Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán bằng thẻ ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại 1. Các nhân tố khách quan

Do đó, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần phải có một hàng lang pháp lý thống nhất, đồng bộ để các ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của mình, hoạch định được chiến lược kinh doanh của mình, củng cố nền tảng vững chắc cho việc phát triển dịch vụ thẻ trong tương lai, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường và thu lợi cao nhất. Khi nhiều thành viên tham gia vào thị trường, cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, chủ thẻ sẽ có nhiều sự lựa chọn, tiện ích sẽ tăng lên vì số lượng máy ATM ngày một nhiều và được đa dạng hoá các chức năng, mạng lưới CSCNT ngày một mở rộng … Tuy nhiên, điều quan trọng là các ngân hàng phải cạnh tranh lành mạnh với nhau.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ của các nước và bài học đối với Việt Nam

Như trường hợp của NHNo&PTNT, do có một hệ thống chi nhánh mở rộng đến tận tuyến huyện, tuyến xã trong cả nước nên ngân hàng này chú trọng vào thị phần nông thôn, đối tượng khách hàng chủ yếu nhất của họ là người nông dân, và một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho nông dân vay để phát triển sản xuất. Thị trường dịch vụ thẻ thanh toán của Trung Quốc trong giai đoạn đầu mới hình thành và phát triển cũng có những điểm tương đồng tự với thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam hiện nay: có nhiều ngân hàng cùng phát hành nhưng không có sự kết nối giữa các ngân hàng phát hành hay có sự kết nối nhưng chỉ giữa một nhóm các ngân hàng riêng lẻ.

Sự hình thành, phát triển của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam 1. Môi trường kinh tế xã hội

Theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách; đồng thời, xây dựng đề cương, kế hoạch chi tiết cho từng đề án thành phần do NHNN chủ trì và phối hợp xây dựng các đề án thành phần do các bộ, ngành khác chủ trì. Trong khuôn khổ đề án phát triển các phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ về thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV và đang phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu về mặt kỹ thuật để xây dựng lộ trình, kế hoạch nâng cấp công nghệ thẻ theo chuẩn EMV.

Sau 5 năm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đưa vào khai thác một loại hình dịch vụ bán lẻ mới, đến 1996, một loạt các ngân hàng khác bắt đầu tham gia thị trường bằng việc ký kết hợp đồng phát hành và thanh toán với các tổ chức thẻ quốc tế lớn như Visa, Mas
Sau 5 năm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đưa vào khai thác một loại hình dịch vụ bán lẻ mới, đến 1996, một loạt các ngân hàng khác bắt đầu tham gia thị trường bằng việc ký kết hợp đồng phát hành và thanh toán với các tổ chức thẻ quốc tế lớn như Visa, Mas

Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ trong hệ thống NHTM Việt Nam 1. Hoạt động phát hành

Ngoài hai thương hiệu thẻ quốc tế quen thuộc là Visa, MasterCard, tại Việt Nam đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm thẻ với nhiều hình thức mới như sản phẩm thẻ Amex do Vietcombank phát hành, Thẻ tín dụng quốc tế bằng đồng Việt Nam do HSBC và ACB phát hành, Thẻ ACB-Saigon Co-op, ACB-Saigon Tourist, ACB-Mai Linh và ACB-Phước Lộc Thọ đây là nhưng thẻ do ACB hợp tác với hệ thống Siêu thị Maximark, Citimart, Siêu thị Miền Đông , SaiGon Coop, SaiGon Tourist, công ty Mailinh để phát hành, những thẻ này sẽ phát huy được nhiều tiện ích hơn khi thanh toán tại các đại lý trực thuộc tại đơn vị hợp tác với ACB, chủ thẻ được hưởng ưu đãi qua các chương trình khuyến mãi đặc biệt của các đơn vị hợp tác này. - Năm 2004: Số lượng thẻ đã phát hành là 35.077 thẻ, tăng 20.204 thẻ (tăng hơn 2 lần so với cùng kì năm 2003).Thẻ đã được bổ sung thêm một số tiện ích mới như thanh toán phí bảo hiểm, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, thanh toán qua tài khoản USD… Đây là thời gian thị trường thẻ ATM đang ngày càng sôi động, các tầng lớp dân cư đã làm quen dần với thẻ, các yêu cầu phát hành và sử dụng thẻ dễ dàng, đơn giản đáp ứng nhu cầu người sử dụng.

Bảng 2.1: Số lượng thẻ TDQT phát hành tại Sở giao dịch Vietcombank
Bảng 2.1: Số lượng thẻ TDQT phát hành tại Sở giao dịch Vietcombank

Đánh giá dịch vụ thẻ thanh toán của Việt Nam 1. Những kết quả đạt được

Các ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tuy cạnh tranh với nhau rất gay gắt để chiếm lĩnh thị phần, liên tục đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới để thu hút khách hàng và tăng lượng tiền giao dịch nhưng cũng không quên việc tìm kiếm sự hợp tác để xây dựng các liên minh hợp tác chiến lược nhằm hỗ trợ nhau trong việc phát triển sản phẩm thẻ, giảm chi phí phải trang trải cho hệ thống công nghệ và đặc biệt là tăng cường năng lực cạnh tranh khi Việt Nam mở cửa thị trường cho các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn thâm nhập sau khi chúng ta gia nhập WTO. Tại một ĐVCNT đang tồn tại nhiều POS của các ngân hàng khác nhau: điều này làm thu hẹp phạm vi sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới, ngay cả với những nước có mật độ thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ như nước ta, ngoài ra nó còn gây ra sự lãng phí không cần thiết khi các ngân hàng đua nhau phát triển, mở rộng thị phần thẻ của mình bằng cách lắp đặt, đầu tư lắp đặt các máy ATM - vốn là những trang thiết bị khá đắt tiền, các ngân hàng hiện nay đang phải bỏ ra chi phí lớn cho các máy ATM và máy POS, bởi giá mỗi máy ATM khoảng 20.000 - 30.000 USD, giá máy POS khoảng 800 - 900 USD và phải cạnh tranh nhau đến từng vì trí đặt máy trên cùng một địa bàn.

Bảng 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ NHNo&PTNT năm2006
Bảng 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ NHNo&PTNT năm2006

Các cam kết của Việt Nam về mở cửa dịch vụ ngân hàng trong WTO 1. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ

- Thời hạn hoạt động của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ ở nước ngoài; thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngoài không được vượt quá thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài đó. Tổng mức cổ phần của các tổ chức và cá nhân nước ngoài được giới hạn ở mức 30% vốn điều lệ của một NHTMCP của Việt nam, trừ khi được pháp luật Việt nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt nam cho phép.

Đánh giá triển vọng của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam 1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới

Theo kết quả điều tra của Visa International và ACNielsen công bố hiện mới có khoảng 330.000 thẻ tín dụng quốc tế được sử dụng tại Việt Nam, một con số quá nhỏ so với tiềm năng bởi theo Visa tại Việt Nam có khoảng 10,5 triệu người có đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng và được cấp thẻ ghi nợ.Từ năm 2002 đến hết năm 2006, giá trị giao dịch qua thẻ đã tăng vọt lên đến 200 triệu USD. Nắm bắt được những thực tế này, năm 2005, Visa đã mở văn phòng đại diện và tính đến nay đã phát hành khoảng 160.000 thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thông qua hợp tác với 17 ngân hàng, gồm cả các NHTM quốc doanh (Vietcombank, Incombank, Agribank, BIDV), các ngân hàng cổ phần (ACB, EAB, VP Bank, VIBank, Sacombank…) lẫn các ngân hàng nước ngoài (ANZ Bank, Bangkok Bank, Citibank.

Định hướng phát triển của của các NHTM những năm tới 1.Đối với NHNN

Việc cạnh tranh lành mạnh giúp các ngân hàng trong nước mở rộng thị phần thẻ của ngân hàng mình mà vẫn không bị tổn thất về doanh thu và tính hợp tác giữa các ngân hàng với nhau; đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập, những ngân hàng nhỏ rất cần liên kết với nhau để có thể tồn tại. - Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin và mạng máy tính trên thế giới và của Việt Nam đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao công nghệ ngân hàng, đưa những phương tiện thanh toán hiện đại của thế giới tiếp cận với thị trường nội địa.

Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM 1. Thực hiện chiến lược marketing cho sản phẩm thẻ

Như Vietcombank có đối tượng khách hàng mục tiêu là những người làm việc trong một số ngành có thu nhập cao như dầu khí, hàng không, tài chính – ngân hàng, làm việc trong các công ty liên doanh, công ty nước ngoài, người nước ngoài cư trú và không cư trú tại Việt Nam nên các loại thẻ đưa ra không chỉ có hạn mức lớn mà còn phải đẹp về hình thức và tiện dụng ở cả trong nước và nước ngoài. Trong những năm tới, ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ và ứng dụng các phần mềm quản lý, nâng cấp hệ thống xử lý dịch vụ thẻ nhằm hạn chế tối đa những tồn tại về mặt kĩ thuật đồng thời tiếp cận những công nghệ mới, tiên tiến để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO với luật chơi quốc tế và sự cạnh tranh khốc liệt.

Kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thẻ thanh toán 1. Kiến nghị đối với các NHTM

Ngân hàng cần chủ động tuyên truyền, vận động và thực hiện các biện pháp sao cho các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá dịch vụ phối hợp đẩy mạnh thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng hoá, dịch vụ, phát triển hệ thống các đơn vị chấp nhận thẻ thành mạng lưới rộng khắp, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể dùng thẻ để mua hàng hoá, trả tiền dịch vụ (điện, nước, điện thoại, internet, ăn uống, giải trí, du lịch..). Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng, với các doanh nghiệp, các tổ chức thẻ quốc tế như: tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế để triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường; hoạch định chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các thành viên bằng việc tổ chức các khoá đào tạo về: Quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo, kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại…; giới thiệu các sản phẩm và các dịch vụ thẻ mới của các nước.