MỤC LỤC
Nói rộng ra hơn, trong một đơn vị dù quy mô lớn hay nhỏ, dù trong lĩnh vực kinh doanh nào, dù là vì mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận, trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển đều phát sinh rất nhiều những sự kiện hay còn gọi là những giao dịch, trong đó có rất nhiều sự kiện, giao dịch mang bản chất kinh tế - tài chính, có nghĩa là liên quan đến các quan hệ tiền tệ và việc phân bổ các nguồn lực của các doanh nghiệp, các tổ chức. Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên). Qui định về giá trị có thể thay đổi theo từng quốc gia và từng thời kỳ khác nhau. Ví dụ về tài sản dài hạn:. - các khoản phải thu trong vòng trên 12 tháng - nhà xưởng. Trong tài sản dài hạn người ta thường phân biệt thành các khoản phải thu dài hạn và tài sản cố định. Các khoản phải thu dài hạn biểu hiện quyền đòi nợ của đơn vị đối với con nợ trong thời hạn trên 12 tháng. Nếu đơn vị có khoản phải thu chứng tỏ vốn của đơn vị đang bị người khác chiếm dụng. Trong kinh doanh, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau thường xuyên xảy ra do các giao dịch mua, bán chịu. Tuy nhiên nếu khoản phải thu quá lớn trong thời gian dài sẽ không tốt vì rủi ro đối với việc thu hồi vốn cao. Theo Chuẩn mực số 03 và 04 qui định một tài sản được ghi nhận là TSCĐ khi nó thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau đây:. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế. Nguyên giá xác định một cách đáng tin cậy 3.Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm. Người ta thường phân biệt TSCĐ theo hình thái biểu hiện và tính chất đầu tư. Theo hình thái biểu hiện TSCĐ được chia thành:. - TSCĐ hữu hình: là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ và có hình thái vật chất cụ thể. Ví dụ như nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển. - TSCĐ vô hình: là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ, nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, tuy nhiên để có tài sản đó đơn vị đã phải chi ra những khoản tiền nhất định. Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, TSCĐ được phân biệt thành:. Đối với nguồn vốn người ta lại thường phân loại theo nghĩa vụ tiền tệ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn đó. Như vậy nguồn vốn thường được chia thành nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả là những nghĩa vụ tiền tệ mà đơn vị phải thanh toán cho các bên cung cấp nguồn lực cho đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói ngược lại thì các bên cung cấp nguồn lực cho đơn vị có quyền đòi nợ đối với đơn vị khi các khoản nợ đến hạn. Nếu các nghĩa vụ tiền tệ này phải thanh toán trong vòng 12 tháng thì gọi là các khoản nợ ngắn hạn, nếu các nghĩa vụ tiền tệ phải thanh toán trong vòng trên 12 tháng gọi là nợ dài hạn. Ví dụ về Nợ phải trả:. - vay ngắn hạn ngân hàng - nợ người bán. Khác với các khoản nợ, vốn chủ sở hữu là khoản vốn góp của các chủ sở hữu đơn vị, nó không phải là một khoản nợ, bởi vì doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thanh toán, nếu doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động nào đó và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của đơn vị cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ từ hoạt động của đơn vị, nếu có. Nó là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị ngưng hoạt động hoặc phá sản, lúc này đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ. Vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn góp của các chủ sở hữu tuỳ vào loại hình đơn vị. Nó có thể là vốn của cổ đông nếu đơn vị là một công ty cổ phần, là vốn góp liên doanh, nếu đơn vị là một công ty liên doanh, là phần vốn góp của thành viên hợp danh nếu đơn vị là một công ty hợp danh v.v. Trong mọi trường hợp, nó là vốn do các chủ sở hữu đóng góp và được bổ sung từ kết quả hoạt động của đơn vị. Nó thể hiện trái quyền của chủ sở hữu trên tài sản của đơn vị và là về mặt giá trị nó đúng bằng tài sản thuần của đơn vị, tức là khoản còn lại sau khi ta lấy giá trị tổng tài sản đã trừ đi số tài sản được tài trợ bằng vốn vay, nợ. - thặng dư vốn cổ đông - lãi chưa phân phối - quỹ dự phòng tài chính - quỹ khen thưởng, phúc lợi. Như đã trình bày ở trên, tài sản và nguồn tài trợ cho tài sản luôn cân bằng nhau về lượng, đó chính là bản chất của phương trình kế toán cơ bản, cũng là một đặc điểm quan trọng của đối tượng kế toán. Phương trình được viết như sau:. Tính cân bằng của phương trình kế toán cơ bản. Để minh hoạ cho tính cân bằng của phương trình kế toán cơ bản, chúng ta nghiên cứu tình huống sau về Công ty Tâm Giang. để chỉ năm nay, sang năm, năm tiếp theo v.v. Công ty Tâm - Giang là một công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực thương mại được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 20A do hai thành viên hợp danh sáng lập là Tâm và Giang. Công ty cung cấp cho chúng ta một số tài liệu bao gồm Bảng cân đối kế toán trích lược vào ngày 31 tháng 12 năm 20A và một số thông tin về hoạt động của công ty trong tháng 1 năm 20B.).
Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của kế toán chính là quá trình kinh doanh dưới góc độ vốn kinh doanh và sự tuần hoàn, chu chuyển của vốn kinh doanh trong mối quan hệ giữa hai mặt độc lập nhưng thống nhất và cân bằng nhau về lượng (hình thái biểu hiện của vốn - tài sản và nguồn hình thành - nguồn vốn). Để có thể tập hợp được những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và quá trình tạo ra tiền của đơn vị trong một kỳ, kế toán phải tiến hành cộng dồn số phát sinh của các giao dịch kinh tế - tài chính diễn ra trong kỳ và tính ra số dư của các tài khoản liên quan phù hợp với các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính để trên cơ sở đó có số liệu lập báo cáo.
Dựa trên các mối quan hệ cân bằng tổng hợp nhất định, phương pháp này cho phép kế toán lập ra các bảng tổng hợp - cân đối chứa đựng những thông tin tổng hợp về tình trạng tài chính (bảng cân đối kế toán), kết quả kinh doanh (báo cáo kết quả kinh doanh) và quá trình tạo ra tiền của một đơn vị trong một. Tóm lại, hệ thống phương pháp kế toán bao gồm 4 phương pháp : phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, mỗi phương pháp độc lập một cách tương đối nhưng lại nằm trong những mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.
Để có số liệu tổng hợp cho báo cáo tài chính, kế toán phải ghi nhận sự vận động của vốn kinh doanh vào tài khoản và sổ sách kế toán theo các mối quan hệ đối ứng sẵn có của chúng, vậy kế toán phải sử dụng phương pháp đối ứng tài khoản. Do vậy, ở phần này, chúng ta thấy các khoản nợ ngắn hạn xếp trước rồi mới đến nợ dài hạn và cuối cùng là Vốn chủ sở hữu, vì bản chất vốn chủ sở hữu không phải là khoản nợ, nó là nguồn vốn thường xuyên trong đơn vị.
Nếu thiết kế bảng theo chiều dọc, bên trên liệt kê toàn bộ tài sản của đơn vị và bên dưới là toàn bộ nguồn vốn, bao gồm Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Trong phần tài sản, các khoản mục tài sản được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần, do vậy người ta sắp xếp Tài sản ngắn hạn rồi đến Tài sản dài hạn.
Nó cho chúng ta biết về hiện trạng nguồn lực kinh tế của đơn vị vào một thời điểm cũng như cơ cấu tài trợ vốn của đơn vị. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong Báo cáo kết quả kinh doanh thường trình bày chi tiết các chỉ tiêu cụ thể về lãi, thu và chi.
Thực chất báo cáo này cho chúng ta biết các luồng tiền vào và các luồng tiền ra trong một kỳ của đơn vị, từ đó so sánh để biết trong kỳ đơn vị đã tạo ra bao nhiêu tiền, đã sử dụng bao nhiêu tiền, tiền được tạo ra từ hoạt động nào và tiền được sử dụng vào hoạt động nào của đơn vị. Các chuẩn mực và hệ thống bốn phương pháp kế toán được đề cập một cách khái quát, đối tượng nghiên cứu của kế toán và những đặc trưng của nó, quy trình kế toán gồm 4 bước, hệ thống 3 báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày khái quát và một số vấn đề về đạo đức nghề nghiệp kế toán cũng được nêu lên.