCĐ là rất lớn, thời gian sử dụng của TSCĐ lại rất lâu so với thời gian khấu hao nên giá trị thanh lý khi dự án kết thúc là không nhỏ. Việc phân tích rủi ro của dự án mới chỉ dừng lại ở phương pháp phân tích độ nhạy, với sự xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu như NPV, IRR khi cho một trong các biến số như giá bán, sản lượng, biến phí thay đổi mà chưa đánh giá được độ nhạy của dự án khi nhiều biến số thay đổi đồng thời.
Trong phòng nên phân thành các tổ thẩm định theo các loại dự án, ví dụ như tổ chuyên thẩm định về cho vay thương nghiệp, tổ thẩm định về cho vay công nghiệp…Nhờ sự chuyên môn hóa như vậy, khối lượng công việc với các cán bộ tín dụng sẽ được giảm bớt, đồng thời “ trả” phòng Quản lý tín dụng về chức năng chính là thực hiện công tác quản lý. Ngoài ra để chủ động trong việc trong việc đánh giá dự án trên phương diện kỹ thuật, làm cơ sở các định chính xác hơn doanh thu và chi phí của dự án, ngân hàng nên có một tổ tư vấn kỹ thuật với nhiệm vụ chuyên tư vấn cho cán bộ thẩm định và hội đồng tín dụng những yếu tố thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Thứ hai, đối với đội ngũ cán bộ đang làm việc tại ngân hàng, ngân hàng nên tổ chức các khóa học đào tạo ngắn hạn về công tác lập, phân tích, thẩm định dự án đầu tư… với sự giảng dạy của các chuyên gia trong và ngoài nước có uy tín tại từ các bộ, ban, ngành, trường đại học để cán bộ.
Đối với các thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập cần được tổng hợp từ nhiều nguồn: từ khách hàng, thông tin nội bộ ngân hàng, thông tin từ CIC, báo chí, internet…Nếu chỉ dựa vào một nguồn thông tin thì độ chính xác không cao, và cán bộ tín dụng sẽ không có được cái nhìn đa chiều về vấn đề cần thẩm định. Khi thẩm định nguồn tài trợ của dự án, ngân hàng cần phải đánh giá kỹ tính khả thi của từng nguồn vốn tài trợ, đặc biệt phải thẩm định kỹ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh trên cơ sở các báo cáo tài chính trung thực gửi đến ngân hàng. Chính vì vậy để tạo điều kiện thuận tiện cho cán bộ thẩm định được hiệu quả, ngân hàng cần tiến hành nghiên cứu xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công tác thẩm định TCDA để tiết kiệm thời gian, đảm bảo việc phân tích và xử lý thông tin một cách chính xác và khoa học, từ đó nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong ngân hàng.
Do đó Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế, vì đây là những cơ quan có thể cung cấp thông tin một cách chính xác và khách quan giúp cho các ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý. Chính phủ cần có những biện pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán một cách ổn định, bền vững.Thị trường chứng khoán phát triển một mặt tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, mở rộng hoạt động đầu tư, dẫn đến nhu cầu về vốn đầu tư cho các dựa án sẽ tăng lên, mặt khác sẽ giúp các ngân hàng trong công tác thu thập thông tin đáng tin cậy trong quá trình, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có nhu cầu vốn mà niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trung tâm này cần đưa ra mức độ rủi ro của từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, trên cơ sở đó làm căn cứ cho ngân hàng trong việc đánh giá, phân loại, xếp hạng doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án.
Ngoài ra ngân hàng nhà nước cần nâng cao vai trò của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc đảm bảo cung cấp các thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình của khách hàng…Trung tâm này cũng nên phối hợp với các cơ quan khác như tổng cục thống kê..hay các Bộ, ban ngành để có nguồn thông tin đa chiều, đáng tin cậy. Ngân hàng nhà nước cũng nên tư vấn cho các NHTM các thông tin về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nhưng ngành kinh tế mũi nhọn…để giúp cho các NHTM nghiên cứu, thu thập thông tin nhằm đón đầu nhu cầu đầu tư, nâng cao chất lượng trong viêch thẩm định các dự án hoạt động trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cũng cần có sự phối hợp với các ban ngành đặc thù như Bộ xây dựng… để xây dựng những hệ thống những tiêu thức đánh giá các doanh nghiệp hoạt động trong ngành một cách thống nhất, tránh tình trạng một doanh nghiệp nhưng các ngân hàng đánh giá, xếp loại khác nhau gây khó khăn trong việc trao đổi thông tin.