MỤC LỤC
Với đặc điểm riêng của ngành NH là các sản phẩm dichjv ụ hầu như không có sự khác biệt thì các NHTM phát huy khả năng cạnh tranh của mình không chỉ bằng những sản phẩm cơ bản mà còn thể hiện tính độc đáo , sự đa dạng sản phẩm của mình. Một Ngân hàng có thể tạo sự khác biệt riêng cho từng loại sản phẩm của mình trên cở sở những sản phẩm truyền thống sẽ làm cho danh mục sản phẩm của mình trở nên đa dạng hơn, điều này sẽ đáp ứng được hầu hết các yêu cầu khác nhau của những khách hàng khác nhau từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị trường và làm tăng sức cạnh tranh của Ngân hàng. Ngày nay, các NHTM đang triển khai phát triển những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, và sử dụng các sản phẩm dịch mang tính chất công nghệ làm thước đo cho sự cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và các sản phẩm dịch vụ điện tử khác.
Trong diễn đàn quốc tế “banking vietnam” khẳng định việc sử dụng công nghệthông tin là công cụ chính để khẳng định năng lực cạnh tranh của các NHTM, sựphát triển các sản phẩm dịch vụ E-banking là xu hướng thời thượng, công nghệ là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các NHTM trong kinh doanh. Tuy nhiên, uy tín của NHTM chỉ được tạo lập sau một khoảng thời gian khá dài thông qua hình thức sở hữu, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng các sản phẩm mang tính công nghệ cao, việc đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các nhu cầu của người tiêu dùng. NHTM hợp tác với một TCTD có uy tín và danh tiếng khác trên thương trường, hoặc sựhợp tác chiến lượt giữa các ngân hàng hay tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn nào cũng góp phần năng cao sự mạnh cạnh tranh của NHTM đó trên thương trường.
Sự kiện đáng chú ý nhất là mới đây Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VP Bank vừa tung ra thị trường hai sản phẩm thẻ là VPBank Platinum và EMV MasterCard với hai hình thức: thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Với mạng lưới hoạt động rộng hơn và hoạt động từ công ty chứng khoán, Công ty AMC, các dịch vụ cung cấp tới khách hàng cũng có phát triển hơn so với năm 2007, bao gồm cả các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, chuyển tiền nhanh western union đến các hoạt động dịch vụ mới như tư vấn hoàn thiện thủ tục liên quan đến bất động sản cho khách hàng, thu phí từ hoạt động thẻ, môi giới chứng khoán…Thu nhập thuần về phí và hoa hồng của năm 2008 đạt 34,3 tỷ đồng, tăng 13.16% so với năm 2007. Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng, Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc đã hết sức quan tâm đến việc phát triển và củng cố đội ngũ Cán Bộ Nhân Viên (CBNV), chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên.
*Chế độ lương và phụ cấp: Ngoài lương cơ bản được nhận tùy theo chức danh và vị trí công tác theo hệ thống thang bảng lương do HĐQT ban hành trong từng thời kỳ và có tính cạnh tranh, tùy theo kết quả kinh doanh hàng năm và của từng đơn vị, cán bộ nhân viên VPBank còn được hưởng lương kinh doanh; được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp rủi ro, phụ cấp thâm niên; phụ cấp ngoại ngữ; phụ cấp độc hại; trợ cấp điện thoại di động; phụ cấp ăn trưa; và các chế độ trợ cấp khác (trợ cấp thôi việc, thai sản..) được hưởng theo quy định của luật LĐ và của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam; công tác phí, trợ cấp xa gia đình (nếu được điều động đi công tác dài hạn rời khỏi nơi cư trú). Đầu năm 2008 Tổng giám đốc VPBank đã có quyết định điều chỉnh lương cho cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, theo đó, mỗi nhân viên được tăng ít nhất là một bậc lương so với mức lương hiện tại, đồng thời tăng mức lương khởi điểm cho nhân viên kế toán giao dịch. * Chế độ thưởng phát huy sáng kiến, bình bầu cá nhân xuất sắc: định kỳ hàng quí VPBank thực hiện đánh giá nhân viên để khen thưởng xứng đáng với các danh hiệu cá nhân xuất sắc, cá nhân xuất sắc nhất trong quí, trong năm.
Thương hiệu được xem là thế mạnh thứ hai của VPBank với nhiều cúp vàng, bằng khen và giấy chứng nhận NH thanh toán xuất sắc..tạo được lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự đoán là khả quan trong tương lai vì vậy cơ hội trong việc mở rộng thị trường và tiếp cận với những công nghê mới, hiện đại hơn , hiệu quả hơn là rất cao. Tầm nhận thức của Người dân ngày càng được nâng cao, Nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích của Ngân hàng ngày một lớn nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ là có triển vọng.
Áp lực cạnh tranh từ các TCTD, TCTD phi Ngân Hàng và các quỹ đầu tư trong và ngoài nước ngày càng gia tăng, đặc biệt là lực lượng lớn mạnh từ các NHCPTM liên doanh nước ngoài hiện ngày càng lớn mạnh về mạng lưới, quy mô và năng lực tài chính. Rủi ro thị trường cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính: lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn được tự do hóa, khả năng chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trên thế giới ngày một gia tăng. Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, nên hệ thống chính sách pháp luật cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vồn còn non yếu.
Các ngân hàng thâm niên muốn giữ được người thì buộc phải nâng theo, ngân hàng mới không lấy được người thì lại tiếp tục đẩy cao”.Để có được người dự bị, trở thành lực lượng kế cận và thay thế khi cần thiết, Các ngân hàng trong nước đã ráo riết tìm các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Khả năng nghệ thuật , đối nhân xử thế: Khả năng này không những thể hiện trong cách bố trí nhân lực, khuyến khích sự cố gắng của các Nhân viên trong ngân hàng để thu hút được hiệu quả làm việc xuất sắc nhất mà còn được áp dụng trong giao tiếp đối với khách hàng và các cấp có thẩm quyền. HĐQT đã có chỉ đạo sát sao nhằm ổn định tình hình hoạt động Ngân hàng, đồng thời có những biện pháp xử lý mạnh mẽ đối với những CBNV vi phạm, từng bước thực hiện tái cấu trúc Ngân hàng theo kế hoạch, kiện toàn bộ máy hoạt động nhằm nâng cao chất lượng quản trị, điều hành, tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao sức cạnh tranh cho Ngân hàng.
Hàng năm, thông qua số liệu điều tra về doanh nghiệp trên toàn quốc của Tổng cục Thống Kê như: Tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, số lao động… kết hợp với điều tra của Vietnam Report và số liệu cung cấp từ các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được đánh giá, xếp hạng thông qua các tiêu chí được công bố công khai, đảm bảo tính khoa học, khách quan và độc lập. Thị trường tiền tệ diễn biến bất thường cùng với những tác động xấu của khủng hoảng tài chính thế giới và hiệu ứng của việc tăng trưởng tín dụng nóng, tăng qui mô và màng lưới hoạt động quá nhanh của những năm trước đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). - Những ngân hàng hoạt động mạnh, “sống dựa” trên thị trường liên ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng sử dụng vốn thị trường 2 vào thị trường 1, khi có khó khăn, một số ngân hàng rút vốn làm cho các ngân hàng này bị động, lúng túng trong việc điều hành thanh khoản, vay mượn lẫn nhau làm cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có thời điểm lên đến 40%/năm.
Do phần lớn cán bộ chưa được đào tạo cơ bản về quản trị, điều hành, do vậy kiến thức về thị trường và phương pháp luận cũng như khả năng ứng dụng vào thực tế còn hạn chế dẫn đến việc quản trị, điều hành của NH chưa tương xứng với sự phát triển về mạng lưới, quy mô và nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại. Mặc dù đầu năm 2008 Tổng giám đốc VPBank đã quyết định tăng lương cho CBNV, tuy nhiên thì nhìn mặt bằng chung so với các NHTM khác thì lương CBNV thấp hơn so với Các NH như Ngân Hàng cố phần quân đôi (MB), Ngân hàng Á châu (ACB)… điều này dẫn tới việc chảy máu chất xám, CBNV có năng lực sẽ bị thu hút bới các NH khác.