MỤC LỤC
Đến nay, đã có 3 dự án triển khai thực hiện đó là dự án của Công ty đóng tàu Đại Dương (hiện đang san lấp mặt bằng, bắt đầu sản xuất các tổng đọan), dự án của Công ty trách nhiệm hữu hạn May Gia Nguyễn (đã hoàn thiện nhà xưởng, hiện đang tổ chức đào tạo nghề) và dự án may của cơ sở Trường An Phát (đang san lấp mặt bằng, đào tạo nghề và sản xuất); 6 dự án còn lại đang chờ làm thủ tục thuê đất để triển khai thực hiện là: Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông thủy sản thực phẩm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Phú tại xã Thái Thọ; dự án xây dựng nhà máy chế biến hải sản của Công ty Dũng Thành Trung tại Thái Thượng; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cá và chế biến thức ăn gia súc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Austfeed Việt Nam tại xã Thụy Hà; dự án xây dựng nhà máy đóng tàu của Công ty Cổ phần tập đoàn du lịch vận tải thủy - bộ Xuân Hiếu tại xã Thái Thọ, Thái Thượng; dự án xây dựng nhà máy đóng tàu của Công ty Nhật Mai tại Thái Thượng. Vì vậy để đạt được mục tiêu đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt từ 25% trở lên, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng gấp 2,5 lần so với năm 2004, huyện Yên Lạc đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến công tác quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề ở các xã còn lại trong năm 2009 như: Đồng Văn, Trung Nguyên, Đồng Cương, Bình Định, Tam Hồng, Yên Đồng và khu trại cá Minh Tân theo kế hoạch sử dụng đất của các địa phương để phát triển các ngành nghề cán thép, tái chế nhựa, đan lát và chế biến nông sản, thực phẩm;.
Các xã Đông Mai, Minh Thành, Cộng Hòa, Hiệp Hòa, Tiền An là những xã đã được hình thành từ lâu, do quá trình phong hóa trên đá mẹ và bồi tụ đất đai ở đây chủ yếu là đất dốc núi, gò đồi, ruộng bậc thang, xen kẽ là các dải đất bằng hẹp. Nhiều khu vực rộng lớn bãi triều với diện tích hàng vạn ha của huyện đã và đang được khoanh bao để nuôi trồng hải sản tạo điều kiện phát triển ngành thủy sản như Đầm Nhà Mạc, khu Cái Tráp, Bình Hương, Hoàng Tân, Hà An, Điền Công….
Dân số lớn và nguồn nhân lực dồi dào là nhân tố phát triển quan trọng song cũng là thách thức lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một huyện có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như huyện Yên Hưng. Song trong bối cảnh đất đai canh tác chưa được mở rộng, dân số lại đông, trong những năm tới cần tiếp tục thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, đi đôi với mở rộng ngành nghề, đào tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.
Xuất phát điểm về kinh tế xã hội của Yên Hưng còn thấp và quá nhỏ bé, năm 2008, GDP bình quân đầu người thấp (11,709 triệu đồng/người/năm) dưới mức trung bình toàn tỉnh (16,5 triệu đồng/người/năm) và cả nước (17 triệu đồng/người/năm), tốc độ tăng trưởng của công nghiệp thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nên Yên Hưng không đủ năng lực nội sinh để đầu tư lớn, tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vấn đề thiếu sự liên kết phát triển của công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương trên địa bàn huyện ở một số lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là hoạt động của ngành cơ khí cũng là một trong những khó khăn dẫn đến việc ngoài những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tương đối cao là công nghiệp sửa chữa và đóng tàu, công nghiệp chế biến thì các ngành công nghiệp khác phát triển chậm.
Các xã Nam Hòa, Hiệp Hòa, Hà An là những xã điển hình về hoạt động ngành nghề ở nông thôn, thu hút nhiều lao động nông nhàn với các nghề đan ngư cụ truyền thống, làm thuyền nan, đan lưới, đóng tầu gỗ… Sửa chữa, đóng mới tàu sắt tập trung ở Hà An. Nguyên nhân là do các địa bàn khác trong huyện còn gặp nhiều hạn chế về điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh… Việc phân bố không đồng đều này đã hạn chế sự phát huy các thế mạnh tiềm năng của từng vùng trong sản xuất công nghiệp và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu tại từng địa phương.
Các doanh nghiệp quốc doanh tham gia sản xuất công nghiệp ít cả về số lượng và quy mô sản xuất nên chưa trở thành lực lượng chủ đạo định hướng thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp tại huyện. Tuy nhiên, sản xuất máy động cơ lại có sự giảm sút mạnh mẽ về giá trị sản xuất trong thời gian gần đây do đầu tư còn hạn chế, máy móc công nghệ lạc hậu keo theo việc thu hẹp dần thị trường tiêu thụ.
Phân theo ngành công nghiệp, lao động trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến – là ngành mũi nhọn của huyện, chiếm 40,4% năm 2008, ngành cơ khí điện tử và sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 35% và 13% số lao động toàn ngành tương ứng. Năng suất lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh liên tục tăng, năm 2008 đạt 51,9 triệu đồng/người, tuy tăng qua các năm song vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực quốc doanh 144,72 triệu đồng/người, thể hiện khu vực kinh tế này có trình độ công nghệ cao hơn và hoạt động hiệu quả hơn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Nhờ mở thêm dây chuyền công nghiệp mới ở Công ty xuất khẩu thuỷ sản, dây chuyền sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy tại Công ty chế biến lâm sản xuất khẩu và xây dựng lò tuy nen tại Xí nghiệp Gạch Yên Hưng, đầu tư bổ sung thiết bị máy móc ở Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Thuỷ An, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đã tăng đột biến trong 3 năm trở lại đây. Hai tháng cuối năm 2007, do đưa vào hoạt động lò nung tuy nen, sản lượng gạch của Xí nghiệp gạch Yên Hưng đã tăng từ 20 triệu viên của 10 tháng đầu năm lên 28 triệu viên cả năm, nâng số lao động của đơn vị từ 210 người lên 500 người, đóng góp tích cực trong việc tạo việc làm cho lao động ở địa phương.
Các mặt hàng còn lại có quy mô sản xuất nhỏ bé, sản xuất ở các hộ gia đình như một nghề phụ và được sử dụng tại các chợ quê phục vụ nhu cầu tại chỗ như nghề làm bún, làm bánh, nem, hàng mã. Chỉ có một mặt hàng được tiêu thu ra ngoài địa phương là nem chua do đó là mặt hàng đặc sản của Quảng Yên.
Bắt đầu có sự đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài song tỷ lệ này không nhiều, chỉ chiếm gần 11% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, song đây là dấu hiệu đáng mừng là nền kinh tế của huyện bước đầu thu hút được đầu tư từ nước ngoài vào sản xuất công nghiệp.
Hơn thế nữa, nhờ chủ trương của huyện nhằm phát triển mạnh công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề đã đáp ứng với nguyện vọng và nhu cầu bức xúc về việc làm và thu nhập của nhân dân trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là nhu cầu kinh doanh làm giàu chính đáng. Những cán bộ được tăng cường cho công tác này mặc dù đã có cố gắng và kỳ vọng vào sự vào sự đi lên của ngành tiểu thủ công nghiệp nhưng chỉ được ít ngày là nản, không còn chú tâm vào công việc được giao, mà lại đi sâu vào làm những công việc sự vụ khác theo kiểu “xay thóc thì khỏi ẵm em”, do vậy đã không có sự đổi mới thực sự; vì vậy cần có sự hợp lực hiệu quả giữa phòng Công thương với các cơ quan thuế, địa chính, thống kê, lao động.
Cần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường một cách triệt để đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, rất cần phải nghiên cứu, định hướng, khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh đưa ra được sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, chất lượng tốt, có sức cạnh tranh cao.
Do đó, phát triển nông nghiệp phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường thâm canh tăng vụ, áp dụng các biện pháp trồng trọt mới, kể cả công nghệ trồng trong nhà kính để sản xuất quanh năm và sản phẩm có giá trị gia tăng lớn đảm bảo vẫn giữ được tốc độ tăng giá trị sản xuất đến 2020 đạt trên 4%/năm. Yên Hưng có bờ biển dài 30km, có bãi triều rộng lớn trên 12.000 ha nằm trong vùng cửa sông Bạch Đằng, là nơi sinh sống, sinh sản của nhiều loại hải sản quý có giá trị: tôm he, tôm sú, tôm rảo, cá song, hải sâm, bào ngư,…Vùng bãi triều huyện có địa thế tự nhiên thuận lợi, có nhiều vùng sinh thái khác nhau, tạo ra một khu hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng, một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển.
Vì vậy hướng phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng dệt – may – da giày cần thu hút các dự án đầu tư vào các khu cụm công nghiệp, nhất là khu công nghiệp Đông Mai và cụm công nghiệp thị trấn Quảng Yên, và khuyến khích các dự án đầu tư nhà máy, xí nghiệp sản xuất đồ may kể cả bao bì, giày dép, đồ da, đồ du lịch, thể thao và các cơ sở sản xuất vệ tinh làm gia công trực tiếp với nước ngoài hoặc hợp đồng liên doanh. Xúc tiến đầu tư xây dựng cụm cảng và hạ tầng kỹ thuật để hình thành tổ hợp công nghiệp đóng và sửa chữa tàu trọng tải lớn ở khu vực Lạch Huyện, có khả năng đóng mới tàu trọng tải trên 30.000 tấn, sửa chữa tàu có trọng tải đến 100.000 tấn, đóng mới và sửa chữa các tàu chuyên dùng như tàu chở dầu, tàu container, tàu công trình, tàu cuốc,… đạt tiêu chuẩn quốc tế vào giai đoạn sau 2020.
Huyện cần đề ra được những kế hoạch cụ thể để có thể khai thác triệt để thị trường sản phẩm công nghiệp trong nước, phát huy lợi thế so sánh của huyện để mở rộng thị trường như hình thành một đầu mối cung cấp cho doanh nghiệp công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp các thông tin thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, quảng bá, tiếp xúc với thị trường trong nước và thế giới (đặc biệt là các sản phẩm của ngành tiểu thủ công nghiệp); Tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương trong mở rộng liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế ở các địa phương. Huyện cần có những chương trình kế hoạch nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về môi trường, lao động và tiêu chuẩn công nghệ của sản phẩm để có phương án đầu tư thiết bị và tổ chức kiểm tra, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng theo quy định từng khu vực thị trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng được thương hiệu sản phẩm, nhất là các sản phẩm làng nghề của huyện nhằm thu được hiệu quả sản xuất cao nhất.