Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy do E.coli gây ra ở trâu nuôi tại Bảo Yên - Lào Cai và biện pháp phòng trị bệnh

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy của trâu. - Xây dựng các phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu do vi khuẩn E.coli gây ra đạt hiệu quả cao.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra ở trâu

Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra ở trâu là một thể bệnh rất hay gặp, E.coli thường là nguyên nhân gây bệnh nguyên phát ở trâu, và từ đó tạo ra những phản ứng stress hoặc nhiễm trùng kế phát các bệnh khác. Do đặc điểm gây bệnh của E.coli là vi khuẩn chỉ tác động chủ yếu ở đường tiêu hoá cho nên khi bê nghé chết thường xác gầy, bẩn, lông xù, bê bết phõn, hụng lừm, niờm mạc nhợt nhạt. Việc chuẩn đoán bệnh tiêu chảy trâu do E.coli gây ra rất phức tạp bởi vì những triệu chứng, bệnh tích xuất hiện tương tự như bệnh tiêu chảy do các nguyên nhân vi khuẩn khác, các loại đơn bào và virus, hơn nữa vi khuẩn E.coli thường gây bệnh kết hợp với các mầm bệnh khác.

Vì vậy sau khi phân lập vi khuẩn E.coli phải xác định các yếu tố gây bệnh nhƣ K99, Enterotoxin đồng thời xác định thêm các loại mầm bệnh khác nhƣ Rotavirut, Coronavirut, Salmonella, nhƣng có thể phân biệt qua PH của phân vì nếu tiêu chảy do E.coli gây ra thường PH của phân nghiêng về bazơ, còn nếu tiêu chảy do Rotavirut, Coronavirut phân thường nghiêng về axit. Theo Nguyễn Nhƣ Thanh và cộng sự (1997) [51] cho biết: trong môi trường có xitrat natri, E.coli không sử dụng được nguồn cacbon này nên không mọc, Aerogenes sử dụng được nguồn cacbon này nên mọc tốt, môi trường trở nên xanh lơ. Chương trình phòng bệnh E.coli cho vật nuôi nói chung thì ta cần phải chú trọng đến sự giảm tỷ lệ ô nhiễm E.coli độc ở môi trường xung quanh bằng chế độ vệ sinh, tiêu độc tốt.

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nhiên và cộng sự (2000) [37] cho thấy hầu hết các chủng của vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc từ gia súc tiêu chảy đều có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh nhƣ: Chloramphenicol, Sulfadimethoxine,…Trong đó có nhiều chủng lại mẫn cảm mạnh với Amikacin hoặc một số kháng sinh mới. Các kháng sinh thường dùng để điều trị, tiêu diệt vi khuẩn E.coli gồm: Tetracylin, Neomycin, Colistin, Sulphamid, Trimethoprim, Nitrofetral dazan và Ampicillin có thể cho uống, trộn thức ăn hoặc tiêm.

Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước 1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nó là một vi khuẩn chiếm nhiều nhất trong các loại vi khuẩn hiếu khí trong đường tiêu hoá của động vật (Bộ môn vi sinh vật trường Đại Học Y Khoa Hà Nội, 1993 [5]). Lê Văn Tạo và các cộng sự, 1990, đã nghiên cứu yếu tố gây bệnh K88, Enterotoxin Hemolyse của các chủng E.coli gây bệnh ở lợn để chọn giống vi khuẩn chế vắc xin cho uống. Còn ở trâu, bò cũng đã có một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về bệnh, nhƣng để định Type huyết thanh, tìm các chủng gây bệnh chế vắc xin phòng bệnh thì chƣa thực sự đƣợc quan tâm nhiều lắm.

Đó có lẽ là một tổn thất rất lớn đối với ngành chăn nuôi trâu bò ở nước ta - khi mà ngành chăn nuôi trâu bò đang phát triển mạnh mẽ không ngừng thì kéo theo nó là tình hình bệnh E.coli cũng phát triển theo, điều đó đòi hỏi các nhà khoa học trong nước cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. Theo Sokol (1991) [98], sở dĩ vi khuẩn E.coli từ vai trò cộng sinh thường trực trong đường ruột đã trở thành vi khuẩn gây bệnh, vì trong quá trình sống của cá thể, vi khuẩn tiếp nhận đƣợc các yếu tố gây bệnh mà theo ông đó là yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố độc tố đường ruột (Enterotoxin), yếu tố kháng kháng sinh. Các yếu tố gây bệnh này không đƣợc di truyền qua ADN của Chromosome mà di truyền bằng ADN nằm ngoài Romosome gọi là Plasmid, qua hiện tƣợng trao đổi bằng di truyền, bằng tiết hợp, chính những yếu tố di truyền này đã giúp cho vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột, xâm nhập vào thành ruột.

Dejonge (1984) [65], đã nghiên cứu về độc tố của vi khuẩn E.coli và cho rằng: E.coli sản sinh một số độc tố khác nhau nhƣ độc tố chịu nhiệt có bản chất là Peptit là nguyên nhân gây tiêu chảy, ngoài ra còn có Cytoxin, LTs, LTII2, LTIIb. Janke B.H và cộng sự (1989) [75], cho thấy vai trò của Adherence enteropathogenic E.coli là những nguyên nhân cơ bản và gây chết với tỷ lệ cao ở bê, nghé.

Vật liệu dùng trong nghiên cứu 1. Mẫu bệnh phẩm

Địa điểm nghiên cứu: Các trang trại và hộ gia đình chăn nuôi trâu tại một số xã của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Địa điểm xét nghiệm: Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Nội dung nghiên cứu

Nuôi cấy, phân lập và xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Xác định đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn E.coli đã phân lập được. Kiểm tra độc lực vi khuẩn E.coli phân lập được ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng E.coli phân lập được với một số loại kháng sinh.

Phương pháp nghiên cứu

Sau khi kiểm tra các đặc tính sinh vật hóa học của các chủng E.coli phân lập đƣợc, chúng tôi tiến hành xác định serotype bằng phản ứng ngƣng kết nhanh trên phiến kính. Vì kháng nguyên O của vi khuẩn E.coli có rất nhiều serotype bởi vậy người ta thường sản xuất các nhóm kháng huyết thanh O, mỗi nhóm gồm một số serotype, đồng thời cùng đƣợc sản xuất các kháng huyết thanh đơn giá. Muốn xác định serotype vi khuẩn E.coli phải tiến hành xác định nhóm với kháng huyết thanh nhóm, sau đó mới xác định serotype với kháng huyết thanh đơn giá thuộc nhóm kháng huyết thanh đa giá đã ngƣng kết.

Chọn những khuẩn lạc có ngƣng kết với kháng huyết thanh đa giá nhóm, tiến hành làm ngƣng kết với từng kháng huyết thanh đơn giá thuộc hóm nhƣ đã tiến hành với nhóm đa giá. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn E.coli được phân lập trên chuột bạch Để xác định độc lực của vi khuẩn E.coli gây bệnh trên trâu, có thể thực hiện bằng phương pháp tiêm truyền qua động vật thí nghiệm là chuột bạch khỏe mạnh và vô trùng. Chủng vi khuẩn E.coli thuần khiết trên môi trường giữ giống được cấy chuyển sang 30ml môi trường BHI lỏng đựng trong bình tam giác loại 100ml, bồi dƣỡng có lắc ở điều kiện 37oC/24h.

Chính giữa mỗi ô vuông, tiêm nội bì 0,1ml dịch độc tố đã đƣợc chuẩn bị ở trên, mỗi mẫu tiêm 2 ô ở 2 vị trí xa nhau, đối chứng âm là môi trường BHI lỏng vô trùng. Sau khi tiêm 18h với độc tố không chịu nhiệt và sau 2h với độc tố chịu nhiệt, thỏ thí nghiệm đƣợc tiêm tĩnh mạch tai dung dịch Evan Blue, liều 40mg/kg thể trọng.

Sơ đồ phân lập vi khuẩn E.coli (Theo Carter G. R, 1995 [61])
Sơ đồ phân lập vi khuẩn E.coli (Theo Carter G. R, 1995 [61])

Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở trâu tại huyện Bảo.

E.coli ƣợc

    Giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi, giai đoạn này trâu đã bắt đầu nhận và sử dụng thức ăn cung cấp từ bên ngoài vào, do đó điều kiện tiếp xúc với bên ngoài tăng lên, từ đó số lƣợng vi khuẩn E.coli bị nhiễm cũng tăng theo. Đến giai đoạn trên 24 tháng tuổi, thức ăn của trâu hoàn toàn là lấy từ môi trường tự nhiên và do đặc thù của nguồn cung cấp thức ăn cho trâu nên đây chính là điều kiện để trâu tiếp xúc với mầm bệnh cao nhất, cho nên số lƣợng vi khuẩn E.coli mà trâu bị nhiễm ở giai đoạn này cũng cao hơn 2 giai đoạn trước. Điều này có thể giải thích dựa trên cơ sở khác nhau về đặc điểm sinh lý trong từng giai đoạn sinh trưởng của trâu, sự dần hoàn thiện chức năng bộ máy tiêu hóa cũng như khu hệ sinh vật trong đường ruột và thời gian tiếp súc với ngoại cảnh.

    Từ các kết quả trên ta thấy, các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc từ trâu đều có độc lực khá cao và qua đây có thể kết luận vi khuẩn E.coli là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tiêu chảy ở trâu trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Chính vì lẽ đó, để điều trị một bệnh truyền nhiễm nào đó có hiệu quả, việc phân lập mầm bệnh rồi tiến hành kỹ thuật kháng sinh đồ để xác định loại kháng sinh có hiệu lực với chính tác nhân gây bệnh là việc làm cần thiết. M (1992) [69] cho thấy: khi thử trên 11 loại kháng sinh và Sulfamid với các chủng E.coli phân lập từ gia súc tiêu chảy cho thấy: khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli tăng dần trên cùng một loại kháng sinh theo thời gian.

    Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu của nhiều tác giả, ta thấy khả năng kháng thuốc của vi khuẩn E.coli là khá phổ biến, tính kháng thuốc này có sự khác nhau ở mỗi nơi, mỗi thời điểm nhưng đều có chiều hướng tăng lên về tỷ lệ và chủng loại thuốc bị kháng. Chúng tôi lựa chọn một số loại kháng sinh: Enrofloxacin, Gentamycin, Colistin, áp dụng điều trị cho 59 trâu mắc bệnh tiêu chảy với các triệu chứng điển hình của bệnh tiêu chảy do E.coli nhƣ: Xù lông, mắt trũng, bỏ bú, ỉa chảy, phân màu trắng hoặc xám, nôn mửa.

    Bảng 3.7: Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu  ở trạng thái bình thường
    Bảng 3.7: Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái bình thường