MỤC LỤC
Khi các Ngân hàng thương mại đưa ra các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và hợp lý, cùng với việc mở rộng hệ thống mạng lưới hoạt động, và nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ Ngân hàng, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc huy động vốn. Ở Việt Nam thời gian qua các Ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng Đầu tư Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam đều có phát hành trái phiếu huy động vốn dài hạn trong khi các Ngân hàng thương mại cổ phần hầu như chưa có phát hành trái phiếu mà chủ yếu là phát hành cổ phiếu để tăng vốn.
Trong giai đoạn này, cùng với những thành quả ban đầu của công cuộc đổi mới, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch đã thu được nhiều kết quả quan trọng như củng cố và mở rộng mạng lưới, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nên đã có sự tăng trưởng cao. Ngày 20/10/2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam đã ban hành quyết định số 153/QĐ – HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá Ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Sở là đơn vị có nguồn vốn huy động lớn nhất trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, cho vay, thanh toán còn điều chuyển một khối lượng vốn lớn về quỹ điều hòa của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I đã có nhiều đóng góp quan trọng trong vai trò hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Mục tiêu của hoạt động tín dụng là cơ cấu lại danh mục cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro, tăng cường quản lý rủi ro, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn và hiệu quả tín dụng. Trong những năm qua, Sở giao dịch I đã tham gia đầu tư nhiều dự án lớn, thuộc các ngành nghề, lĩnh vực chủ dạo của nền kinh tế đã và đang phát huy hiệu quả, có ý nghĩa kinh tế xã hội thiết thực đó là: Dự án phóng vệ tinh Vinasat do NHCT Việt Nam làm đầu mối, Dự án mở rộng mạng lưới viễn thông của Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Dự án mở rộng đuôi hơi Phú Mỹ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Dự án về đổi mới đầu tàu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam v.v….
Do vậy bên cạnh việc cải tiến nâng cao chất lượng, tiện ích của các dịch vụ truyền thống, Sở đã phát triển mạnh các dịch vụ như dịch vụ thẻ, hiện nay dã phát hành được trên 30.000 thẻ ATM, thẻ TDQT, dịch vụ “hỗ trợ du học”, giải ngân dự án ODA, tư vấn đầu tư tài chính, thu chi hộ tiền mặt; đưa vào ứng dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internetbanking, homebanking v.v.
"Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt" là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, được phép rút một phần gốc trước kỳ hạn theo nhu cầu của người gửi tiền, số tiền gốc rút trước hạn được hưởng lãi bằng lãi suất của kỳ hạn tương ứng với thời gian tực gửi, phần gốc còn lại sẽ giữ nguyên lãi suất và kỳ hạn gửi ban đầu. Tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao là do Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn hoạt động lâu năm và có uy tín trên thị trường do vậy Sở đã tạo sự tin tưởng và thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn. Nguyên nhân cơ bản là do tình hình cạnh tranh huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội ngày càng gay gắt, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát ngày càng cao và các doanh nghiệp lớn luôn là đối tượng được chú ý nhất của các NHTM.
Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp là các tổng công ty lớn có sự thay đổi về tổ chức và phân bổ nguồn vốn cho các đơn vị thành viên quản lý chứ không tập trung vào tiền gửi, điều này đã làm cho nguồn vốn gửi tại Sở giảm. Công tác huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm vị trí quan trọng với nhiều hình thức huy động phong phú như: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn (Tiết kiệm có kỳ hạn dưới 1 năm và tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 đến 3 năm và mỗi loại này đều có 3 hình thức là: Tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi sau và tiết kiệm trả lãi định kỳ), tiết kiệm dự thưởng (Tiết kiệm dự thưởng dưới 1 năm, tiết kiệm dự thưởng từ 1 đến 2 năm dưới 2 năm, tiết kiệm dự thưởng từ 2 đến 3 năm). Người gửi được bảo toàn và bảo hiểm số tiền gửi của mình; người gửi được đảm bảo đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi và được rút tiền theo yêu cầu; ngoài ra người gửi tiền được Sở cho phép đem sổ tiết kiệm đi làm tài sản thế chấp trong các hợp đồng tín dụng.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, mặt khác nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng như dân cư còn thấp do đó nguồn vốn huy động từ Ngoại tệ VNĐ của Sở còn hạn chế.
Công tác huy động vốn của Sở đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đáp ứng vốn để đầu tư cho vay, luôn hoàn thành chỉ tiêu đề ra của Ngân hàng Công thương Việt Nam, góp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Số lượng máy ATM còn ít, các dịch vụ và chính sách hỗ trợ, quảng cáo còn hạn chế, tập quán người dân sử dụng phương tiện chủ yếu là tiền mặt, nên đối tượng chủ yếu của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương chỉ là cán bộ công nhân viên chức và một số khách hàng truyền thống. Một chính sách marketing tốt phải đưa ra chiến lược quản lý khách hàng, trong đó việc thực hiện phân đoạn thị trường phải theo các tiêu chí như vùng địa lý, các yếu tố nhân khẩu học, các yếu tố tâm lý, các yếu tố thuộc thói quen hành vi… Không phải mọi khách hàng đều có nhu cầu như nhau đối với các dịch vụ Ngân hàng và mang lại lợi nhuận như nhau cho Ngân hàng, nên cần có sự phân đoạn thị trường để có những chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp.
Ví dụ như dịch vụ ATM, mỗi máy trị giá khoảng 30.000 USD, kèm theo khoảng 10 triệu đồng/máy chi phí khác trong quá tình vận hành mỗi tháng, như: thuê địa điểm, tiền điện, bảo vệ… Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng hệ thống máy ATM trên địa bàn thành phố lại chưa cao. ATM của Ngân hàng nào phải đến chính hệ thống máy ATM của hệ thống Ngân hàng đó lắp đặt mới có thể thực hiện được giao dịch, thực trạng này không chỉ hạn chế đáng kể tới việc sử dụng thẻ của khách hàng, mà còn gây lãng phí đối với nền kinh tế nói chung và làm giảm hiệu quả công tác huy động vốn của Sở giao dịch I nói riêng. Nhưng nhìn chung, vấn đề công nghệ vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc đó là sự phát triển chưa đồng đều về công nghệ giữa các bộ phận; tính đồng bộ của công nghệ còn thấp; hiệu quả chương trình phần mềm chưa đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Sở giao dịch I đã có cố gắng rất nhiều để cải tiến quy trình, đưa ra dịch vụ giao dịch một cửa, đơn giản hóa thủ tục gửi tiền tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá… nhưng quy trình và thủ tục vẫn còn chưa được chuẩn hóa và có sự thay đổi giữa các chi nhánh, giữa các Ngân hàng thương mại.
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM