MỤC LỤC
Năm 2006 tiếp tục phát triển bền vững ở tất cả các thành phần kinh tế; tiểu thủ công nghiệp du nhập thêm một số ngành nghề mới vào địa bàn; các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tiến hành cổ phần hoá theo đúng quy định của Chính phủ, chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình của doanh nghiệp khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp thị xã đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện như dự án Nhà máy Ô tô VEAM, Dây chuyền 2 của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn; một số dự án đã hoàn thành và đi vào sản xuất kinh doanh thu hút lao động cao như công ty TNHH TAEIL BEAUTY, Công ty May Đông Hải. Năm 2001-2005, thị xã Bỉm Sơn đã tập trung lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thị xã đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; trong đó quy hoạch phát triển KCN có quy mô tổng diện tích đất quy hoạch 540 ha đã được Bộ KH&ĐT chủ trì cùng các bộ, ngành địa phương thẩm định, chấp thuận và giao cho UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định phê duyệt quy hoạch, làm căn cứ quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Trong KCN của thị xã Bỉm Sơn được quy hoạch phát triển thành 2 KCN nhỏ là Khu A và Khu B, các Khu này đã có chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng, được thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, UBND tỉnh đã quyết định thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng tại KCN.
Xây dựng KCN đúng tiến độ, tập trung xây dựng có trọng điểm, tổ chức thi công hợp lý, chú trọng đảm bảo sự đồng bộ, cân đối giữa cầu đầu tư và khả năng huy động vốn vào KCN; đảm bảo cân đối hợp lý trong và ngoài KCN. Trong đó vừa đảm bảo việc xây dựng các công trình sản xuất, vừa lo giải quyết nhà ở của người lao động, hệ thống chất thải, ô nhiễm môi trường. Ban quản lý KCN phối hợp với công ty đâu tư phát triển hạ tầng tiến hành thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, ước tinh đến năm 2006 là 235,6 ha.
Dựa vào bảng 5 ta thấy có 9 doanh nghiệp (CT DV- TM Thăng Long, HTX DV Hoàng Long, Cty may Thanh Hoá, Cty TM BBì HN, Cty máy động lưc Bộ CN, Cty ĐT-XD và XNK Phục Hưng, Cty may Đông Hải, HTX NN Bắc Sơn, DN Tuấn Đạt) đã đăng ký đầu tư nhưng chưa đầu tư vào KCN với tổng mức vốn của các doanh nghiệp này là 83,236 tỷ đồng chiếm 9,2% trong tổng mưc đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN.
Hàng năm đã tạo được hàng nghìn công việc, giải quyết một số lượng lớn lao động cho thị xã, từ đó nâng cao mức sống của người dân, tác phong lao động công nghiệp, nề nếp làm việc của lãnh đạo cũng như người lao động, nâng cao trình độ điều hành, quản lý trong các doanh nghiệp KCN. Không những vậy các lao động trong KCN còn có mức thu nhập ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung của Bỉm Sơn, giảm bớt sức ép về lao động đối với xã hội và giảm được lao động di cư theo thời vụ từ Bỉm Sơn đến các đô thị lớn tỉnh, miền trung và cả nước mà tập trung là ở Hà Nội. Nhiều nhà đầu tư lớn đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài mà muốn liên doanh với nhà đầu tư trong nước, để thuận lợi cho công việc liên quan đến thủ tục, mạng lưới phân phối có sẵn để tiêu thụ sản phẩm.
Vì thế, trong năm gần đây thị xã do sản xuất chưa phát triển các dự án đầu tư trong nước còn trong giai đoạn đầu tư ban đầu thì trên địa bàn thị xã không có đối tác tại chỗ để liên doanh, hạn chế đến việc thu hút các dự án đầu tư lớn của các nhà đầu tư.
Thực hiện đường lối đổi mới theo hướng CNH- HĐH của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, khai thác tiềm năng, thế mạnh của thị xã, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, phát triển công nghiệp, dịch vụ với tốc độ cao và bền vững; đẩy nhanh tốc độ chỉnh trang đô thị; xây dựng và phát triền KCN theo hướng hiện đại hoá; thực hiện tốt các vấn đề Văn hoá - Xã hội của KCN; giữ vững nề nếp tác phong làm việc của người lao động. Tạo nguồn vốn đầu tư bằng cách khai thác và huy động tốt các nguồn vốn trên địa bàn và nguồn vốn từ bên ngoài, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư bằng nguồn ngân sách cấp trên, nguồn đầu tư của các ngành Trung ương, nguồn vốn từ quỹ đất để có đủ kinh phí đầu tư phát triển khu CN và hạ tầng đô thị. Phát huy nội lực của thị xã về nguồn nhân lực, vị trí địa lý, cơ chế chính sách để đẩy mạnh việc vận đông thu hút đầu tư, tổ chức thực hiện và triển khai các dự án đầu tư nước ngoài, trong tỉnh, ngoài tỉnh, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công nghị quyết Đại Hội đại biểu toàn quốc.
Với quan điểm cho vấn đề vận động thu hút các nhà đầu tư thì thị xã phải chấp nhận cơ chế thị trường, chấp nhận và tạo điều kiện cho các dự án đầu tư cạnh tranh công bằng và chấp nhận giải quyết hậu quả kinh tế xã hội khi một tỷ lệ nhất định các dự án thua lỗ trong đầu tư.
Sự phát triển quần thể kiến trúc hiện đại từ KCN, khu dân cư, đến dịch vụ đã tạo ra sự hài hoà về mặt xã hội từ việc có một nhà máy để tạo ra công ăn việc làm, đến việc giải quyết nơi ăn chốn ở cho cán bộ công nhân viên và đặc biệt là tạo nơi ở đạt tiêu chuẩn cho những người lao động có thu nhập thấp. Chủ động, sẵn sàng gặp gỡ, tiếp xúc các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi họ có ý định đầu tư vào KCN, qua đó trực tiếp đàm phán, thảo luận và cung cấp cho họ những thông tin, tài liệu cần thiết cho việc quyết định đầu tư..của các nhà đầu tư. Bên cạnh việc cải thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCN, tạo mặt bằng cơ chế chính sách thực sự thông thoáng và cởi mở… Đồng Nai còn thực hiện các chiến lược để tự mình tìm đến với các nhà đầu tư chứ không ngồi chờ nhà đầu tư đến.
Điều đáng lưu ý đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là các sức hấp dẫn của KCN không còn chỉ mình giá nhân công và ưu đãi về thuế, mà còn tập trung vào những khía cạnh “chất lượng” khác như: điều kiện kinh tế chính trị xã hội ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và bảo đảm về luật pháp.
+ Tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng ngoài hàng rào KCN, trước mắt khẩn trương giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, xây dựng đời sống văn hoá mới cho công nhân làm việc tại các KCN. Trong đó cần phải tăng cường đầu tư phát triển cho các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ để rút ngắn khoảng cách với các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đi đôi với việc tăng cường thu hút đầu tư, huy động, sử dụng hết diện tích công cộng trong các KCN hiện có, một định hướng mới quan trọng là hình thành từng bước các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp ở những địa bàn thích hợp, có khả năng khai thác nhiều lợi thế của vùng (gắn với vùng nguyên liệu, nhân lực dồi dào, gần các tuyến giao thông..).
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thị xã Bỉm Sơn tới năm 2010 và đến năm 2015, kinh tế đối ngoại tiếp tục được xác định là lĩnh vực kinh tế động lực của thị xã.
Bên cạnh đó khi quy hoạch các cơ quan chức năng tỉnh, thị xã chưa tận dụng triệt để các lợi thế tiềm năng, lợi thế so sánh của từng khu vực trên địa bàn thị xã nên đã gây lãng phí nguồn lực, một số trung tâm hỗ trợ phát triển KCN không được tiến hành một cách đồng bộ, việc bố trí các khu nhà ở dành cho người lao động trong KCN còn đặt ra nhiều bất cập, các công ty xây dựng và phát triển hạ tầng chưa được tạo điều kiện để phát huy tính ưu việt của mình. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thị xã Bỉm Sơn tập trung ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngoài KCN như: điện, nước, giao thông KCN… tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng trong KCN, tích cực vận động các nhà đầu tư có đủ năng lực trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng cho KCN khi chưa có chủ đầu tư. Đa dạng hóa và đổi mới các hình thức xúc tiến đầu tư phải thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hoặc tham gia các cuộc hội thảo về kêu gọi đầu tư do Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương tổ chức, nghiên cứu học tập mô hình đầu tư và xúc tiến đầu tư tại các khu công nghiệp bạn, học hỏi kinh nghiệm và thu hút các nhà đầu tư trong ngoài nước.
Miễn giảm tiền thuê đất trong thời gian các nhà đầu tư xây dựng cơ bản và miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định trừ đi vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được ra.Về thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuế suất áp dụng cho thị xã Bỉm Sơn gồm hai loại 10% và 15 %, thời gian miễn từ 2- 4 năm, giảm 50% cho ba năm tiếp theo, tuỳ từng loại dự án đầ tư.