Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh An Giang giai đoạn 2006-2008

MỤC LỤC

TểM TẮT NỘI DUNG

GIỚI THIỆU

  • ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Sự cần thiết nghiên cứu
    • MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung
      • PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Không gian
        • PHƯƠNG PHÁP LUẬN
          • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu
            • GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG
              • PHÂN TÍCH PHẦN NGUỒN VỐN - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG AN
                • PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
                  • PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG AN GIANG QUA 3

                    - Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2004 –> 2006 để thấy được hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm.Tuy nhiên, nội dung trọng tâm được đi sâu phân tích hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khoản mục này của Ngân hàng, mà chưa đi sâu lắm vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tức phân tích chưa sâu phần: thu nhập, chi phí, lợi nhuận. Nhận thức được trách nhiệm của mình trong vai trò trung tâm liên kết, điều hòa vốn cho Quỹ trong địa bàn phụ trách nhiều năm qua Chi nhánh không ngừng nổ lực vươn lên và giữ vững sự an toàn hệ thống QTD Nhân dân, từ đó góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, gia tăng đầu tư tín dụng cho phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh, dịch vụ ngành nghề, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân nhất là ở vùng nông thôn. Do công tác huy động vốn tại chi nhánh QTD TW An Giang còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn điều chuyển từ Trung ương xuống cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn, cụ thể năm 2006 là 72.405 triệu đồng (khoảng 57,89%) trong tổng nguồn vốn, đến năm 2007 là 90.721 triệu đồng (khoảng 47,39%) trong tổng nguồn vốn, nguyên nhân tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển giảm là do trong thời gian này chi nhánh QTD TW An Giang đã huy động được nguồn vốn khá cao có thể đáp ứng gần như đủ nhu cầu vốn của một lượng lớn khách, tuy nhiên vẫn chưa đủ nên chi nhánh QTD cần phải điều chuyển thêm vốn từ Hội sở QTD TW.

                    Nguyên nhân năm 2007 tăng so với 2006 là do tình hình kinh tế ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng lên, thu nhập ngày càng cao, do đó nhu cầu tích lũy tiền nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng trong tương lai gia tăng và do trong thời gian này các QTD cở sở này có mức lãi suất huy động hấp dẫn nên số vốn huy động của các QTD cơ sở này tăng lên đáng kể và những QTDND cơ sở do những năm đầu mới thành lập thì theo qui định là phải gửi lại cho Chi nhánh quản lý họ và do chi nhánh QTD TW An Giang là Chi nhánh quản lý nguồn vốn ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp nên chi nhánh QTD TW An Giang có lượng tiền gửi của các QTD cơ sở tăng lên đáng kể. Đối với tiền gửi các tổ chức tín dụng khác tăng là do trong năm 2007 Chi nhánh có mức lãi suất huy động hấp dẫn như nâng lãi suất lên, một số loại phí giảm như phí chuyển khoản, phí rút tiền mặt,…thì một số Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đã bắt đầu mở tài khoản và gửi tiền vào Chi nhánh, khi các NHTM có số tiền mặt lớn chưa dùng đến thì thay vì để tại Ngân hàng mình thì các Ngân hàng đã đem gửi tại Chi nhánh QTD để lấy lãi do đó số lượng tiền gửi của các TCTD năm 2007 tại Chi nhánh tăng lên đáng kể, tăng 12.140 triệu đồng so với năm 2006. Đối với tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các TCKT tăng là do biểu hiện của việc chi nhánh QTD TW An Giang đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới với những mức lãi suất hấp dẫn, cộng thêm uy tín do chi nhánh QTD TW An Giang đã tạo dựng được trong quá trình hoạt động của mình nên đã tạo được lòng tin cho khách hàng, chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao cũng như điều chỉnh lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, đơn giản về thủ tục,… nên đã góp phần làm cho tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng lên đáng kể.

                    An Giang chủ yếu tập trung vào hỗ trợ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận, đã không ngừng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn ở những địa phương có QTDND cơ sở hoạt động, nên trong thời gian này người dân trên địa bàn có QTDND cơ sở làm ăn có hiệu quả, đời sống được nâng cao, sản xuất kinh doanh thuận lợi nên đã tạo điều cho họ đã trả nợ đúng hạn.Vì thế các QTDND thu nợ cũng được dễ dàng và kinh doanh của các Quỹ này cũng đạt hiệu quả cao nên họ trả nợ cho chi nhánh QTD TW An Giang cũng đúng thời hạn. Nguyên nhân tăng thì đã trình bày ở trên và trong thời gian này tình hình kinh tế của nước ta ít biến động, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, do đó những khách hàng này của chi nhánh QTD TW An Giang có khả năng trả đúng hạn các khoản nợ vay đã đến hạn thanh toán, bên cạnh đó tại Chi nhánh lại có nhiều khoản nợ cho vay trong những năm trước đó đến nay đã đến hạn thu hồi cả gốc và lãi, đồng thời công tác thu hồi nợ của các cán bộ nhân viên phòng tín dụng được đẩy mạnh. Tuy nhiên khoản mục thu ngoài lãi và chi phí ngoài lãi lại không cân xứng, chi ngoài lãi luôn lớn hơn thu nhập ngoài lãi, đây là điều hiển nhiên, bởi vì Chi nhánh cần phải bỏ ra nhiều chi phí cho các hoạt động của mình như trả lương công nhân viên, chi phí sửa chữa, chi dự phòng mở rộng các hoạt động dịch vụ,..Còn khoản thu ngoài lãi chủ yếu là thu phí từ các dịch vụ như chuyển tiền nội bộ, dịch vụ thanh toán,..Tuy nhiên, cần phải tăng Chi nhánh cần có những biện pháp để tăng khoản thu ngoài lãi lên, vì hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập nên việc cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn để thu hút khách hàng về giao dịch với Chi nhánh ngày càng trở nên khó khăn.

                    Do đó, muốn tăng trưởng nguồn vốn cần phải đa dạng các hình thức huy động, khai thác triệt để nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, mở rộng tài khoản cá nhân, thu hút các tổ chức kinh tế cá nhân mở tài khoản tại Chi nhánh nhằm huy động vốn bằng nhiều hình thức, thu hút các nguồn tiền tạm thời chưa sử dụng của các QTDND cơ sở để gửi vào tiền gửi tại Chi nhánh, vì đây là nguồn tiền rất lớn các QTDND cơ sở gửi các tổ chức tín dụng khác, nên chưa tận dụng được để điều hoà cho QTDND cơ sở thiếu vốn. • Về tín dụng :còn hạn chế vì đối tượng mà chi nhánh QTD TW An Giang chủ yếu là cho các QTD cơ sở, cho vay ngoài hệ thống phần lớn là các CBCNV ở trong địa bàn tỉnh An Giang, vì số lượng nhân viên còn ít, quy mô lại nhỏ nên chưa cho vay các đối tương ngoài tỉnh và do hoạt động của CN.QTD TW An Giang chủ yếu tập trung vào hỗ trợ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận, đã không ngừng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn ở những địa phương có QTDND, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân,… nên Chi nhánh chỉ cho vay có thời hạn đối với các tầng lớp dân cư, cá nhân hộ gia đình, doanh nghiệp,… Còn đối với CBCNV thì cho vay tín chấp theo dự nợ giảm dần. Vì vậy để tồn tại đòi hỏi Chi nhánh cần phải tăng cường nội lực, nâng cao năng lực quản lý trình độ nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ nhân viên, mở rộng thêm nhiều dich vụ khác nhằm phục vụ khách hàng, nâng cao hơn nữa uy tín chất lượng phục vụ của mình để nhằm mục tiêu tạo lòng tin cho khách hàng khi đến gửi tiền và luôn quan tâm đến vấn đề thanh khoản, nâng cao các trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và để nâng cao hiệu quả cho Chi nhánh.

                    Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QTD   QUA 3 NĂM ( 2006 – 2008 )
                    Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QTD QUA 3 NĂM ( 2006 – 2008 )