Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Nội thất Đại Dương

MỤC LỤC

Phân loại và phân đoạn thị trường

Các quan hệ kinh tế hình thành trên thị trường (quan hệ cung cầu, quan hệ giá cả tiền tệ, quan hệ cạnh tranh) hình thành không khách quan, giá cả thường bị áp đặt, cạnh tranh bị thủ tiêu hoặc không có điều kiên hoạt động, các kênh phân phối và lưu thông không hợp lý, thông tin không đối xứng… vai trò của người mua bị thủ tiêu. Với thị trường người mua, vai trò của các quy luật kinh tế của thị trường được phát huy tác dụng một chách tối đa và do đó vai trò, chức năng của thị trường người mua không phải chỉ là công cụ điều tiết sản xuất xã hội mà nó còn trở thành công cụ để bổ sung cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trên thị trường tư liệu sản xuất thường có các doanh nghiệp kinh doanh lớn, cạnh tranh diễn ra mạnh hơn, quy mô thị trường lớn hơn nhưng nhu cầu thị trường không phong phú, không đa dạng như nhu cầu thị trường hàng tiêu dùng, thị trường tư liêu sản xuất bị phụ thuộc vào thị trường hàng tiêu dùng.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà trong đó số ngườónản xuất tham gia vào thị trường tương đối lớn không có ưu thế để cung ứng hay mua một số lượng sản phẩẩnnò đó ảnh hưởng đến giá cả của nó trên thị trường (giá là giao điểm của đường cung vàđường cầu). Thị trường độc quyền bán là thị trường trong đó vai trò quyết định thuộc về người bán, các quan hệ kinh tế trên thị trường (quan hệ cung cầu, giá cả..) hình thành không khách quan: Giá cả bị áp đặt, bán với giá cao, cạnh tranh bị thủ tiêu hoặc không đủ điều kiện để hoạt động trên các kênh phân phối, vai trò của người mua bị thủ tiêu. Và như vậy,các doanh nghiệp cần phải phân đoạn thị trường bởi vì thị trường là một thể thống nhất nhưng không đồng nhất, trong đó có nhiều người mua và người bán có trình độ, nhu cầu, mong muốn, đặc điểm, thói quen tiêu dùng khác nhau.

- Phân đoạn theo hành vi tiêu dùng : Thị trường người tiêu dùng sẽ được phân chia thành các nhóm đồng nhất về các đặc tính như: Lý do mua sắm, lợi ích tìm kiếm, lòng trung thành, số lượng và tỉ lệ sử dụng, cường độ tiêu thụ, tình trạng sử dụng (đã sử dụng, chưa sử dụng, không sử dụng). Nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ việc phân đoạn thị trường sẽ là đòn bẩy, có nghĩa là thông số sử dụng để phân đoạn thị trường phải liên quan đến nhu cầu mong muốn của người mua, khả năng chi trả và những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc mua.

Doanh thu từng mặt hàng qua các năm

Định hướng phát triển cho sản phẩm mới

Việc đi trước các đối thủ cạnh tranh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhóm khách hàng sẽ giảm được sự cách biệt giữa sản phẩm của công ty với các sản phẩm của các hãng nổi tiếng khác. Muốn làm tốt công tác này thì phòng marketing phải tổ chức hoạt đông nghiên cứu và dự báo một cách có hệ thống và có phương pháp phù hợp với đặc điểm của công ty và sản phẩm của mình. Trước khi tung ồ ạt sản phẩm ra thị trường công ty cần thí điểm sản phẩm mới ở một vài đại lý lớn xem hkách hàng có ưa chuộng sản phẩm mới hay không, và để đánh giá xem nếu tung sản phẩm mới ra thì mức độ tiêu thụ sẽ đạt thế nào.

Đây là phương pháp công ty thường dùng trong các năm qua như thu thập các thông tin trực tiếp thông qua mạng lưới bán hàng của công ty, thông qua các đơn đặt hàng, tham gia các hội trợ triển lãm, tìm hiểu thông tin về sách báo …. Nhưng cần mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu và phân loại theo các nhóm khách hàng có nhu cầu đối với từng loại sản phẩm của công ty theo các tiêu thức khác nhau như nhóm khách hàng mua với số lượng lớn, thường xuyên , theo giá trị các đơn đặt hàng hàng năm …. Vậy ta có thể hiểu chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường chính là khoảng thời gian từ khi nó được tung ra thị trường để bán cho khách hàng đầu tiên cho đến khi không còn ai mua nó nữa.

Do đó công ty phải hiểu biết và phân tích tỷ mỉ các giai đoạn tong chu kỳ sống nhằm chủ động lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và các biện pháp kèm theo tương ứng với từng pha của chu kỳ sống. Ví dụ Đối với sản phẩm nội thất văn phòng hiện nay công ty đang sản xuất và tiêu thụ trên thị trường Miền Bắc có doanh thu tương đối lớn đang ở trong giai đoạn đầu trưởng thành, có nhiều đối thủ tham gia cạnh tranh nhưng công ty đã có thị phần đáng kể. - Tập trung nỗ lực vào khâu khắc phục những sự cố máy móc hoàn thiện quy trình công nghệ, đào tạo và khuyến khích vật chất cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng và tăng khối lượng sản xuất tung ra thị tường tiêu thụ.

- Tăng cường hoạt động giao tiếp, khuyếch trương và quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, tạp chí …nhằm giữ vững khách hàng và loi kéo khách hàng mới vào dùng thử. - Tổ chức nguồn tư liệu thông tin cũng như khảo sát thực tế phục vụ cho nghiên cứu, sáng tác mẫu một cách có hệ thống, kịp thời để đảm bảo cho sự tiếp cận nhanh nhất của người sáng tác với thế giới nội thất mang lại hiệu quả trong sáng tác. - Thị hiếu mang tính thời điểm và chu kỳ ngày càng rút ngắn, trong tương lai vòng quay của mốt sẽ nhanh hơn, phức tạp hơn nên công ty chỉ thường xuyên thay đổi mẫu mã, tìm kiếm sáng tạo nhiều kiểu mẫu để luôn chỉ sản xuất ra những sản phẩn hợp với thị hiếu cua người tiêu dùng.

Tiêu thụ sản phẩm nói cách khác là phân phối sản phẩm của công ty trên thị trường và phải làm sao để phân phối được nhiều sản phẩm nhất, tạo ra lợi nhuận cao nhất và chiếm lĩnh được nhiều thị trường nhất. - Củng cố mạng lưới bán hàng hiện có : Công ty cần nâng cáp cửa hàng, điểm bán hàng quầy hàng trog cửa hàng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng khi đến với cửa hàng, tăng số lượt khách ra vào cửa hàng, tăng cơ hội bán hàng. - Công ty cũng cần phát triển thêm các đại lý mới, các đại lý này có thể thuộc hoặc không thuộc công ty có ưu điểm là giảm bớt đầu tư ban đầu và giúp mở rộng thị trường ở những địa bàn công ty chưa xác định chắc chắn được tiềm năng của thị trường.