MỤC LỤC
Mặc dù điều kiện địa lý tự nhiên như thế tự nó chưa cắt nghĩa được tinh thần hiếu học của con người nơi đây.
NHCSXH tham gia thực hiện mục tiêu này bằng cách tham gia đổi mới căn bản phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt là các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách thông qua các dự án, chương trình đầu tư theo chỉ định của Chính phủ hay của các nhà tài trợ quốc tế như: chương trình nước sạch, điện sinh hoạt…. Với việc không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đẩy mạnh phương thức và quy mô cho vay giáo dục đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NHCSXH gián tiếp góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, mở rộng quy mô giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, thực hiện công bằng xã hội và bình đẳng giới trong giáo dục…. Thông qua việc cho vay HSSV, thông tin dạy nghề và cho vay tạo việc làm theo các chương trình chỉ định chung của Chính phủ cũng như các chương trình, dự án riêng của từng địa phương hay theo yêu cầu của các nhà tài trợ, các dự án hợp tác với các tổ chức chính trị-xã hội, NHCSXH Tỉnh Nghệ An góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đảm bảo cơ cấu dân số; tạo thêm nhiều việc làm mới cho xã hội nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lao động….
Từ khi triển khai Chương trình đến nay, quy trình, thủ tục cho vay đối với học sinh sinh viên được Ngân hàng Chính sách xã hội cải tiến nhiều lần như chuyển từ cho vay trực tiếp học sinh sinh viên sang cho vay qua hộ gia đình, giải ngân qua thẻ ATM, giải ngân hoặc thu nợ tại các điểm giao dịch xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình cũng như học sinh sinh viên trong quan hệ giao dịch với ngân hàng. Chỉ đạo hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn(TK&VV), tổ họp tổ để kết nạp thành viên vào tổ TK&VV, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn học sinh sinh viên trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay. Để chương trình ngày một hỗ trợ tốt cho HSSV nhưng đảm bảo thu hồi nợ để bảo tồn nguồn thu về lâu dài, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ cùng với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ban hành quy trình phối hợp với các trường học, cơ quan đơn vị có sinh viên vay vốn nhằm xã hội húa hoạt động của chương trỡnh này.
Nợ quá hạn của chương trình cho vay HSSV theo cơ chế cũ có chiều hướng gia tăng do một số sinh viên ra trường ý thức trả nợ chưa cao, hoặc sinh viên cung cấp sai địa chỉ nơi ở, nơi làm việc cho ngân hàng hoặc do chia tách địa giới hành chính dẫn đến việc liên hệ, NHCSXH gửi thông báo nợ đến hạn, đôn đốc trả nợ nhưng không đến được những sinh viên này, một số HSSV chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng ở các vùng có điều kiện khó khăn, thu nhập thấp không có nguồn để trả nợ nhưng không đến để làm thủ tục xin ra hạn nợ…. Để xác định đúng đối tượng, các địa phương phải điều tra cẩn thận, đặc biệt là đối tượng HSSV thuộc hộ cận nghèo theo tiêu chí mới.Việc xác định tiêu chí hộ cận nghèo và nhất là hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính nhiều địa phương còn rất lúng túng, tràn lan, nhiều hộ gia đình không thuộc diện cận nghèo theo quy định hoặc nhiều hộ gặp khó khăn về tài chính nhưng không phải do: (tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh), UBND xã vẫn xác nhận và đưa vào danh sách phê duyệt cho vay làm cho khối lượng HSSV vay vốn tăng nhanh gây áp lực về nguồn vốn để giải ngân (số hộ thuộc đối tượng. Thứ hai, về phía Chính phủ chưa có cơ chế quy định về việc bảo đảm có việc làm đối với các sinh viên sau khi ra trường, do vậy những sinh viên chưa tìm được việc làm sẽ không có nguồn thu nhập để trả nợ, còn các sinh viên đã có việc làm nhưng do nước ta chưa cú cơ quan nào theo dừi quản lý một cỏch tổng thể cỏc sinh viên sau khi ra trường .Vì vậy dẫn đến hiện tượng sinh viên không có ý thức trả nợ, từ đó Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu nợ, hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn rất cao.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình tín dụng chính sách mà Chính phủ giao, NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, phối hợp tốt với các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương cấp huyện, xã để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng HSSV hàng năm. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại thông báo số 58/TB-VPCP ngày 24/3/2011, tham mưu cho UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành (Giáo dục đào tạo, Lao động thương binh xã hội, NHCSXH) để kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách tín dụng đối với HSSV tại các huyện, xã, các trường đào tạo tối thiểu 2 lần trong một năm. - Tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT các cấp chỉ đạo các thành viên Ban đại diện, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch kiểm tra đã được lập, nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra trong việc giám sát đối tượng cho vay, sử dụng vốn vay của các hộ vay.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên (HSSV) khi sử dụng vốn vay đóng học phí và trang trải các khoản chi phí cho học tập, đồng thời hỗ trợ cho gia đình khi vay và chuyển tiền vay không phải chịu chi phí khi chuyển tiền cho HSSV, mặt khác HSSV không phải bảo quản tiền mặt nên đảm bảo an toàn và được hưởng lãi theo mức lãi suất không kỳ hạn tính trên số dư của tài khoản thẻ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã ký hợp đồng hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) về việc phát hành thẻ để thực hiện giải ngân cho vay Chương trình tín dụng HSSV. - về công tác kiểm tra giám sát và thu nợ vay chương trình tín dụng học sinh sinh viên, UBND tỉnh Nghệ An phải thường xuyên chỉ đạo Ban đại diện hội đồng quản trị Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh và các sở ngành liên quan của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng trên ở cấp xã, phường, thị trấn .Nội dung kiểm tra về việc tổ chức thực hiện lập danh sách thống kê hộ gia đình nghèo và cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo quy định của bộ lao động thương binh và xã hội tại Thông tư số 27/2007/TT-BLĐTBXH. Cùng với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau; thành lập các đoàn liên Sở, liên ngành tổ chức kiểm tra tại các địa phương, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại các trường, các xã, các tổ tiết kiệm và vay vốn về việc sử dụng vốn của gia đình cha mẹ học sinh, sinh viên và bản thân học sinh, sinh viên, kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan về chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên.
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước hiện nay thể hiện tính bao cấp của NSNN và mang tính cứng nhắc, không khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong hoạt động tài chính của NHCSXH, tính bao cấp thể hiện ở chỗ: nếu đầu vào của NHCSXH huy động với lãi suất cao, đầu ra (lãi suất thực thu) thấp thì số tiền cấp bù của NSNN cao và ngược lại nếu đầu vào của NHCSXH huy động với lãi suất thấp, đầu ra (lãi suất thực thu) cao thì số tiền cấp bù của NSNN cho NHCSXH thấp. - Tiếp tục tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng HSSV ở địa phương và các cơ sở đào tạo để mỗi HSSV khi nhập học đều nắm vững chủ trương này của chính phủ.Các trường đào tạo trong tuần lễ sinh hoạt còng dân đầu năm, đầu khoá mời đại diện chi nhánh NHCSXH và Sở Lao động và Thương binh xã hội địa phương đến trao đổi và giải đáp thắc mắc về tín dụng chính sách tín dụng đào tạo đối với HSSV. Để nguồn vốn thực sự phát huy hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro, tăng nhanh vòng quay vốn giúp cho nhiều thế hệ HSSV nghèo, hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, hộ gia đình và HSSV, người trực tiếp sử dụng tiền vay cũng như những người được hưởng lợi từ Chương trình phải cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát sử dụng vốn vay và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay đầy đủ đúng hạn như đã cam kết với ngân hàng.