MỤC LỤC
Đây là vấn đề liên quan đến nguồn gốc, đến mặt lịch đại của âm đệm trong tiếng Việt.Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn khi nghiên cứu về lịch sử ngữ âm tiếng Việt đã tìm hiểu về lai nguyên của hệ thống phhụ âm đầu, nguyên âm, phụ âm cuối và cả lai nguyên của âm đệm -w-. Trước hết có sự tiếp xúc giữa người Lạc Việt thời tiền sử với những người Việt phía Nam sông Dương Tử, trong giai đoạn xa xưa khi các bộ lạc Bách Việt chưa chịu ảnh hưởng của phương Bắc và chưa nhập vào địa bàn của Trung Quốc. Muốn nói tới một sự tiếp xúc quy mô, lưu lại ảnh hưởng sâu đậm thì phải bắt đầu từ khi Triệu Đà xâm lược Âu Lạc (- 179) và nhất là từ lúc nhà Hán đặt nền đô hộ ở Việt Nam cho đến năm 938 khi Ngô Quyền dành lại độc lập cho đất nước.
Đây là một giai đoạn tiếp xúc lâu dài, liên tục và sâu rộng, nhưng đứng về mặt ảnh hưởng thì có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường và giai đoạn bao gồm hai thế kỉ VIII và IX (cuối Đường). Cách đọc Hán Việt hiện nay, sau gần 10 thế kỉ diễn biến theo quy luật ngữ âm lịch sử tiếng Việt đã có nhiều điểm khắc với hệ thống ngữ âm tiếng Hán thế kỉ VIII- IX, nhưng so sánh giữa hai bên thì vẫn thấy có sự tương ứng hết sức đều đặn và có hệ thống, trong đó tiếng Việt hiện đại vẫn còn lưu giữ yếu tố âm đệm, là một yếu tố của tiếng Hán. Vậy muốn hiểu rừ về đặc điểm ngữ âm của tiếng Hán Việt, cũng như qua đó thấy được quá trình diễn biến từ ngữ âm tiếng Hán sang cách đọc Hán Việt, trong đó có quá trình diễn biến từ âm đệm tiếng Hán thời trung cổ sang âm đệm trong các vần của cách đọc Hán Việt, chúng ta cần nắm được một vài nét về tình hình ngữ âm của tiếng hán thời kì này.
Cứ liệu về tiếng Hán trung cổ có khá nhiều, trong đó để hiểu sâu về ngữ âm tiếng Hán thời kì này, các nhà nghiên cứu đều nhất trí dựa vào hai loại tư liệu, trong đó có cách phiên thiết trong các vận thư, nhất là trong Thiết vận.
Âm đệm trong tiếng Việt xuất hiện vào cuối thời kì Việt Mường chung theo quan điểm của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn [2] do sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán. Việc chia TIếng Việt ra thành các vùng phương ngữ khác nhau cũng có những quan điểm khác nhau, dựa trên những phương diện, những điểm nhìn khác nhau giữa các tác giả. Trong Tiếng Việt chỉ có mỗi một từ có kết hợp [Gw] là từ góa [Gw] biến thành một phụ âm mới, tuy vẫn giữ phương thức cấu âm xát hữu thanh là [v], nhưng rồi nó lại biến đổi thành một lần nữa thành [j] như tất cả các từ bắt đầu bằng [v] trong PNN.
Nếu như tác giả Hoàng Thị Châu chia Tiếng Việt thành 3 vùng phương ngữ khác nhau là : Phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam thì các tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu [16] lại chia Tiếng Việt thành 4 vùng phương ngữ với tên gọi : Phương ngữ Bắc( PNB), phương ngữ Trung Bắc, phương ngữ Trung Nam và phương ngữ Nam. Tình hình sử dụng âm đệm ở các vùng phương ngữ trong Tiếng Việt đã phần nào cho chúng ta thấy được sự thiếu thống nhất về cả mặt chữ viết lẫn phát âm các tiếng có chứa âm đệm các vùng phương ngữ. Theo các tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Trọng Báu “hiện tượng rụng âm đệm [w] còn đang tiếp diễn ở cả hình thái nói cũng như ở hình thái viết”[16,tr 49].
Nhưng ngoài hiện tượng rụng âm đệm theo các tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu, trong Tiếng Việt còn “có hiện tượng thêm âm đệm vào lời nói do quy luật đồng hóa chi phối”[16, tr 49]. Bởi vì theo các tác giả này “hiện tượng rụng âm đệm thì được coi là vẫn phù hợp với chuẩn mực phat âm, còn hiện tượng thêm âm đệm ấy vào thì không được coi là chuẩn mực”[16, tr50]. Một vấn đề được đặt ra cho những nhà nghiên cứu nói chung và cho những nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng là phải làm thế nào cho Tiếng Việt có một hệ thống chính tả chuẩn.
Về phương diện ngữ âm, một thực tế được đặt ra là việc dạy phát âm các tiếng chứa yếu tố được gọi âm đệm cho học sinh tiểu học đang gặp nhiều khó khăn và bất cập. Căn cứ trên tư liệu mà chúng tôi thu thập được về các tiếng chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2002, chúng tôi thấy : Có rất nhiều tiếng nếu trong trường hợp dạy phát âm cụ thể, chúng ta cũng rất khó đánh vần, nói gì đến việc dạy cho các cháu học sinh tiểu học. Nhưng ngay cả khi người giáo viên biết cách phát âm cũng rất khó mà truyền đạt được lại cho những học sinh (người không có chút ít kiến thức ngôn ngữ học nào) mà đặc biệt là hoc sinh tiểu học.
- Các tiếng được gạch chân được coi là hiệp vần với nhau nhưng các vần của chúng lại không hoàn thoàn đồng nhất, lí do là có sự tham gia của yếu tố được gọi là âm đệm. Điều này có nghĩa là trong một từ láy đôI có chứa các tiếng có âm đệm, chúng tôI thấy có hiện tượng song song tồn tại hai cách viết từ này: một cáchviết có âm đệm và một cách không có âm đệm trong các tiếng đó. Nhưng ngay cả tác giả Đoàn Thiện Thuật, đại diện tiêu biểu cho quan điểm coi âm đệm là một đơn vị đoạn tính, khi nói về bản chất của âm đệm cũng chỉ coi nó là một yếu tố tu chỉnh âm sắc của âm tiết mà thôi.
Nhưng vào thời Việt Mường chung, đặc biệt vào cuối thời kì này, do sự tiếp xúc với tiếng Hán cổ, tiếng Việt đã vay mượn yếu tố gọi là âm đệm này từ tiếng Hán cổ (trong tiếng Hán, âm đệm được gọi là giới âm).
Có người thì cho nó là một đơn vị siêu đoạn tính, tức là nó chỉ là một thuộc tính của âm tiết (Hoàng Cao Cương, Phạm Đức Dương-Phan Ngọc, Nguyễn Quang Hồng). Hơn nữa, cũng như các hiện tượng tự nhiên khác, ngôn ngữ cũng có xu hướng tiết kiệm và đơn giản về mặt cấu trúc. Như vậy, xét về mặt nguồn gốc, âm đệm là yếu tố gốc Hán và là một hiện tượng vay mượn có nguồn gốc xa xưa của tiếng Việt.
- Âm đệm trong tiếng Việt phải được đối xử như là một yếu tố siêu đoạn, cũng như yếu tố căng/lơi hay hệ thanh vị và phân biệt với các yếu tố đoạn tính khác trong cấu trúc âm tiết như âm đầu, âm chính, âm cuối. - Âm đệm tiếng Việt là một yếu tố vay mượn cho nên nó thuộc hệ thống biên chứ không nằm trong hệ thống tâm của tiếng Việt. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy sự không quan yếu của âm đệm trong hệ thống âm tiết tiếng Việt thể hiện qua cách gieo vần và sự phối hợp ngữ âm trong từ láy cũng như những khó khăn mà người nói gặp phải khi phát âm chúng.
Tất nhiên, sự tiêu biến này phảI diễn ra trong một quãng thời gian rất dài và không phải sẽ biến mất mà không còn dấu vết gì. Cái mà chúng ta gọi là âm đệm hay đIệu vị tròn môi trong tiếng Việt hiện nay sẽ để lại dấu vết của mình trong các hiên tượng từ vựng học. Từ vựng tiếng Việt sẽ gia tăng một số lượng lớn các hiện tượng từ đồng âm có nguồn gốc từ các âm tiết có điệu vị tròn môi hiện nay.
- Quá trình tiêu biến của âm đệm như chúng tôi đã giả định sẽ biểu hiện bằng sự biến mất của các chữ cái u, o (kí hiệu của âm đệm hiện nay trên bề mặt chính tả). Lịch sử đã chứng minh tiếng Việt ngày nay có hệ thống văn tự rất khác hệ thống văn tự mà Alexandre Rhodes vào năm 1651 đã đề xướng. Điều đó có nghĩa là âm đệm tiếng Việt sẽ biểu hiện như thế nào, chúng tôi sẽ nghiên cứu ở một công trình khác về văn tự.
Nó đưa đến cho tiếng Việt một khả năng tiết kiệm các âm vị theo hướng tự nhiên, trở lại với ngôn ngữ như những gì thuần chất, không lai tạp. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt sẽ được đơn giản hoá nhưng vẫn giữ nét tự nhiên vốn có của nó và đáp ứng các điều kiện quan trọng trên.