Chế độ pháp lý về tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương

- Thứ nhất, trả lương phải trên cơ sở sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động không được thỏa thuận thấp hơn mức lương ấn định của Nhà nước. Mặt khác pháp luật quy định mức lương tối thiểu là bắt buộc các bên thỏa thuận không được thấp hơn giới hạn này nhằm mục đích tôn trọng cái riêng tư của các chủ thể trong quan hệ lao động, đảm bảo tính hợp pháp của pháp luật để đảm bảo sự linh hoạt trong việc trả lương khi trong điều kiện lao động khác nhau, khu vực lao động khác nhau, tính chất công việc khác nhau thì tiền lương sẽ khác nhau và tránh được sự lạm dụng sức mua của người sử dụng lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động trước sức ép của nền kinh tế thị trường, đảm bảo nhu cầu tối yếu cho người lao động. - Thứ hai, tiền lương phải được trả theo năng suất, chất lương lao động và hiệu quả công việc.

Đây là nguyên tắc làm cơ sở cho việc hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động là điều kiện để phát triển sản. Mặt khác, tiền lương là biểu hiện của giá trị sức lao động và nó chịu sự chi phối bởi năng suất lao động và các quy luật cung cầu về sức lao động trên thị trường, nên khi tính lương trả cho người lao động, người sử dụng lao động phải tính đến năng suất chất lượng và hiệu quả công việc. Tiền lương là một phần thu nhập chủ yếu để đảm bảo sinh hoạt và cuộc sống của người lao động cũng như gia đình của họ.

Nguyên tắc này đặt ra nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của người lao động việc trả lương và hạn chế được nhiều nguyên nhân như: Trả lương chậm, khấu trừ tiền lương sai quy định, trả lương không đủ, gây khó khăn phiền hà hà cho người lao động. Trong một số trường hợp pháp luật cho phép chủ sử dụng lao động được trả lương thông qua cai thầu, hoặc trung gian, qua ngân hàng..nhằm mục đích quản lý được nguồn thu nhập của người lao động để người lao động thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và không gây phiền hà, khó khăn, nhanh gọn cho cảc các bên trong quan hệ lao động.

Các hình thức trả lương

- Thứ ba, tiền lương phải được trả trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc. Lương công nhật: Là tiền lương thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, làm việc ngày nào hưởng ngày ấy theo quy định của từng loại công việc. Nhưng trả lương theo thời gian thường mang tính bình quân, không khuyến khích được tính tích cực của người lao động, ít quán triệt nguyên tắc phân phối lao động.

Trên thực tế các doanh nghiệp chủ yếu áp dụng hình thức trả lưong này chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có viêc làm và kinh doanh ổn định. Đây là hình thức trả lương cho người lao động theo số và chất lượng của công việc đã hoàn thành. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào đơn giá tiền lương của đơn vị sản phẩm và số sản phẩm hợp quy cách đã sản xuất ra.

Tuy nhiên hai hình thức này làm cho người la động ít quan tâm đến máy móc thiết bị, chỉ chạy theo số lượng, không chú ý đến chất lượng, không tiết kiệm nguyên vật liệu và không quan tâm đến tập thể.

Sự điều chỉnh của pháp luật về tiền lương

    Theo Điều 56 Bộ luật lao động 1994 quy định “Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động lam công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đáp sức lao động giản đơn là một phần tích lủy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính mức lương cho các loại lao động khác”. Từ các quy định về tiền lương tối thiểu đã nêu trên, chúng ta thấy rằng chính sách tiền lương do Chính phủ quy định là sự cụ thể hóa quy định của Bộ luật lao động, là cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức tiền công cao hơn và giải quyết các vấn đề khác cho người lao động, theo pháp luật quy định, tạo điều kiện hình thành giá tiền công trên thị trường, từng bước thực hiện tính đúng, tính đủ tiền lương trong giá thành và trong lưu thông, thúc đẩy quá trình đổi mới của doanh nghiệp gắn liền với tiền lương với năng suất lao động, hiệu qủa sản xuất kinh doanh. “Sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện người lao động Chính phủ quy định các nguuyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động để người sử dụng lao động xây dựng và áp dụng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

    Bên cạnh đó cho doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương là bất cập, trong khi Nhà nước chỉ quy định nguyên tắc và hướng dẩn phương pháp để các doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương nhằm làm cơ sở kí kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, xác định đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động. Theo Mục 1, Thông tư số 28/TT- BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 5/12/2007 qui định: Doanh nghiệp có quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với công ty Nhà nước để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm theo giờ, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điêù kiện môi trường độc hại nhưng chưa xác định trong mức lương của thang lương, bảng lương mà doanh nghiệp đã xây dựng. -Chế độ phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người lao động vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lảnh đạo, bổ nhiệm, hoặc làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao nhưng chưa xác định được trong mức lương.

    - Đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã thỏa thuận. Qua quá trình phân tích và tìm hiểu sự điều chỉnh của pháp luật về tiền lương, đó là nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng cơ chế tiền lương và cơ chế trả lương trong các doanh nghiệp, xây dựng thang lương, bảng lương và góp phần vàp việc bảo vệ được lợi ích cho người lao động. “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động”.

    - Do nhu cầu của công việc trong doanh nghiệp, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đi học, thì trong thời gian này tùy theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc quy định trong thỏa ước tập thể lao động có thể trả nguyên lương hoặc theo một tỷ lệ nhất định.