MỤC LỤC
Mô hình nhân quả cho biết kết quả dự báo của một biến phụ thuộc vào sự thay đổi của một hay nhiều biến độc lập, mô hình này thường dùng để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc nhằm hoạch định chính sách. Ngoài ra còn có thể sử dụng các phương pháp dự báo khác như dự báo theo tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, các phương pháp dự báo dựa vào sự so sánh giữa thị trường cần nghiên cứu và các thị trường khác có những yếu tố tương đồng nhau.
Trong phương pháp hồi qui đa biến, nếu biết được giá trị của các biến độc lập trong tương lai thì có thể dự báo được giá trị của biến phụ thuộc. Tuy nhiên trong luận văn này, do giới hạn qui mô đề tài, phương pháp này không được dùng để dự báo giá của các yếu tố đầu vào.
Kết quả dự báo là số liệu của năm gốc cộng với mức tăng trưởng đến năm cần dự báo. Tóm lại trong luận văn này, phương pháp dự báo theo theo tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được chọn để dự báo giá của các yếu tố đầu vào trong suốt thời kỳ phân tích của dự án.
Mặc dù phương pháp này được áp dụng để dự báo rất phổ biến cho sản phẩm mới, nhưng đối với sản phẩm giả cua, không thấy có các loại sản phẩm tương đương trên thị trường Việt Nam để có thể dự báo nhu cầu cho sản phẩm giả cua. Dữ liệu về nhu cầu thị trường theo thứ tự năm, bắt đầu từ năm thứ nhất đến năm thứ n trong quá khứ sẽ được dự báo cho nhu cầu của thị trường mới, trong đó có xem xét sự chênh lệch giữa hai thị trường như dân số, thu nhập….
[A] = Lợi ích tài chính trực tiếp – Chi phí tài chính trực tiếp – Chi phí cơ hội của tài sản đã có. Suất chiết khấu được sử dụng trong phân tích dự án theo quan điểm tổng đầu tư là giá sử dụng vốn trung bình WACC của dự án.
Quan điểm tổng đầu tư dùng xem xét nhu cầu vay, khả năng trả, bỏ vốn đầu tư. Trong đó WACC là trung bình trọng số của giá sử dụng vốn của chủ đầu tư và lãi vay.
Nội dung của nhóm phương pháp này là quy đổi toàn bộ dòng tiền tệ thu nhập và dòng tiền tệ chi phí của dự án về một giá trị hiện tại, hoặc thành một chuỗi giá trị đều hằng năm, hoặc một giá trị tương lai với mức chiết khấu được chọn. Giá trị hiện tại ròng là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập và giá trị hiện tại của dòng chi phí đã được chiết khấu với một lãi suất yêu cầu.
Suất thu lợi nội tại là mức chiết khấu mà nếu được sử dụng làm hệ số chiết khấu để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại của dòng thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của dòng chi phí. Do đó trong trường hợp có nhiều dự án cần thẩm định, dự án có vốn đầu tư lớn hơn sẽ được coi là đáng giá hơn nếu như suất thu lợi của gia số đầu tư là IRR (∆) ≥ MARR.
Các công cụ thường được dùng để phân tích rủi ro là phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích rủi ro bằng mô phỏng.
Việc phân tích bằng mô phỏng cho phép nghiên cứu đồng thời ảnh hưởng của các tham số liên quan đến kết quả dự án trên cơ sở phân phối xác suất. Đầu tiên xây dựng mô hình dự án, sau đó xác định phân phối xác suất cho các tham số bất định trong mô hình dựa trên các dữ liệu thu thập được trong quá khứ và cuối cùng là chọn số lần chạy mô phỏng đủ lớn để kết quả đạt được có độ tin cậy tốt.
Công cụ mô phỏng Monte Carlo được chọn để phân tích rủi ro của dự án trong luận văn này. Kết quả mô phỏng cho phép xác định giá trị kỳ vọng và xác suất thành công của dự án, nghĩa là xác suất để NPV ≥ 0 và IRR ≥ MARR.
Thuế nhập khẩu là chi phí tài chính nhưng không phải là chi phí kinh tế vì chúng chỉ liên quan đến việc chuyển giao thu nhập từ người tiêu dùng sang chính quyeàn. Chênh lệch giá bán buôn là một phần chi phí kinh tế, nhưng cũng như chi phí vận chuyển, chi phí kinh tế của tài nguyên sử dụng thường thấp hơn so với giá tài chính của nó.
Chi phí kinh tế của vận chuyển nội địa thấp hơn so với giá tài chính của nó. Chi phí kinh tế = giá CIF + chi phí kinh tế của vận chuyển nội địa + chi phí kinh tế của chênh lệch bán buôn.
CFunadj : hệ số chuyển đổi chưa điều chỉnh theo chi phí cơ hội của ngoại tệ EVunadj : giá kinh tế chưa điều chỉnh theo chi phí cơ hội của ngoại tệ.
Ngoài ra, trong luận văn còn trình bày thêm khuynh hướng phát triển sản phẩm mới của công ty Vissan được rút ra từ kết quả khảo sát thị trường.
Để khảo sát giá sản phẩm giả cua, trong quá trình phỏng vấn, người tiêu dùng được gợi ý so sánh giá cả của một số mặt hàng thực phẩm thông dụng mà công ty Vissan đang sản xuất (xúc xích tiệt trùng, chả giò, chả lụa, cá viên chiên, lạp xưởng), từ đó định ra giá thích hợp cho sản phẩm này. Như vậy, sản phẩm giả cua (một sản phẩm có dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ mọi người, tốt cho trẻ em có nguy cơ béo phì, tốt cho những người có nguy cơ bệnh tim mạch) sẽù mang lại sự mong đợi của người tiêu thụ hay không.
Phương pháp chọn mẫu phi xác suất có các mặt hạn chế: không thể đo lường được mức độ chính xác của các kết quả thu thập vì không thể đo lường được sai số do chọn mẫu, không thể tính được khoảng tin cậy, cũng như không thể áp dụng được các phương pháp kiểm định hay trắc nghiệm các kết quả thu thập được. Đồng thời theo ý kiến của các chuyên gia về thị trường (tham khảo ý kiến của 3 người có kinh nghiệm ít nhất 5 năm trong công tác quản trị tiếp thị ở một số công ty và giảng dạy ở trường đại học) thì cỡ mẫu 500 phần tử là có thể chấp nhận được.
Việc sắp xếp các câu hỏi trong bảng được thực hiện theo thứ tự từ tổng quát đến chi tiết, có câu hỏi phỏng vấn dẫn nhập ban đầu, câu hỏi mang tính thông tin cá nhân được đặt sau cùng. Câu Q1, Q2: là 2 câu dẫn nhập của bảng câu hỏi, đồng thời hai câu này cho biết thông tin về sự quan tâm của người tiêu dùng đối với thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.
Câu Q13 đến Q16: thông tin cá nhân của người được phỏng vấn như độ tuổi, thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên còn một số đặc tính cảm quan chưa phù hợp với người tiêu dùng, công ty cần phải thay đổi một khi dự án được đưa vào hoạt động thực tế. Đồng thời khách hàng đánh giá màu sắc của sản phẩm khá đậm (chiếm 65,8%) gây cho khách hàng có tâm lý cho rằng đó là màu giả, không phù hợp cho thực phẩm.
Do số phần tử có thu nhập dưới 500 ngàn đồng và từ 500 ngàn đến 1 triệu chiếm một tỷ lệ khá thấp trong mẫu cho nên kết quả khảo sát mối quan hệ giữa giá cả và thu nhập là không có ý nghĩa. Tóm lại, qua kết quả khảo sát, không thấy có một mối quan hệ nào giữa giá bán sản phẩm giả cua mà người được phỏng vấn sẵn lòng chi trả với thu nhập của họ.
Tỷ lệ khách hàng hứa hẹn sẽ mua khi sản phẩm giả cua được tung ra thị trường chiếm rất lớn, trên 90% được thể hiện trong bảng 3.4.3-B. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính tham khảo bởi vì sản phẩm thành công hay không còn tuỳ thuộc vào mức độ trung thành của khách hàng mà yếu tố này không thể hiện trong thông tin về sự hứa hẹn.
Qua kết quả thu thập được xét ở hai trường hợp: không quan tâm và quan tâm Bảng 3.4.4-C cho kết quả thu thập được dưới đây. Nhìn chung, người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi từ 15 đến 60 đều quan tâm đến các sản phẩm có khả năng tránh được nguy cơ về bệnh tim mạch và béo phì.
Tóm lại đối với những người có thu nhập càng cao thì họ càng quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khoẻ con người.
Đối với các yếu tố về đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế, đây là một vấn đề công ty cần lưu ý, bởi vì trong thời gian tới một khi đã gia nhập AFTA, hàng rào thuế quan đã bãi bỏ thì chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ mạnh cũng như nhiều hàng hoá thực phẩm đa dạng sẽ được tham gia bình đẳng vào thị trường Việt Nam. Dùng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ - IFF Matrix (Internal Factor Evaluation Matrix), ma trận này giúp tóm tắt và đánh giá các yếu tố nội bộ, mức độ quan trọng của mỗi yếu tố để xác định điểm mạnh và điểm yếu cũng như khả năng và năng lực của công ty làm cơ sở xây dựng chiến lược cho phù hợp.
Kết quả phân tích nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm mới tốt cho sức khoẻ được tóm tắt trong mục 3.4.4 cho thấy tỷ lệ người dân thành phố Hồ Chí Minh (trên mẫu khảo sát) quan tâm đến các loại sản phẩm này chiếm tỷ lệ khá cao: 80,9% (bảng 3.4.4-B). Như vậy, có thể kết luận rằng khi nền kinh tế càng phát triển, đời sống người dân càng được cải thiện thì thực phẩm chế biến cung cấp dinh dưỡng cao, ngăn ngừa bệnh tật có cơ hội phát triển lâu dài.
Qua nghiên cứu khuynh hướng tiêu dùng của người dân về thực phẩm chế biến trong tương lai, chiến lược sản phẩm mới của công ty nên tập trung vào phát triển các sản phẩm có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mang đến cho người tiêu dùng các loại bệnh thường gặp ở các nước có nền kinh tế phát triển như béo phì, cholesteron cao, tim mạch…Như vậy những sản phẩm này được sản xuất từ nguyên liệu như cá, các loại tinh bột mì, khoai tây, tinh bột bắp…. Một số những loại sản phẩm kể trên có nguồn gốc từ nguyên liệu surimi đã xuất hiện ở các nước Châu Á phát triển như : crab stick, crab bite, crab chunk, salmon stick, shredded crab flake, loster tail, breaded scallop…Trước mắt trong dự án này công ty sẽ sản xuất sản phẩm giả cua (crab stick) và khách hàng trọng tâm của nó sẽ là khách hàng trong phân khúc thị trường hiện tại của công ty.
Tuy nhiên do dân số của hai nước khác nhau, khi dự báo nhu cầu thị trường, chênh lệch nhu cầu giữa hai thị trường sẽ được lấy tỷ lệ theo sự chênh lệch về dân số. Tỷ lệ dân số giữa Việt Nam và Thái Lan theo từng năm của dự án không chênh lệch nhiều, lấy giá trị trung bình của tỷ lệ này là 1,49 (xem B.1- Phụ lục B) để tính cho sự chênh lệch về nhu cầu giữa hai thị trường.
Cách thức phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua chợ búa, siêu thị, các quầy bán lẻ, các cửa hàng thực phẩm dọc theo đường phố. Hồi qui dữ liệu nhu cầu theo thứ tự năm (xem B2, Phụ lục B) cho phương trình tuyeán tính (R.
Dự án phù hợp với định hướng chiến lược về an toàn thực phẩm trong cả nước, phù hợp với chiến lược phát triển của công ty Vissan về đa dạng hoá sản phẩm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tốt hôn. Khai thác triệt để các nguồn tiện ích sẵn có của công ty như nguồn điện dự phòng, hệ thống nước cấp, hệ thống kho lạnh để trữ nguyên liệu, hệ thống hơi nước, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang dư công suất.
Giữ vững thế chủ động trong việc phân phối thực phẩm cho thành phố, bình ổn giá cả trên thị trường thực phẩm theo chỉ đạo của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh giao phó. Định hướng phát triển của công ty là tăng tốc trong giai đoạn 2003-2005 về các mặt thị phần, doanh số, đa dạng hoá nhiều mặt hàng hơn nữa, tăng năng suất lao.
Đồng thời chuẩn bị khả năng để có thể xuất khẩu sản phẩm của mình đến các nước ASEAN.
Công tác xây dựng tiến hành đến giai đoạn hoàn tất, máy móc sẽ được chuyển đến để lắp đặt và chạy thử, hướng dẫn thao tác trên máy và cả dây chuyeàn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất sẽ được hoàn chỉnh, phân xưởng sẽ được bảo dưỡng duy tu theo định kỳ đúng chế độ, yêu cầu của nhà cung cấp thiết bị.
Phân xưởng chế biến sản phẩm giả cua là một đơn vị sản xuất trực thuộc công ty Vissan, việc điều hành hoạt động do ban quản đốc phân xưởng trực tiếp chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty. Tất cả các chức năng khác đều được đảm trách bởi các phòng ban chức năng từ công ty như: phòng Kinh Doanh chịu trách nhiệm về nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra; phòng KCS chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng sản phẩm; phòng Kỹ Thuật chịu trách nhiệm công tác sửa chữa bảo trì….
Nhân sự của phân xưởng chế biến sản phẩm giả cua sẽ phát triển và đáp ứng theo qui mô sản xuất trong từng giai đoạn. Hiện nay trên thế giới chỉ có hai nước sản xuất thiết bị cho dây chuyền công nghệ chế biến sản phẩm giả cua là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các bao gói thành phẩm qua máy làm ráo nước, sau đó chuyển đến bộ phận cấp đông hoặc đóng gói xuất xưởng. Mặc dù giá của dây chuyền thiết bị theo công nghệ mới cao hơn giá của dây chuyển thiết bị theo cụng nghệ cũ 1,4 lần, nhưng với những ưu điểm rừ rệt của công nghệ mới như chi phí cho nhiệt năng, tỷ lệ thành phẩm/nguyên liệu và chất lượng sản phẩm tốt hơn, mà chiến lược kinh doanh của công ty là đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu cho nên dự án sẽ chọn công nghệ mới để đầu tư.
Số TT Đặc tính Kỹ thuật Ưu điểm của công nghệ mới so với công nghệ cũ. 1 Mặt bằng lắp đặt Chiếm diện tích nhỏ hơn 2 Điện năng tiêu thụ Chênh lệch không đáng kể.
(Thực ra, bắt đầu từ đầu năm 2014 phân xưởng mới cần thêm một dây chuyền thứ hai. Tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn trong sản xuất, việc đầu tư mở rộng được đề nghị sớm hơn như trên). Do cả hai phương án đều đảm bảo được sản lượng sản xuất, do đó việc lựa chọn phương án tốt hơn sẽ dựa trên cơ sở tối thiểu chi phí đầu tư (giá thiết bị, vận chuyển, bảo hiểm, lắp đặt, vận hành thử..), chi phí vận hành và chi phí nhân công.
Năng lực dây chuyền không quá dư, chi phí lao động trong giai đoạn đầu thấp hôn. Toàn bộ mặt bằng phân xưởng được thiết kế và xây dựng phù hợp vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.
Công suất lò hơi hiện tại của công ty là 5 tấn hơi/giờ ở áp suất 10 bar đủ để cung cấp hơi cho các phân xưởng trong toàn công ty. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất là nguồn nước cấp thành phố với đường kính ống nước sẵn có là φ150 và lưu lượng lớn hơn 1.000 m.
Phân xưởng sẽ sử dụng hệ thống đá vẫy (loại đá bào sẵn) với công suất 24 tấn/ngày của công ty để phục vụ cho sản xuất.
Vốn đầu tư của dự án là vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp cho nên trong quá trình phân tích tài chính, dự án sẽ được xem xét trên quan điểm của chủ đầu tư và quan điểm của ngân hàng. Trong chương này, luận văn tập trung vào các thông số tài chính, tính doanh thu, tính chi phí, xây dựng dòng ngân lưu tài chính, tác động của lạm phát lên dòng tiền dự án và phân tích rủi ro.
Phân tích tài chính là một trong những nội dung chủ yếu trong luận văn, được dùng làm cơ sở để phân tích kinh tế tiếp theo và ra các quyết định đầu tư. Các chỉ tiêu chủ yếu dùng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án là giá trị hiện tại ròng NPV và suất thu lợi nội tại IRR của dự án.
Thời kỳ phân tích dự án được xác định căn cứ vào mục tiêu của công ty nhằm đánh giá khả năng sinh lợi của dự án và khả năng nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. Vì vậy thời kỳ phân tích dự án trong luận văn này được chọn tương đối dài và bằng với thời gian hoạt động của dự án, nghĩa là thời kỳ phân tích dự án là 15 năm.
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát trong quá khứ, khả năng kiểm soát của chính phủ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn tới, ước tính một tỷ lệ lạm phát kỳ vọng để phân tích ảnh hưởng của lạm phát lên kết quả của dự án. Theo kết quả thống kê về chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ từ năm 1948 tới năm 1999 của các nghiên cứu trước đây, người ta tính được tỷ lệ lạm phát trung bình của Hoa Kỳ trong thời gian trên là 3.98% năm (nguồn US. Department of Labor, Bureau of Labor Statistics).
Do đó trong luận văn này, tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ được chọn là 3% năm để dự báo cho tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong thời kỳ phân tích dự án. Vì vậy, theo các phân tích trên, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng của Việt Nam được chọn trong luận văn bằng 6% và tỷ lệ này được sử dụng trong suốt thì kỳ phân tích của dự án.
Trong những năm gần đây, công ty Vissan thực hiện nhiều chương trình đầu tư có vốn lớn, do đó nguồn quỹ phát triển đầu tư bị cạn kiệt. Vì vậy, trong dự án đầu tư xây dựng phân xưởng chế biến sản phẩm giả cua, vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay ngân hàng chiếm 80%.
Khoản phải thu: do công ty Vissan có mạng lưới cửa hàng phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, cho nên khoản phải thu từ các đại lý và khách hàng khác nhỏ. Tồn kho thành phẩm: do năng lực sản xuất của chuyền lớn hơn sản lượng bán dự kiến, thị trường tiêu thụ là thị trường nội địa, công ty có mạng lưới phân phối tốt, cho nên công ty có thể đáp ứng nhanh một khi sản lượng tiêu thụ đột biến trên thị trường; chính vì vậy lượng tồn kho thành phẩm trong luận văn chọn bằng 10% tổng chi phí nguyên vật liệu và chi phí hoạt động.
Tiền mặt: ước tính bằng 10% tổng chi phí vận hành, nguyên vật liệu phụ, chi phí quản lý chung và lương nhân công. Vốn lưu động sẽ tăng hằng năm do số lượng bán tăng dần đến cuối thời kỳ phân tích dự án và sẽ được bổ sung hàng năm bằng lợi nhuận của dự án.
Đối với nhà xưởng, do thời gian hoạt động của dự án là 15 năm, hơn nữa kết cấu nhà xưởng có nền bê tông cốt thép vững chắc do đó luận văn chọn thời gian khấu hao cho nhà xưởng bằng với thời gian hoạt động của dự án. Đối với thiết bị, xét về mức độ hiện đại của dây chuyền, Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu về ngành chế tạo thiết bị chế biến, đặc biệt lĩnh vực thiết bị chế biến cho nguyên liệu thuỷ sản, thì dây chuyền chế biến sản phẩm giả cua khá hiện đại, mức độ hoạt động tự động hoá tương đối cao.
Vì sản phẩm giả cua là mặt hàng thực phẩm tiêu dùng nên việc định giá sản phẩm cho những năm sau theo nguyên tắc trượt giá do lạm phát dự kiến trong tương lai là điều không hợp lý, khách hàng khó chấp nhận việc tăng giá đều hàng năm đối với sản phẩm tiêu dùng. Theo chiến lược kinh doanh của công ty, giá sản phẩm sẽ tăng mỗi hai năm với mức tăng thêm là 5%, trong khi đó tỷ lệ lạm phát dự kiến là 6% năm, như vậy giá sản phẩm giả cua có chiều hướng giảm dần theo thời gian trên quan điểm sức mua của đồng tiền, điều này phù hợp với tính cạnh tranh ngày càng cao khi sản phẩm được lưu thông rộng rãi trên thị trường.
Với thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% và mức chiết khấu cho các cửa hàng, đại lý và vận chuyển khoảng10%, vậy giá xuất kho tại công ty chưa thuế giá trị gia tăng là 42 ngàn đồng/kg.
Nước trong phân xưởng được sử dụng cho mục đích giải nhiệt thiết bị máy móc, vệ sinh mặt bằng, thiết bị trước và sau ca sản xuất, nước cho sinh hoạt cá nhân…. Đơn giá nước trong thời kỳ phân tích dự án được sử dụng từ bảng đơn giá nước dự tính của công ty Cấp Nước thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 – 2013.
Chi phí nước hàng năm trong dự án được trình bày trong bảng F.2- Phụ lục F.
Chi phí quản lý chung bao gồm chi phí bảo trì, chi phí quản lý, chi phí khấu hao. Chi phí bảo trì, sửa chữa được tính bằng 0,5% chi phí đầu tư thiết bị theo giá năm gốc.
Chi phí bảo trì được giả định tăng theo tỷ lệ lạm phát hàng năm. Theo qui chế của công ty, chi phí quản lý được trích là 10% chi phí nhân công.
Như vậy dự án đáng giá về mặt tài chính trên quan điểm chủ đầu tư.
Kết quả cho thấy giá trị hiện tại ròng của dòng ngân lưu dự án luôn dương khi tỷ lệ lạm phát tăng từ 0% năm đến 12% năm.
Khi đưa các biến vào cùng đồ thị, có thể nhận thấy sự thay đổi của các biến như giá bán, giá nguyên liệu và lượng bán ảnh hưởng rất mạnh đến NPV của dự án, các biến này có thể làm cho NPV âm. Các biến còn lại như chi phí hoạt động, tỷ lệ lạm phát (bảng 5.4.4) và suất chiết khấu ảnh hưởng không nhiều đến NPV của dự án, và khi các biến này thay đổi trong khoảng ước tính, NPV luôn cho giá trũ dửụng.
Nguyên liệu chính trong sản xuất sản phẩm giả cua là surimi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguyên liệu, do đó luận văn sẽ sử dụng mức độ dao động của giá nguyên liệu surimi áp dụng chung cho mức độ dao động giá nguyên liệu trong dự án. Việc xác định tỷ lệ lạm phát và dự báo nó trong tương lai là điều rất khó khăn, hơn nữa qua kết quả bảng 5.4.4 cho thấy NPV của dự án rất ít nhạy cảm với tỷ lệ lạm phát, cho nên luận văn đề nghị một cách chủ quan mức độ dao động của lạm phát từ 2% đến 12% (xoay quanh giá trị trung bình 6%).
Mục tiêu của phân tích kinh tế là đánh giá dự án từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế để xác định việc thực hiện dự án có tốt cho lợi ích kinh tế quốc gia hay không (trong khi phân tích tài chính chỉ xem xét hiệu quả liên quan đến chủ đầu tư). Trong phần này, luận văn tập trung xây dựng hệ số chuyển đổi giá, sau đó dựa trên dòng ngân lưu thực theo quan điểm tổng đầu tư xác định các lợi ích và chi phí kinh tế, xây dựng dòng ngân lưu kinh tế của dự án và phân tích kết quả.
Hàng phi ngoại thương là những loại mặt hàng không được mua bán trên thị trường quốc tế, chẳng hạn như lương công nhân, chi phí quản lý, điện nước…. (Conversion Factor) được trình bày trong chương hai, phần dưới đây sẽ tính toán CFi cho từng hạng mục của dòng ngân lưu dự án.
Các nguyên liệu có nguồn gốc từ nước ngoài dùng trong quá trình sản xuất bao gồm một số hương liệu và chất phụ gia đều được mua từ các công ty trong nước. Về nguyên tắc, đây là hàng ngoại nhập cần phải tính hệ số chuyển đổi giá theo hàng ngoại thương, tuy nhiên chi phí cho nguyên liệu này chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong tổng chi phí nguyên liệu, và để đơn giản tính toán mà không ảnh hưởng đến kết quả, luận văn đề nghị được tính hệ số chuyển đổi giá theo hàng phi ngoại thương cùng với các nguyên liệu khác.
Các nhập lượng phi ngoại thương trong dự án này bao gồm chi phí nguyên liệu, bao bì, điện, nước, dầu, doanh thu…. Như đã trình bày trong chương hai, giá kinh tế của hàng phi ngoại thương P.
Qua khảo sát thị trường về chất lượng cảm quan của sản phẩm mẫu, công ty nên thay đổi một số tính chất sản phẩm như vị ngọt, màu sắc cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam hơn một khi dự án đi vào hoạt động. Dự án khai thác một số cơ sở vật chất có sẵn của công ty Vissan như lò hơi, hệ thống lạnh trữ đông sản phẩm, biến thế, trạm phân phối điện, và hệ thống xử lý nước thải… nhằm giảm vốn đầu tư, điều này lý giải tại sao giá trị NPV và IRR của dự án rất cao.
Qua phân tích độ nhạy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả của dự án là lượng bán, giá bán và chi phí nguyên liệu. Các kết quả trên chứng tỏ dự án xây dựng phân xưởng chế biến sản phẩm giả cua là hoàn toàn khả thi về mặt tài chính và mang lại lợi ích cho nền kinh tế.