MỤC LỤC
Hầu hết các tỉnh trên nước ta đều trồng dưa hấu, đây là loại cây trồng mới được chú trọng phát triển từ năm 2000, nhưng nó đã sớm chứng tỏ là cây trồng cạn cho hiệu quả kinh tế cao ngay cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng và đất đồi núi, đặc biệt một số tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Trong những năm gần đây đã có nhiều đề án mở rộng và hình thành vùng trồng dưa để xuất khẩu ở các tỉnh như Bình Thuận, Quảng Nam, Bình Định, … trồng dưa với hình dáng mới (hình vuông, kim tự tháp của Kỹ sư Đinh Trần Nguyễn) mang lại giá trị cao.Trồng dưa hấu gép gốc bầu phòng bệnh héo rũ, héo xanh, nứt thân, thối gốc của trung tâm khuyến nông tỉnh Lạng Sơn, mô hình trồng dưa hấu trên giàn sạch sâu bệnh và năng suất cao ở huyện Chợ Mới, Thành Phố Hồ Chí Minh, … [14], [16], [18].
Phần lớn các giống dưa hấu cho năng suất cao và chất lượng tốt được trồng ở nước ta hiện nay chủ yếu là các giống nhập nội từ Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Thụy Sỹ,. Một số giống dưa hấu phổ biến đang được trồng hiện nay là: Hắc Mỹ Nhân, Thủy Lôi, Vinh Nông, Đại Địa, An Tiêm,….
Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà đề tài luận văn tập trung.
Kali len lỏi vào trong lòng các phiến lục lạp, lôi cuốn các sản phẩm của quá trình quang hợp khiến cho các sản phẩm được tạo thành không bị đọng lại, do vậy mà quá trình quang hợp được liên tục. Kali một mặt, do làm tăng áp suất thẩm thấu mà tăng khả năng hút nước của bộ rễ, một mặt lại điều khiển hoạt động của khí khổng khiến cho nước không bị mất quá mức ngay cả trong lúc gặp khô hạn, nhờ tiết kiệm được nước mà cây có thể quang hợp được cả trong điều kiện thiếu nước, vì vậy kali giúp tăng cường tính chịu hạn cho cây. Khụng những năng suất được nâng lên mà khi bón đủ kali các bó mạch, mô chống đỡ phát triển đầy đủ, khiến cho cây cứng cáp, cây ngũ cốc ít bị đổ ngã, cây lấy sợi được cung cấp đủ kali chất lượng sợi được đảm bảo[21].
Bón lót như sau: sau khi luống đã hoàn thành, tiến hành rạch rãnh cách mép luống 20 cm, sâu 15- 20 cm và bón lượng phân vô cơ dưới cùng và phân chuồng hoai mục ở trên rồi lấp đất kín (lớp đất lấp dày tói thiểu là 5 cm).Sau đó phủ nilon sẵn sàng gieo hạt. - Khi xuất hiện hoa cái thứ nhất, thường ở vị trí lá số 7 hoặc 8 trên thân chính ta tiến hành ngắt bỏ không để nó thụ phấn vì nó cạnh tranh và kìm hãm sự phát triển của các hoa cái sau và năng suất dưa sẽ không cao.
Sở dĩ có thời gian mọc mầm lý tưởng như vậy bởi vì thời điểm gieo trồng gặp thời tiết ấm áp, hạt được gieo trong bầu và được che ấm và tưới nước đầy đủ, hơn nữa chất lượng hạt giống rất tốt và được ngâm ủ cẩn thận đến khi nhú mầm mới đem gieo. Đây là thời gian mà cây chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng trong hạt để phát triển, thời kỳ này nếu cây bị côn trùng cắn hoặc bị gãy thì cây mất khả năng tái sinh mầm. + Khi cây có lá thật trở đi, là lúc cây bắt đầu quá trình sống tự dưỡng nhờ bộ rễ phát triển mạnh hút dinh dưỡng trong đất để cây sinh trưởng và phát triển.
Bước vào giai đoạn ra hoa làm quả là quá trình cây chuyển từ thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực, đây là thời kỳ mà cây trồng cần một lượng lớn chất dinh dưỡng để thực hiện các quá trao đổi chất bên trong. Thời gian ra hoa làm quả có ý nghĩa rất lớn đến năng suất và phẩm chất của quả sau này, bởi thời gian ra hoa bắt đầu càng sớm thì thời gian nuôi quả sẽ được kéo dài nên việc tích lũy các chất về quả sẽ đầy đủ hơn.
Theo kinh nghiệm cũng như những nghiên cứu đã khuyến cáo, đây là quả có khả năng lớn và tốc độ phát triển nhanh nhất, còn quả thứ 3 cũng lớn nhanh nhưng độ ngọt lại kém hơn quả thứ 2, mặt khác nếu để quả thứ 3 thì rủi ro trong sản xuất sẽ càng cao hơn. (các chữ cái kèm sau các chữ số là mức độ sa ikhác theo ý nghĩa về mặt thống kê) Qua bảng 3.5 với bốn thời điểm đo cho thấy, chiều dài thân chính tăng dần theo mức bón phân kali, công thức I có chiều dài thân chính nhỏ nhất, công thức V có chiều dài thân chính lớn nhất so với các công thức còn lại tại thời điểm đo. Qua kết quả theo dừi ở bảng 3.6 cho thấy đường kớnh đốt thõn mang quả thứ hai cũng tăng dần theo mức bón phân Kali clorua, nhưng chỉ có công thức I với 2 công thức IV, V thì sự sai khác đó mới có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ảnh hưởng của mức bón phân Kali đến động thái tăng trưởng quả Kali có vai trò lớn trong việc vận chuyển các sản phẩm của quá trình quang hợp về cơ quan dự trữ, tạo nên năng suất của cây trồng.Và động thái tăng trưởng quả là chỉ tiêu quan trọng nói lên điều đó. - Qua bảng 3.7 còn cho thấy tốc độ tăng chiều dài quả về sau càng giảm dần, vì lúc này quả phát triển mạnh dần về chiều ngang, mặt khác càng bước vào giai đoạn thu hoạch thì trong quả chủ yếu diễn ra các quá trình biến đổi sinh hóa và hội tụ các dưỡng chất cần thiết.
Ảnh hưởng của mức bón phân Kali đến tình hình gây hại của sâu xanh Trên mỗi cây bị hại thường chỉ có duy nhất một con sâu non, sâu ẩn trong chồi ngọn ăn các bộ phận non của cây như lá non, đỉnh sinh trưởng,… Nếu đỉnh. - Do tính chất gây hại của loại sâu này nguy hiểm đến sự sinh trưởng, phát triển và hỡnh thành năng suất của dưa hấu nờn phải theo dừi từng ngày để phỏt hiện và tiêu diệt kịp thời. Ảnh hưởng của việc bón phân Kali đến tình hình bệnh hại dưa hấu Dưa hấu thường bị gây hại bởi các bệnh như nứt thân, thối rễ, thán thư quả, đốm lá, sương mai.
Năng suất của giống có thể đạt theo các tài liệu nghiên cứu dao động từ 32 – 39 tấn/ha, để có được năng suất đó thì phải tối ưu các điều kiện trồng như thời tiết thuận lợi,. Năng suất thu của dưa hấu ở các công thức gần bằng năng suất lý thuyết do giữa các cá thể trong công thức thí nghiệm có độ đồng đều cao, mặt khác có nhiều cây cho 2 quả.
Dưa hấu sau khi thu hoạch xong cần có khoảng thời gian cần thiết để nó chín tiếp (quá trình chín sinh lý và quá trình chín sau thu hoạch), quá trình chín tiếp này giúp dưỡng chất trong quả được hình thành đầy đủ hơn. - Kali giúp việc vận chuyển đường được hình thành qua quá trình quang hợp ở lá về quả được bình thường và liên tục chính vì vậy lượng kali bón cung cấp cho cây có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng đường và thành phần chất khô trong quả. Việc sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc giải quyết nhu cầu hàng ngày, mà nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác như tính bền vững cho môi trường, chất lượng sản phẩm, và cái mà người sản xuất quan tâm nhất hiện nay khi đưa một cây trồng hay một biện pháp kỹ thuật vào đó là hiệu quả kinh tế mang lại như thế nào, đó là lãi ròng.
- Qua bảng 3.15 cho thấy: khoản chi phí đầu vào lớn nhất là lao động, bởi trồng đưa hấu rất tốn công chăm sóc (làm cỏ, bón phân, bắt sâu, hướng thân, bấm nhánh, thụ phấn nhân tạo, trở quả, …) vì vậy trồng dưa hấu sẽ góp phần giải quyết vấn đề dư thừa lao động ở nông thôn. - Nếu trong thực tế sản xuất, giá thành kali cao mà giá dưa hấu thấp thì việc bón kali ở mức từ 200 đến 240 sẽ không có sự sai khác về hiệu quả, nhưng xét về mặt dinh dưỡng trong đất (đối chiếu với bảng 1.1) thì bón mức 240 kg sẽ có lợi cho đất trồng về lâu dài hơn.
Kiến nghị