Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn theo định hướng khoa học tại NHTMCP chi nhánh Tam Điệp

MỤC LỤC

Những giải pháp

Vì phương pháp NPV đánh giá quy mô lợi ích của dự án cho nên lãi suất hiện tại hoá trong trường hợp này phải thể hiện chi phí vốn hoặc theo cách nhìn nhận khác là chi phí cơ hội của vốn nó hoàn toàn khác với lãi suất sử dụng để xác định các giá trị NPV phục vụ cho tính toán IRR. Bên cạnh việc hoàn thiện phương pháp thẩm định trên, sở cần xây dựng một qui trình thẩm định khoa học dựa trên nguyên tắc tách ra nhiều khâu từ thẩm định tài chính, thẩm định kĩ thuật, phân tích thị trường..cho đến thẩm định biện pháp bảo đảm vốn vay, kiểm tra năng lực điều hành. Chỉ như thế thì quá trình thẩm định mới có thể đảm bảo được tính chính xác, nếu như các tiêu chí sử dụng để so sánh không tuân theo một tiêu chuẩn chung được đặt ra thì quá trình thẩm định sẽ không đi theo nguyên tắc nhất quán, từ đó kết quả của quá trình thẩm định không đảm bảo tính chính xác.

Do đó để trợ giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá kỹ thuật, ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể (như các tiêu chuẩn về công nghệ, máy móc, thiết bị được sử dụng,…) làm cơ sở để cán bộ thẩm định tham chiếu. Hiện có nhiều phương pháp dự báo cung- cầu đã được nghiên cứu áp dụng trong thực tế, như phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp hệ số co giãn… cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào số lượng và chất lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nhằm làm tăng tính chính xác cho các kết quả dự báo. Thứ nhất, khi thẩm định tổng vốn đầu tư, chi nhánh cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư dự phòng, vốn đầu tư bù đắp các chi phí… bởi theo ý kiến của nhiều cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì tổng vốn đầu tư của dự án khi trình lên ngân hàng thường thấp hơn thực tế.

Mặt khác nếu dự án đầu tư được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, cán bộ thẩm định nên kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn, nhất là các cam kết bỏ vốn của các cơ quan tài trợ cả về mặt số lượng và tiến độ, tránh để xảy ra tình trạng thiếu vốn dẫn đến làm chậm tiến độ thi công của công trình. Thứ hai, khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án như: lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia… chi nhánh cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ tài chính, của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương tự trên thị trường, không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư hoặc tuỳ ý. Trong thời gian tới, Chi nhánh Tam Điệp xây dựng chiến lược đầu tư, đổi mới hệ thống trang thiết bị, sử dụng các chương trình phần mềm hiệu quả trong quản lí và thẩm định dự án sẽ làm tăng khả năng xử lí các thông số đầu vào và đầu ra của dự án, làm giảm việc xử lí số liệu bằng tay, ứng dụng các phần mềm vi tính hiện đại sẽ làm tăng khả năng phân tích, đánh giá dự án trên cơ sở đó ra quyết định hợp lí.

• Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lí thông tin về kinh tế, thị trường và khách hàng nhằm có thể dự báo kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, nắm bắt kịp thời về tình hình biến động cung cầu, về vốn cho từng thời kì để có các biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp. • Chi nhánh cần có quy định về việc cung cấp thông tin từ các dự án đã hoạt động, đang hoạt động, xử lí khối lượng thông tin đó là đã tạo cho chi nhánh một cơ sở dữ liệu thông tin khổng lồ vì đối tượng khách hàng rất đa dạng, ở mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp. Thông tin về tổ chức quản lí và tổ chức sản xuất: thông qua quá trình giao dịch tiếp xúc cán bộ thẩm định có thể tìm hiểu một số mặt trong nội bộ doanh nghiệp như trình độ, năng lực và khả năng giao tiếp của cán bộ quản lí và lãnh đạo doanh nghiệp, cách thức bố trí.

Những kiến nghị

Nghĩa là Nhà nước phải xỏc định rừ chiến lược phảt triển kinh tế, hướng đầu tư một cỏch ổn định, lõu dài, ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên. Bên cạnh việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn về vốn, có nhiều cơ hội đầu tư nâng cao công suất thiết bị, mở rộng môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải khai thác có hiệu quả và phát huy nội lực, đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đặc điểm của tổ chức này là họ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc quản lý kinh doanh, mua bán bất động sản cùng với nhiều biện pháp khai thác, thanh lý khác nên công việc thu hồi nợ sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn để ngân hàng tự làm. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có đăng ký để tiến hành đánh giá, xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp đó. Ngoài tác dụng giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, hoạt động của tổ chức này còn tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tự hoàn thiện, nâng cao năng lực tài chính; năng lực sản xuất kinh doanh; uy tín của mình để có được vị trí xếp hạng cao.

Giải quyết được những vấn đề trên chính là một trong những nhân tố tiên quyết tạo nên năng lực cạnh tranh dài hạn, tăng sức mạnh của các doanh nghiệp và cũng chính là sức mạnh của nền kinh tế, là nền tảng vững chắc cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng, hoạt động ngân hàng nói chung. Những thông tin về doanh nghiệp sẽ được thu thập và cung cấp qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN(CIC), bao gồm thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của khách hàng với các NHTM, với các doanh nghiệp khác. Cùng với thông tin về các doanh nghiệp, NHNN còn phải nắm vững để cung cấp cho các ngân hàng thương mại những thông tin về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng khu vực trong từng thời kỳ; tư vấn cho các ngân hàng thương mại về những lĩnh vực, những nhóm ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư vốn tín dụng nhằm góp phần thực hiện những chủ trương đường lối phát triển chung, đồng thời phát huy hiệu quả đồng vốn, bảo đảm an toàn tín dụng cho các NHTM.

Sụ quản lý của NHNN chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ không nên đưa ra những quy định quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, bởi lẽ điều kiện hoạt động của các NHTM không giống nhau nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh cụ thể của mình. Có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ tín dụng qua các đợt học tập tập trung ngắn hạn về từng chuyên đề cụ thể như thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, các văn bản luật liên quan đến ngân hàng. Không những thế phải nâng cao “hình ảnh” của chi nhánh, tiếp thị quảng bá sản phẩm tới khách hàng với những dịch vụ tốt nhất, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo mối quan hệ thân thiện với những khách hàng thân quen.

Bảng 9: Dự tính kế hoạch trả nợ gốc, lãi hàng năm.
Bảng 9: Dự tính kế hoạch trả nợ gốc, lãi hàng năm.