Ảnh hưởng của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh tại huyện Thanh Hà, Hải Dương

MỤC LỤC

PHẦN THỨ HAI

Đặc điểm của huyện Thanh Hà ảnh hưởng đến đời sống gia đình thương binh

Nhìn chung, Thanh Hà có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ phát triển năng động, điều kiện giao lưu kinh tế hiện tại và trong tương lai gần được mở rộng nhờ vào sự phát triển của hệ thống giao thông trong vùng như đường 5A, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng trong tương lai, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, có điều kiện thu hút các nhà đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường cho sản phẩm của huyện, đẩy mạnh giao lưu kinh tế-xã hội với các địa phương trong vùng và cả nước. Đất đai Thanh Hà mầu mỡ, được bồi đắp liên tục của hệ thống sông Thái Bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả là đặc sản của huyện.

Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu dân số huyện Thanh Hà năm 2007 như sau
Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu dân số huyện Thanh Hà năm 2007 như sau

Phân tích khái quát về gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà

Cơ cấu TB qua các thời kỳ được nêu trong bảng 2.2 cho thấy: Số TB trong thời kỳ chống Pháp là 324 người chiếm 26,8% trong tổng số 1.211 TB, đây là những TB có tuổi rất cao trong số đó có nhiều người đã mất, những người còn lại không thể có khả năng lao động và chỉ sống bằng tiền trợ cấp mà thôi. Mà mục tiêu của CSXH là hướng đến con người và vì cuộc sống hạnh phúc của con người, thông qua cơ cấu tuổi của TB Đảng và Nhà nước phải hoạch định những chính sách ưu đãi phù hợp để giúp TB tự vươn lên trong cuộc sống, góp phần to lớn vào việc thực.

Phân tích một số chính sách xã hội tác động đến gia đình thương binh huyện Thanh Hà

Chính vì vậy, cần cải thiện mức trợ cấp hàng tháng cho TB cũng chính là cả thiện đời sống cho gia đình họ, chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng gia đình đang đè nặng đối với người phụ nữ và những người thân của họ. Qua thực trạng trên thì Đảng bộ và nhân dân toàn huyện cần quan tâm hơn nữa, có những chính sách ưu đãi phù hợp hơn nữa để tạo điều kiện giúp đỡ trong việc xây dựng nhà tình nghĩa giúp cho các hộ GĐTB có hoàn cảnh khó khăn không thể xây dựng được nhà ở phải ở trong nhà ở bị dột nát, quá chật chội. Như vậy công tác thẩm định hồ sơ xét duyệt, giải quyết chính sách ưu đãi đối với TB và gia đình họ được tiến hành nhanh gọn, đảm bảo được quá trình dân chủ, đúng chính sách, ít sai sót, tạo niềm tin đối với nhân dân về chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.

Trước đây, số con em TB thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng là rất ít, nhưng những năm gần đây do việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi trong giáo dục và do mức thu nhập cũng như nhận thức của người dân ngày càng cao lên số lượng con em TB theo học tại các trường Đại học, Cao.

Phân tích thực trạng đời sống gia đình thương binh huyện Thanh Hà dưới sự tác động của chính sách xã hội

Từ số liệu trong bảng 2.7 cho thấy : Trong tổng số 50 hộ được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thì có 14 hộ GĐTB được miễn, 36 hộ chỉ được giảm một phần và không có hộ nào là không được giảm cả. Trong đó thì thu nhập là một trong những tiêu trí quan trọng, cơ bản để đánh giá mức sống của từng hộ GĐTB, dưới đây là những con số về nguồn thu nhập chính của các GĐTB qua khảo sát ở huyện Thanh Hà. Bởi vì, nhiều TB nay tuổi đã cao, sức đã yếu, TB nặng bị viết thương cũ tái phát nên ốm đau thương xuyên nên khó có điều kiện tham gia nhiều vào các hoạt động kinh tế mà chủ yếu là chỉ trông vào trợ cấp của Nhà nước và sự hỗ trợ của con cái.

Còn trong lĩnh vực sản xuất thủ công nghiệp có 8% số hộ tham gia nhưng thu nhập đem lại lại không cao, chủ yếu từ thêu, đan, xay sát gạo, may quần áo..buôn bán dịch vụ là ngành đem lại thu nhập chính mà lại chỉ cho 2 gia đình trong tổng số 50 hộ chiếm 4%, hình thức buôn bán theo quy mô nhỏ và không ổn định, 6% là số hộ gia đình có thu nhập chính từ các nguồn thu nhập khác.

Bảng 2.8. Thu nhập chính của gia đình thương binh.
Bảng 2.8. Thu nhập chính của gia đình thương binh.

100 ( Nguồn: số liệu khảo sát huyện Thanh Hà )

Từ số liệu bảng 2.11 cho ta biết : Những GĐTB khi gặp khó khăn trong cuộc sống thì đã nhận được sự giúp đỡ của chính quyền đoàn thể địa phương tạo điều kiện cho các GĐTB tham gia lao động sản xuất tăng thu nhập để ổn định đời sống gia đình, sự giúp đỡ này có ảnh hưởng rất lớn tới. Vì vậy, khi các GĐTB gặp khó khăn trong đời sống thì đã nhận được sự giúp đỡ động viên từ Đảng và chính quyền địa phương để tạo niềm tin cho họ đối với các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và nhờ sự giúp đỡ ủng hộ mà các GĐTB đã giảm bớt được phần nào khó khăn trong đời sống. Những năm qua toàn huyện Thanh Hà đã thực hiện tốt các chính sách ưu đãi giáo dục cho con em TB như: cấp giấy chứng nhận cho học sinh phổ thông để được ưu tiên trong xét tuyển và cũng như việc miễn giảm cho các em, huyện cũng làm hoàn chỉnh những hồ sơ về ưu đãi giáo dục, chi trả trợ cấp giáo dục theo đúng quy định của Nhà nước tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn trong gia đình các em để các em cũng có thể tiếp tục học tiếp.

Trong các năm học vừa qua, toàn huyện Thanh Hà đã thực hiện tốt chính sách ưu đãi giáo dục cho con em TB như việc cấp giấy chứng nhận con TB cho học sinh phổ thông để được ưu tiên trong xét tuyển và cũng như việc miễn giảm học phí cho các em, huyện cũng làm hoàn chỉnh những hồ sơ về ưu đãi giáo dục, chi trả trợ cấp giáo dục hàng tháng đúng theo quy định của nhà nước tạo điều kiện để giảm bớt những khó khăn trong giáo dục các em để các em có thể tiếp tục học ở các cấp cao hơn.

Bảng 2.11.  Khi GĐTB khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ của  chính quyền địa phương
Bảng 2.11. Khi GĐTB khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương

PHẦN THỨ BA

  • Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về ưu đãi XH đối với GĐTB
    • Các giải pháp tăng cường sự tác động của chính sách xã hội đối với GĐTB huyện Thanh Hà

      Hiện nay, phong trào quần chúng đã gắn bó với các chương trình lớn như nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ vàng tiết kiệm, chăm sóc TB nặng, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa…Động viên TB phát huy kế tục truyền thống cách mạng tham gia có ích cho xã hội để trở thành người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu. Tiếp nối truyền thống nhân ái của dân tộc, nhiều phong trào của các địa phương, của các tổ chức xã hội, các cá nhân đã làm cho công tác chăm sóc TB trở thành công việc thường xuyên của XH như phong trào chăm sóc Tb tại nhà, nhiều các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và các cá nhân đã đóng góp quỹ tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm nhận nuôi dưỡng TB…Việc nâng cao mức sống của TB đã được làm rất tốt. Giải quyết việc làm là một nội dung cơ bản của chính sách đối với người có công và gia đình họ bởi cả cuộc đời những con người ấy đã gắn bó với công cuộc giải phóng và bảo vệ tổ quốc khi trở về họ lại gặp nhiều khó khăn như tình trạng sức khỏe yếu kém, thiếu thốn sản xuất làm ăn…Vì vậy, pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã chú ý tới vấn đề xắp xếp việc làm tăng thu nhập gia đình họ, tạo điều kiện để người có công phát huy năng lực sở trường của mình làm giàu cho GĐ & XH, góp phần làm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng vì trong môi trường làm việc họ vẫn thấy mình có đóng góp có ý nghia đối với xã hội.

      Cần có sự giúp đỡ đối với con cái các GĐTB trong việc đào tạo học nghề và tạo công ăn việc làm để phát huy được hết nguồn nhân lực lao động sẵn có, mang lại nhưng thu nhập, làm giảm bớt nhưng khó khăn và tạo cho họ có được một công việc ổn định và cần có chính sách nâng mức trợ cấp hơn nũa cho các hộ GĐTB để phù hợp với chính sách hiện nay. Xây dựng huyện và xã điển hình, làm tốt công tác LĐTB, làm tốt công tác bảo trợ xã hội, chú ý tới các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kiểm tra rà soát lại các đối tượng đang hưởng trợ cấp 202 để các đối tượng trên được hưởng các chế độ đúng chính sách của Đảng và Nhà nước. Chúng ta đã giữ vững và phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”.Toàn Đảng, toàn dân trong huyện đồng tâm hiệp lực không ngừng phấn đấu phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của huyện, từng bước phấn đấu vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.