MỤC LỤC
- Giá vốn hàng bán được phản ánh khi có sản phẩm tiêu thụ tức là phải ghi nhận cùng với doanh thu. Nó được hạch toán tương tự như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ chỉ khác giá thực tế vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. - Ghi nhận doanh thu bán hàng là giá bán gồm cả thuế GTGT (hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩu) phải nộp.
- Các khoản ghi nhận về giảm giá hàng hoá, doanh thu hàng bán bị trả lại cũng bao gồm cả thuế trong đó. - Số thuế GTGT cuối kỳ phải nộp được ghi nhận vào chi phí quản lý;.
Các bút toán còn lại được hạch toán tương tự như các doanh nghiệp khác.
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, hạch toán các nghiệp vụ về tiêu thụ thành phẩm chỉ khác với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc định giá vốn thành phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, nhập kho và tiêu thụ, còn việc phản ánh doanh thu (giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế GTGT) hoàn toàn giống. Vì vậy, trong phần này xin trình bày sự khác biệt đó:. Bt 2) Trong kỳ kinh doanh, căn cứ vào các chứng từ phản ánh nhập, xuất tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ kế toán ghi các bút toán sau:. Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại: ghi giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Riêng đối với giá vốn của hàng bán bị trả lại nếu xử lý bồi thường, bán thu bằng tiền tính vào chi phí bất thường hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính, thì kế toán phản ánh như sau:. Bt 3) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu, các bút toán kết chuyển khác giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Trị giá vốn Trị giá vốn Tổng giá thành Trị giá vốn hàng tiêu thụ = hàng chưa + SP,DV sản xuất - hàng chưa TT. Các bút toán kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại, kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ hạch toán tương tự phương pháp kê khai thường xuyên.
Kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả Doanh thu Giá vốn Chi phí Chi phí tiêu thụ = bán hàng - hàng bán - bán hàng - QLDN thành phẩm thuần. - Chi phí SXKD liên quan đến hàng tiêu thụ - Tổng doanh thu thuần về hoạt động trong kỳ thu nhập - Chi phí hoạt động bất thường thuần về HĐ tài chính và HĐ bất thường.
- Kết chuyển lỗ từ hoạt động kinh doanh - Kết chuyển CPBH, CPQLDN kỳ trước trừ vào kết quả kỳ này. - Số lỗ trong kỳ kinh doanh - Lợi nhuận từ hoạt động SXKD - Số phân phối kết quả kinh doanh - Xử lý lỗ. Để cung cấp thông tin kế toán một cách toàn diện cho chủ doanh nghiệp về quá trình tiêu thụ doanh nghiệp, kế toán không những phải nắm vững các nguyên tắc và trình tự hạch toán của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà phải tạo ra các mối liên hệ kế toán để hạch toán quá trình tiêu thụ nói riêng và quá trình sản xuất kinh doanh nói chung một cách có hệ thống, theo đúng chế độ và phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình.
Hàng ngày các nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh được phản ánh vào các chứng từ kế toán một cách rời rạc và không có hệ thống. Các chứng từ này chỉ được tổng hợp thành các chỉ tiêu kinh tế của quá trình tiêu thụ bằng cách ghi chép vào các sổ kế toán theo các phương thức khác nhau và tuỳ theo hình thức sổ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.
- Bảng kê số 9: dùng để tính giá thực tế của thành phẩm, hàng hoá Trong hình thức kế toán chứng từ- ghi sổ, các nghiệp vụ hạch toán tăng giảm thành phẩm từ chứng từ gốc, lập các chứng từ ghi sổ căn cứ vào chứng từ ghi sổ cỏi. Việc xác định doanh thu hiện nay còn có nội dung chưa hợp lý.Để bắt kịp với nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã sản xuất một số vật phẩm, quà lưu niệm có tính chất quảng cáo cho doanh nghiệp mình, thực chất đây là một khoản chi phí tiếp thị quảng cáo nên nếu coi như một khoản doanh thu để tính thuế thì không phù hợp vì không có thu, không khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, theo em ở một chừng mực nào đó, cho phép doanh nghiệp có một phần chi phí trên nhưng giám đốc doanh nghiệp sẽ phải trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về khoản chi này.
Điều này đi ngược lại quy định của luật thuế GTGT, đó là đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán hàng, doanh nghiệp phải lập hoá đơn GTGT phản ánh tổng số tiền phải thanh toán và tổng số tiền phải nộp. Còn trường hợp khi bớt giá cho khách hàng mua với khối lượng lớn, nếu hoá đơn cuối cùng có số lượng hàng bán ít thì đơn giá có thể giảm đến mức vô lý (bằng không hoặc thậm chí nhỏ hơn không) để đảm bảo đủ số giảm giá cho các lô hàng bán ra trước đó với số lượng lớn. Do vậy, theo em, để làm cơ sở cho việc hạch toán ghi giảm trừ vào doanh thu như quy định hiện hành thì có thể cho doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT riêng cho tổng số tiền giảm giá bớt giá mà không cần phải lập cho từng hoá đơn bán hàng.
Thông tư số 17/BTC và thông tư số 54/BTC (07/6/2000) có nêu rằng khi xuất hàng bán ký gửi cho các đại lý, bán hàng thì doanh nghiệp phải lập hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng giao cho cơ sở đại lý ký gửi và sau đó doanh nghiệp hạch toán thu toàn bộ giá trị hàng gửi bán và thuế GTGT đầu ra phải nộp của số hàng gửi bán. Hơn nữa, nếu hàng gửi đại lý bán bị trả lại thì việc ghi giảm từ doanh thu và thuế GTGT sẽ khó khăn hơn, đồng thời, gây trở ngại cho doanh nghiệp về vốn hoạt động kinh doanh khi phải nộp chênh lệch thuế GTGT của lượng hàng bán ra. Theo em, ở nghiệp vụ trên, để thuận lợi về mặt tài chính cũng như công việc kế toán của doanh nghiệp nên cho phép doanh nghiệp được sử dụng một loại hoá đơn khác chuyên dùng và hạch toán như chế độ kế toán quy định.
Theo thông tư số 17/BTC (năm 1999) thì doanh nghiệp muốn điều động hàng hoá từ cơ sở sản xuất kinh doanh đến các cửa hàng ở tỉnh (TP) khác để bán thì phải lập hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng. Điều này có nghĩa là về mặt hạch toán, doanh nghiệp phải ghi nhận doanh thu sau khi lập hoá đơn bán hàng, như vậy sẽ không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vì đây chỉ là nghiệp vụ điều chuyển hàng hoá trong nội bộ thông thường chứ không phải là nghiệp vụ bán hàng hoá. Vì vậy, để giảm bớt phức tạp cho hạch toán kế toán và hạn chế khó khăn về mặt tài chính đồng thời phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Bộ tài chính nên cho sử dụng hoá đơn điều chuyển hàng hoá nội bộ cho trường hợp này.
Rừ ràng, đõy là một thay đổi so với việc kế toán phản ánh vào tài khoản 521 (khoản chiết khấu bán hàng), điều này phù hợp với quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp theo nghị định số 27/CP (4/1999) và nghị định số 30/CP (15/3/1998) về quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp và đồng thời nó cũng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế và tạo tiền đề cho việc ra đời luật thuế trong tương lai. Vì vậy, theo em để giúp cho các doanh nghiệp khi có nghiệp vụ chiết khấu thanh toán không bị lúng túng về cách ghi chép cần phải có sự hướng dẫn cụ thể TK 521 cho đồng bộ với những sửa đổi nói trên hoặc bỏ TK 521 và mã số 04 trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.