MỤC LỤC
Trong đó: X1 là Lợi nhuận/ tổng tài sản; X6 luồng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh/tổng số cổ phiếu quỹ; X21 ln (tài sản cố định); X23 là tốc độ tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh; X24 lợi nhuận giữ lại/lợi nhuận dòng; X31 giá trị thị trường của cổ phiếu niêm yết/ trên tổng nợ; X32 giá trị sổ sách của tổng vốn cổ phần/giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần. Trong thực tế KMV thường sử dụng những kinh nghiệm về khoảng cách tới vỡ nợ làm cơ sở để đo lường độ lệch chuẩn của giá trị tài sản doanh nghiệp và các khoản nợ hiện tại, và cho rằng tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp phá sản trong một năm và giá trị tài sản có độ lệch tiêu chuẩn cao hơn các khoản nợ trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, Nyberg, Sellers và Zhang (2001)) đưa ra ý kiến tách những doanh nghiệp theo khu vực và theo vùng, sau đó đánh giá xác suất có nguy cơ phá sản bắt nguồn từ mô hình dựa trên giá thị trường đối với những biến số tài chính, tiếp đó sử dụng kết quả thu được để đánh giá rủi ro tín dụng của những doanh nghiệp tương tự nhưng có quy mô nhỏ hơn và không niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Vấn đề quan trọng của mô hình định giá quyền chọn được sử dụng là mức độ biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là cơ sở cho việc xác định giá trị tài sản, hiệu quả của nó cần phải được so sánh hoặc có những phân tích cần thiết với những công ty cổ phần không. Các bản tin này thông báo các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho điểm tín dụng như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, rủi ro thanh toán, tình hình giảm vốn tự có, các sự kiện pháp lý, đồng thời việc đánh giá cho điểm này luôn luôn được thực hiện thường xuyên và thứ hạng tín dụng của các doanh nghiệp sẽ có thể thay đổi theo thời gian. Đồng thời, nó cũng làm cơ sở cho các nhà phân tích kinh tế - tài chính phân tích một cách chuẩn xác, giúp cho Nhà nước Pháp quản lý được hoạt động của các doanh nghiệp khi quan hệ với ngân hàng và đảm bảo sự ổn định và an toàn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Loại A: Được xếp hạng đối với các khách hàng có nhiều tài sản dễ thanh khoản mạnh, hoạt động kinh doanh có lãi, dòng tiền mặt đầy đủ, tỷ lệ nợ thấp, có hai nguồn trả nợ là dòng tiền lãi của khách hàng và phân tính khấu hao, khách hàng ít phụ thuộc vào bình ổn tỷ giá hối đoái và lãi suất. Loại C: Xếp hạng này đối với khách hàng có lãi thấp, gần bằng 0, khả năng thanh khoản kém, có tỷ lệ nợ cao, chỉ có một nguồn trả nợ, dòng tiền tiền mặt kém, dòng tiền nhỏ hơn tổng thanh toán nợ gốc cộng lãi, tổng số vốn lưu động tăng phải nhỏ hơn các vấn đề phát sinh, rủi ro về ngoại tệ và lãi suất là yếu tố dễ bị tổn thương nhiều. Loại C: Chất lượng quản lý quản trị của công ty này có phần yếu kém, năng lực quản lý, điều hành thấp, kinh nghiệm ít, có thể bị nghi ngờ về tính trung thực, không có tầm nhìn chiến lược, hệ thống kiểm soát và hệ thống thông tin quản lý kém, bộ phận quản trị doanh nghiệp có xung đột, kiểm toán độc lập kém.
Loại D: Chất lượng quản lý, quản trị doanh nghiệp kém, không có năng lực, không hợp tác, có thái độ thù địch, bị nghi ngờ về tính chính trực, thiếu kiểm soát hệ thống quản lý thông tin, có vấn đề về quyền sở hữu , không có nguồn vốn mới, kiểm toán độc lập kém. - Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/4/2005 yêu cầu các NHTM tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng đến công tác quản trị rủi. Các nội dung được sửa đổi quy định theo hướng trao nhiều quyền phán quyết, hoặc tạo cơ sở pháp lý cho TCTD chủ động thực hiện theo đặc thù kinh doanh ví dụ: việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá nguy cơ phá sản của khách hàng;.
Tuy nhiên, bản thân Quyết định “493” cũng cần được điều chỉnh và đổi mới theo hướng quản trị rủi ro phải theo qui chuẩn của sổ tay tín dụng để phản ánh đúng các tiêu chí rủi ro theo “493” thực tế chứ không phải “493” danh nghĩa theo hệ thống báo cáo và còn nhiều khe hở như hiện nay. (ii) Các chỉ tiêu về quan hệ tín dụng ngân hàng và chi phí trả vay : Bao gồm tổng dư nợ tại các ngân hàng, danh sách TCTD quan hệ, diễn biến dư nợ trong kỳ, khả năng trả lãi, dư nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu, sự cố trong thanh toán tiền vay ngân hàng (lịch sử vay nợ tại ngân hàng của doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm liên tục trở về trước tính từ năm được xếp hạng). Ngoài CIC, tại các tổ chức tín dụng (các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán) cũng tiến hành XHTD các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn đánh giá tín dụng doanh nghiệp của ngành Ngân hàng (tài liệu hướng dẫn của NHNNVN) và hệ thống XHTD nội bộ của các tổ chức này.
- Đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng XHTD ở Việt nam trong thời gian qua trên nhiều phương diện: cơ sở pháp lý; nhận thức thị trường; ưu điểm, nhược điểm, của phương pháp XHTD doanh nghiệp hiện đang được áp dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt nam (CIC). Những nội dung tổng kết, phân tích và đánh giá những kết quả nghiên cứu trước đây và thực trạng XHTD ở Việt nam, đặc biệt là phát hiện về những bất cập dẫn đến sự nhận thức hạn chế của XHTD đã tạo lập cơ sở thực tiễn để xây dựng mô hình XHTD doanh nghiệp phù hợp với điều kiện Việt nam và thông lệ quốc tế, cũng như đưa ra những kiến nghị để tạo ra những thuận lợi cho đổi mới phương pháp và nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của XHTD ở nước ta sẽ được trình bày ở chương 3.