Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu sản xuất phát triển

MỤC LỤC

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Bưu điện Tỉnh 1. Cơ cấu sản xuất

+ Xây dựng trình Tổng công ty quyết định và tổ chức thực hiện: Qui hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch đổi mới công nghệ và trang thiết bị, dự án đầu tư phát triển mới, đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho CBCNV của đơn vị. + Tổ chức xây dựng, trình ban hành và hướng dẫn thực hiện các qui định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh, nghiên cứu thực hiện áp dụng mô hình tổ chức quản lý, sản xuất, tổ chức lao động khoa học, xây dựng, qui hoạch cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất phát triển.

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của Bưu điện
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của Bưu điện

Các thành tựu chủ yếu Bưu điện tỉnh Hà Giang đã đạt được

Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) là tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do tổng công ty quản lý; có con dấu, có tài sản, và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo qui định của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty. Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (ETC) Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (ETC) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) có chức năng quản lý, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, cải tạo, nâng cấp mạng và các hệ thống thiết bị thông tin Viễn thông điện lực phục vụ công tác điều hành.

Sơ đồ 3: Cấu trúc chung của mạng viễn thông Mạng Quốc
Sơ đồ 3: Cấu trúc chung của mạng viễn thông Mạng Quốc

Hiện trạng chuyển mạch Bưu điện Hà Giang năm 2003

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc hoạch định kế hoạch ở Bưu điện tỉnh Hà Giang

Điều này ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá của các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông nói chung và Bưu điện Hà Giang nói riêng vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí lao động sống (tiền lương) chiếm tỷ trọng lớn, tư liệu lao động là những thiết bị thông tin dùng để truyền đưa tin tức phải đồng bộ, công nghệ đầu tư lớn và phải phù hợp với điều kiện miền núi. Thông thường để thực hiện một đơn vị sản phẩm của Bưu chính Viễn thông cần có nhiều người, nhiều nhóm người, nhiều đơn vị sản xuất trong nước và có khi là nhiều đơn vị sản xuất ở các nước khác nhau cùng tham gia và trong quá trình đó người ta sử dụng nhiều loại phương tiện thiết bị thông tin khác nhau. Bưu chính Viễn thông, qui trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin, chính sách đầu tư phát triển mạng lưới một cách phù hợp, thống nhất về đào tạo cán bộ, cần có sự phối hợp rất chặt chẽ về kỹ thuật, nghiệp vụ, lao động trên phạm vi rất rộng lớn, trên qui mô cả nước và mở rộng ra phạm vi thế giới.

Để đảm bảo lưu thoát mọi nhu cầu về truyền đưa tin tức cần phải có một lượng dự trữ đáng kể về phương tiện, thiết bị thông tin, về lao động, chính không đồng đều của tải trọng đã làm phức tạp thêm rất nhiều cho việc tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động trong các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông.

Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông

Với mạng truyền dẫn của Bưu điện tỉnh Hà Giang hiện nay đã đáp ứng yêu cầu của giai đoạn, góp phần quan trọng trong việc số hoá của mạng lưới Viễn thông của toàn Tỉnh, Đã hoạt động rất hiệu quả trong quá trình phục vụ nhiệm vụ chính trị cũng như sản xuất kinh doanh. Thực hiện kế hoạch và chiến lược của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam tăng tốc độ phát triển giai đoạn 1993-2000 và cho các năm tiếp theo, theo định hướng chung của toàn Ngành là đi thẳng vào hiện đại hoá. Analog, phương thức thông tin lạc hậu, chất lượng xấu, dung lượng nhỏ sang công nghệ số tiến tiến, hiện đại cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, an ninh quốc phòng, sự phát triển kinh tế xã hội các vùng trong Tỉnh và.

Trong thời gian ngắn Bưu điện tỉnh Hà Giang có vai trò rất lớn đối với việc thực hiện kế hoạch, chiến lược thực hiện cho các dự án đầu tư mạng thông tin tỉnh Hà Giang, thay thế mạng lưới cũ kỹ, lạc hậu sang công nghệ mới kỹ thuật số. Tuyến dọc quốc lộ số 2 sử dụng thiết bị quang kết hợp trên tuyến cáp quang liên tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang của Công ty Viễn thông liên tỉnh, gồm Bưu điện huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và khu vực Việt Lâm, Tân Quang, Hùng An, Vĩnh Tuy đưa vào sử dụng năm 2002. Hệ thống tổng đài các huyện lị trong tỉnh đầu nối trực tiếp về tổng đài trung tâm, không phải chuyển tiếp qua tổng đài trung tâm (trừ các tổng đài khu vực) nên tốc độ phần nào được cải thiện, không bị ảnh hưởng mất liên.

Định hướng chung

Sau khi khảo sát cụ thể tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của các khu vực trung tâm huyện, thị, điểm đông dân cư tập trung và các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, HĐND Tỉnh về mạng lưới thông tin trong tỉnh. - Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bưu điện văn hoá xã Nậm Ty - Bưu điện văn hoá xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì) dài 12km được rẽ trên tuyến cáp Tân Quang - Hoàng Su Phì. - Xây dựng mới tuyến cáp quang đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bắc Quang - Bằng hành (huyện Bắc Quang) dài 30km cho tổng đài Bằng Hành để đảm bảo phát triển và phục vụ khu căn cứ cách mạng của Tỉnh.

Bưu điện tỉnh được dùng nguồn vốn phân cấp đầu tư của đơn vị để sử dụng cho việc đầu tư mua sắm thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển mạng lưới thuê bao cho các mạng ngoại vi trung tâm huyện, thị và các khu vực kinh tế trọng điểm.

Các giải pháp phát triển mạng lưới viễn thông

Bưu điện tỉnh Hà Giang là đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiệm vụ khai thác các dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên địa bàn Tỉnh chủ động trong công tác tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường trong môi trường mới, thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch Tổng công ty giao và làm tốt công tác xã hội đối với địa phương. Những năm tới tiếp tục mở rộng thị trường trong tỉnh, nắm bắt được nền kinh tế từng vùng, từng khu vực, từng địa bàn trong Tỉnh để phát triển các dịch vụ Bưu chính Viễn thông theo đúng hướng đầu tư hiệu quả vào các vùng thị trường tiềm năng phát triển mạnh, chú trọng khai thác các thị trường tiềm ẩn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kinh doanh tiếp thị sát với tình hình thị trường. Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam) quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B có mức vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên đối với các dự án thông tin, từ 35 tỷ đồng trở lên đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông, quyết định đầu tư các dự án nhóm B và nhóm C của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Tổng cục (nay là Bộ).

Kế hoạch đầu tư và xây dựng nhằm đảm bảo trực tiếp yêu cầu chiến lược của phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông, triển khai kế hoạch hội nhập và phát triển của Tổng Công ty, với quan điểm huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn và đảm bảo chất lượng, thời gian xây dựng với chi phí hợp lý.

Kiến nghị

Ngành viễn thông là một trong những Ngành quan trọng không thể thiếu được đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhu cầu thông tin và sử dụng các dịch vụ thông tin ngày càng cao nên việc đầu tư, phát triển mạng lưới, đáp ứng được mọi nhu cầu của xã hội là cần thiết. Đòi hỏi việc đầu tư phải đảm bảo đúng mức về cả hai mặt kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật, mặc dù việc kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông ở một Tỉnh miền núi nó có phù hợp với khả năng phát triển kinh tế hay không, song vẫn phải đầu tư phát triển không những đáp ứng nhu cầu của nhân dân của xã hội mà còn phải đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Trong phạm vi khoá luận này chỉ nêu giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng viễn thông tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003 - 2005. Hy vọng những giải pháp được đưa ra trong Khoá luận này có thể giúp phần nào cho những người làm công tác quản lý mạng sẽ được đưa ra ứng dụng trong thực tế. Về bản thân do thời gian, kiến thức, việc nắm bắt thực tế còn chưa sâu nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành Khoá luận.

BẢNG 3: NĂNG LỰC MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG  BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG
BẢNG 3: NĂNG LỰC MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG