MỤC LỤC
Khu Phố Cổ có hiện tượng biến dạng nhiều, một phần vì lý do quản lý, nên các nhà lãnh đạo thành phố đã quy hoạch định ranh giới phố cổ hiện nay thuộc hoàn toàn địa bàn quận Hoàn Kiếm, thiếu phần tam giác phía Bắc (thuộc quận Ba Đình). Khu phố Cổ hiện tại là những khu phố nhỏ, chật hẹp. Các kiến trúc này là dạng kiến trúc chợ phố nên các nhà thường sâu, thấp, tối.. Hè phố nhỏ, hẹp, không có cây xanh. Lượng người cư trú buôn bán trong các phố cổ này thường đông nên môi trường sinh sống. Qua thời gian, do sự phát triển về dân. số và nhu cầu cuộc sống hàng ngày nên mỗi số nhà ngày một tăng nhan khẩu và hộ khẩu. Cũng chính vì vậy, việc cơi nới là không thể tránh khỏi. Giao thông trên Thành Phố có nhiều phức tạp. Các nhà bên trong lấn ra hè chiếm dụng để buôn bán. Đường phố hẹp, lưu lượng người đông làm cho môi trường ở đây ngày càng đáng quan tâm. Hà Nội có riêng một Ban quản lý khu phố này. Hy vọng rằng hoạt động của nó sẽ giúp cho Phố Cổ Hà Nội được bảo tồn và phát triển. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Trước khu vực này là khu làng cổ đầu tiên của Hà Nội có tên gọi theo truyền thuyết là Long Đỗ, sau phát triển thành huyện, rồi được đổi thành quận - mang tên gọi là Tống Bình, là trung tâm, dinh luỹ chủ yếu của chính quyền đô hộ phương Bắc. Khi vùng đất này được Lý Thái Tổ chọn, cũng là thời điểm bắt đầu phát triển của đô thị cổ Hà Nội. Song thời Trần, từ năm 1225 đến hết thế kỷ XIV, kinh thành với quy mô và cấu trúc không đổi, mà chỉ sữa chữa, mở mang và phát triển thêm khu vực kinh tế dân cư. Năm 1243 đắp lại thành Cấm thành, tạo khu Long Phượng thành, xây kiên cố các cửa Long Phượng thành và Hoàng thành. Thăng Long lúc này có đủ tài liệu để chứng minh. Cũng như các thành thị ở phương Đông khác, khu công thương nghiệp ở phía Đông có mối liên hệ chặt chẽ với khu nông nghiệp ở phía Tây Hoàng thành, những nghề thủ công tập trung nhiều ở phía Đông và phía Tây. Gần đây, kết qua khai quật khảo cổ học trong khu vực thành cô Hà Nội đã chứng minh về trung tâm thành cổ. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Khi nhà Hồ thay thế nhà Trần, Thăng Long không còn giữ vai trò Quốc đô nữa mà có tên gọi là Đông Đô để phân biệt với thành Tây đô ở Thanh Hóa. Năm 1406, khi nhà Minh chiếm Đông Đô, thì lại đổi tên gọi là Đông Quan cho đến khi chiến thắng quân xâm lược, lấy lại Thăng Long - Đông Đô, sử dung lại làm Quốc đô và đổi tên thành Đông Kinh. Trong giai đoạn này, triều Lê tiến hành tu bổ xây dựng lại Đông Kinh theo mô hình Nho Giáo. Khu vực Cấm thành và Hoàng thành được kiểm soát chặt chẽ, khu hành chính quan liêu được lan rộng ra Hoàng Thành. Năm 1477 xây dựng lại vòng thành Đại La ở ngoài cùng. đã tôn tạo và mở rộng Hoàng Thành. Lúc ấy ở vùng này thì đất vàng, mềm, ruộng thì vào loại hạng trung. Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đồ đài mõm, vừng, gấm, và du lọng. Phường Yờn Thỏi làm giấy, Phường Thụy Chương và phường Nghi Tàm dệt vải lụa.. Thăng Long 36 phường được gọi từ đó. Trong thế kỷ XVI, XVII và XVIII, sau cải cách của Lê Thánh Tông, nền kinh tế của đất nước đã ổn định và phát triển. Vị thế thuận lợi của Thăng Long đã khiến chốn Kinh Kỳ trở thành trung tâm hấp dẫn đối với địa phương xung quanh, đặc biệt là làng thủ công nghiệp và các vùng phụ cận, đã dẫn một luồng chuyển dịch lớn về hàng hóa, kéo theo nhiều đợt di động xã hội đến Thăng Long. Theo Marini, vào thế kỷ XVII người ta đếm được ở đây có 72 phường.. mỗi phường rộng bằng một thành phố trung bình của nước Ý. 72 phường này đầy thợ thủ công và thương nhân." Những ghi chép như vậy trong Đại Nam Nhất Thống Chí của Trương Vĩnh Ký .. đều cho biết vào thế kỷ XIX Thăng Long đều có rất nhiều mặt hàng riêng ở các phố vẫn không thay đổi như hồi đầu thế kỷ. Sự bùng nổ về dân cư và sự phát triển mạnh mễ các nghề thủ công truyền thống như trên đã tác động nhiều mặt kinh tế, xã hội, văn hóa ở Thăng Long. Số lượng nhà tăng vọt. Sự hình thành các nhóm thợ thủ công cùng làng nghề nghiệp, chung làng quê và chuyên mặt hàng là yếu tố tác động đến kiến trúc đô thị ở khu phố cổ Hà Nội. Bên cạnh đó, lối sống thị dân hình thành và dần dần được khẳng định, nay trở thành nếp sống thanh lịch, tao nhã đặc trưng của người dân Hà Nội. Khu phố cổ từ thế kỷ XIX đến nay. Đầu thế kỷ XIX, Hoàng thành nhà Lê bị nhà Nguyễn phá vỡ. Vòng thành ngoài Hà Nội lúc này thu hẹp lại, gạt một phần rộng lớn ở phía Tây và một phần ở phía Đông Hoàng Thành ra ngoài và mở rộng lớn ở phía Tây và một phần ở phía Đông Hoàng Thành ra ngoài và mở cửa 12 cửa ô. Đô thị lúc này bị nông thôn hóa một bộ phận, nhưng phần "thị" của đô thị vẫn được duy trì và phát triển: "mặc dù không còn là nơi vua chúa ở nữa, tôi cho rằng nó vẫn là thành phố đứng đầu vương quốc về nghệ thuật, thương nghiệp, sự giàu có, số dân đông đúc, sự lịch thiệp và học vấn. Phải nói rằng, trong tất cả các vương quốc không có những ngành kỹ nghệ nào khác ngoài kẻ chợ, và tất cả các xứ Bắc, xứ Nam không nơi nào vượt qua được nơi này. Chính ở đó đã tụ tập từ các nơi về những văn nhân, thợ giỏi, nhà buôn lớn, chính ở đó đã sản xuất ra mặt hàng thiết yếu và những mỹ nghệ xa xỉ, tóm lại đó chính là trái tim của đất nước..". Trong thời gian kháng chiến toàn quốc, khu vực phố cổ trở thành một trong ba trận địa liên khu của quân và dân Hà Nội chiến đấu chống thù. Nhiều di tích bị phá hay bị hư hỏng nặng như chùa Thái Cam, quán Huyền Thiên..Sau ngày hoà bình năm 1954 khu Phố Cổ cùng toàn dân Hà Nội bắt tay vào xây dựng lại thủ đô. Phong trào hợp tác xã phát triển kéo theo một số địa chỉ di tích trở thành trụ sở làm việc, thậm chí còn cải tạo cho "phù hợp". như chùa Cầu Đông .. Di tích lại một lần nữa bị xâm hại. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho các di tích trong trên địa bàn quận trở thành phế tích. Bên cạnh đó đến nay tình trạng chiếm dụng di tích để ở, bán hàng lên đến tới 98%, một con số báo động và nguy cơ có thêm di tích biến dạng là điều đáng lưu tâm. Từ năm 1998 trở lại đây, nhiều di tích được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm, giải tỏa vi phạm cũng như chống tu bổ xuống cấp. Một số phố nghề vẫn sản xuất và kinh doanh. Do nhu cầu của cuộc sống và do thời gian tồn tại, nhiều di tích kiến trúc dân dụng đã được sửa chữa làm thay đổi kết cấu kiến trúc ban đầu, tuy nhiên nó đều được xây dựng trên mặt bằng nguyên thuỷ của nó. Khu phố cổ hiện nay vẫn là một trung tâm thương mại sầm uất nhất thủ đô, có lưu lượng khách đông nhất trên địa bàn thành phố. Nơi đây có mật độ di tích phân bố dày đặc nhất thủ đô. Mặc dù, như đã nói ở trên, hệ thống di tích này trải qua thời gian ít nhiều bị thiên nhiên,chiến tranh, thiên tai và sự vô thức của con người phá hoại. Nhưng những di tích hiện vẫn còn và những di vật còn sót lại đều có lịch sử gắn liền với sự phát triển của đô thị cổ Hà Nội. Và cũng vì những lý do trên, nên các di tích còn có niên đại thế kỷ XIX. Giá trị lịch sử văn hóa. Khu thị dân cổ này nằm ở phía Đông và Đông Bắc Thành Cổ trong gần 10 thế kỷ đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà. Khu phố cổ này, cùng với sông Hồng, là khu bảo vệ vòng ngoài cho Thành Cổ trong thời chiến, là khu vực buôn bán sầm uất nuôi sống thành cổ trong thời bình, là gương mặt của đất nước trong quan hệ đối ngoại. Nhiều công trình có niên đại khởi dựng từ thế kỷ XI cùng thời đặt. móng xây dựng thành Thăng Long. Các công trình di tích này là không gian tâm linh mang tính cộng đồng, nó có mối quan hệ vô hình với các không gian tâm linh riêng của từng ngôi nhà trong khu vực. Các không gian văn hóa tâm linh này vẫn đang tồn tại, góp phần tạo hồn cho khu phố cổ. Tên phố là tên phường nghề, tên của các sản phẩm bày bán..cảnh sống sinh hoạt từ xưa đã nổi tiếng khắp nước là nơi "ngàn năm văn vật", là nơi. của Nguyễn Du). Có lẻ bất cứ ai trong khách du lịch, khi đặt chân vào những dãy phố này đều có thể thốt lên, thán phục về một tổng thể kiến trúc đẹp đẽ, độc đáo với khối không gian nhỏ bé, các hình thức kiến trúc mặt đứng các tuyến phố, các ngôi nhà đặc biệt với lớp mái ngói "lô xô" cùng các hoạ tiết trang trí truyền thống của Việt Nam tạo nên một tổng thể cản quan kiến trúc của một đô thị cổ tiêu biểu với kiến trúc truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ, là cái nôi văn hóa của người Việt.
Điển hình của loại di tích này là nhà thờ họ Lê (55 ngừ Phất Lộc). Loại 2: có kiến trúc nhỏ gồm một nếp nhà ngàn và phần hậu cung nhô ra ở phía sau thành mặt bừng chữ đinh đó là kiến trúc nhà thờ họ Trịnh ở 144 Hàng Bạc. Trong khu phố cổ Hà Nội duy nhất còn lại một cửa ô của thành Thăng Long xưa đó là Ô Quan Chưởng. Lịch sử: Ô Quan Chưởng hiện nay thuộc phường Đồng Xuân - Hàng Buồm đây là một ô cửa mở qua tường thành phía Đông của toà thành đất, vòng giữa bao bọc khu đông dân của kinh thành Thăng Long xưa. Của Ô được xây dựng : mặt chính diện nhìn ra đê sông Hồng. Trước đây luồng chính của nước sông Hồng chảy về phía bên Hà Nội, chứ không vát về phía Gi Lâm như ngày nay. Do vậy trước Cửa Ô và dọc đường Trần Nhật Duật trước kia là một cảng sông nhộn nhịp, nơi tụ hội của các thuyền bè và tàu thuỷ để bốc dỡ vào kinh thành để buôn bán. Của Ô Quan Chưởng thời đó là kiểm sát thu thuế của các quan lại thời phong kiến. Trong dấu ấn khắc nổi của triều đình, ghi lệnh cấm người gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại. Tên gọi của Cửa Ô Quan Chưởng cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu sử học, nhiều nguồn tư liệu ghi nhận, sách đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá cho viết tên gọi của Ô Quan Chưởng có nhiều cách giải thích:. 1) Vào cuối đời Lê có một viên quan chưởng ẩn về hưu lập dinh cơ ở cạnh ô do đó mà thành tên. 2) Vào đời Nguyễn có một chức quan Chưởng Cơ kiểm soát cửa ô này, phàm thuyền bè ghé vào quanh đây đều phải trình giấy tờ ở viên quan ấy vì vậy thành tên. 3) Hồi giặc Pháp hạ thành lần thứ nhất (1873) có một viên quan họ Chưởng Vệ đã hi sinh ở đây để tưởng nhớ nhân dân quen gọi cửa ô này là cửa Ô Quan Chưởng. Hệ thống di tích cách mạng kháng chiến nêu trên đã chứng kiến, đồng thời là những bằng chứng vật chất phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời những năm thành lập Đảng: nơi phôi sinh ra bản Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng, nơi tổ chức cách mạng đầu tiên ra đời, nơi ra đời của những tờ báo đầu tiên của Đảng, nơi Đảng ta chỉ đạo việc vận dụng những hình thức đấu tranh cách mạng trong suốt thời kỳ dài lịch sử cách mạng dân tộc, phù hợp với tình hình của từng thời điểm.
Để thực hiện tốt điều này, đối với Phố Cổ Hà Nội, chúng ta cần phải tìm kiếm những giải pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn giữa một mặt là nhu cầu phải giữ toàn bộ những giá trị của khu phố Cổ (lịch sử, văn hoá nghệ thuật, kiến trúc, dân tộc học.. phục vụ du lịch), mặt khác là phải cải tạo để đảm bảo điều kiện sống bên trong của mỗi ngôi nhà của người dân phố Cổ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong khi chấp nhận những xu thế văn hoá đương đại, hoà nhập vào dòng chảy của văn hoá toàn cầu, khu phố cổ Hà Nội phải vẫn không đánh mất đi bản sắc văn hoá độc đáo của mình, tạo nên được một "sự hồn dung nhuần nhuyễn những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, cổ truyền và hiện đại".
Còn với mặt sau phố Cổ, là một tiềm năng lớn để phát triển thành một khu phố du lịch có tính văn hoá cao, có đầy đủ các nhà hàng dân tộc, khách sạn, có các nhà hàng lưu niệm, phòng triển lãm trưng bày tranh phố cổ xưa, các nơi vui chơi giả trí với những trò chơi dân gian, các hoạt động sinh hoạt nghệ thuật ngoài trời,. Nên thường xuyên tổ chức những cuộc thi, những buổi biểu diễn dành cho những người tác tạo nên các sản phẩm văn hoá cổ truyền, chế biến các món ăn dân tộc, các sản phẩm thủ công truyền thống, những "nghệ nhân có bàn tay vàng" để họ có cơ hội thể hiện tài năng đồng thời tạo ra thu nhập;.
- Tích cực tham gia các hoạt động liên hoan, hội chợ du lịch của các địa phương như: liên hoan du lịch hướng về cội nguồn do 3 tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái tổ chức; lễ hội năm du lịch Quảng Nam; liên hoan du lịch 13 Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long tại An Giang; festival biển tại Bà Rịa, liên hoan du lịch Nghệ An; Tham gia Triển lãm du lịch Quốc tế ITE tại thành phố Hồ Chí Minh; Tuần lễ văn hoá. - Phối hợp với văn phòng dại diện hàng không Việt Nam và văn phòng đại diện Thương mại Hà Nội tại Tokyo (Nhật Bản) và nhiều thành phố khác nữa trên thế giới để cung cấp thông tin tư liệu du lịch phục vụ các hoạt động quảng bá xúc tiến tại Nhật Bản và một số thị trường trọng điểm như: Mỹ, Châu Âu.
Triển khai các lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên chức ngành du lịch thủ đô, lãnh đạo, cán bộ phòng kinh tế các Quận, HUyện về quản lý Nhà nước về du lịch, quy hoạch du lịch và các nghiệp vụ du lịch và quản lý du lịch, marketing khách sạn. Tạo điều kiện cho cán bộ của sở Du lịch Hà Nội tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nước: Học tạp nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, các khoá nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ ở Hàn Quốc, tham gia các khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ do trung tâm đào tạo Việt Nam - Singapore và dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực EU của tổng cục du lịch tổ chức.
Phối hợp với tổng cục Du lịch triển khai khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ (quản lý, lễ tân, buồng bàn, bar, bếp bảo vệ) cho cán bộ CNV của các cơ sở lưu trú. - Dự án xấy dựng đường giao thông tại khu du lịch văn hoá nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn với tổng mức đầu tư 98,212 tỷ đồng, dự kiến công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng đầu năm 2007.
Trong đó bao gồm con người, các hoạt động sinh hoạt, những giá trị truyền thống, các công sở, nhà cửa, quầy hàng, xưởng sản xuất… Đối với nhiều người, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây có thể ít quan trọng hơn của hồn của nó, hay là những cái tiếp nối liên tục của các giá trị truyền thống. Về văn hoá: dùng vốn ngân sách để duy trì, phát triển một không gian sinh hoạt truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc trong khu phố cổ, nhằm tạo được một cảnh quan có lợi cho việc khai thác, phát triển du lịch, giáo dục văn hoá ở thủ đô hướng nó đi vào quỹ đạo của văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc.