MỤC LỤC
Thực chất của việc lựa chọn ngành chủ yếu chính là việc tìm ra một cơ cấu ngành hợp lý, trong đó hình thành các ngành phát triển bền vững nhằm khai thác tốt nội lực, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động, hợp tác quốc tế để đáp ứng được các mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, phát triển toàn diên có trọng điểm với tốc độ cao và bền vững. Vì thế xác định và phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ giúp đất nước đạt được những mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của vùng thời kỳ 1996-2010 cũng như Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng tới năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, mà trong đó có mục tiêu quan trọng, nhiệm vụ hàng đầu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ, chất lượng cao đã trở thành một lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh đáng kể của vùng; trong tương lai ưu thế này vần tiếp tục được củng cố và phát triển đã không những thúc đẩy nhanh, mạnh và bền vững phát triển kinh tế của vùng mà còn cung cấp nhân lực cho các vùng khác, tạo điều kiện thúc đẩy các vùng khác phát triển. Như việc ô nhiễm nguồn nước một số con sông cung cấp nguồn nước cho vùng, diện tích rừng bị thu hẹp kéo theo đa dạng sinh học bị mất, các nguồn khoáng sản khai thác tràn lan gây tổn thất không nhỏ đối với nền kinh tế..Chính vì vậy trong giai đoạn tới một sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện đối với vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ được Chính phủ triển khai mạnh mẽ nhằm tận dụng tốt hơn một lợi thế của vùng.
Mỗi khu công nghiệp ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh hàng xuất khẩu, thúc đẩy việc hình thành và phát triển các đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước. Có thể thấy rằng yêu cầu cao nhất trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn mới đặt ra vấn đề nghiên cứu, xem xét đánh giá lại hiệu quả phát triển của danh mục các ngành công nghiệp chủ yếu đã xác định trong giai đoạn này, nhằm tìm kiếm một cơ cấu ngành chủ yếu phát triển mới cũng như các sản phẩm để thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ yếu phát triển mạnh hơn nữa với tư cách là những đầu tầu phát triển, động lực tăng trưởng cho cả vùng.
Mặc dù có sự thay đổi đó là sự tăng giảm cơ cấu của từng ngành qua các năm có thể nhận thấy ở đây là: các ngành giảm tỷ trọng gồm có công nghiệp khai thác, chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm, công nghiệp luyện kim – kim loại, dệt may – da giầy và tiểu thủ công nghiệp; các ngành tăng tỷ trọng gồm có công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hóa chất; hai ngành công nghiệp điện tử và sản xuất phân phối điện nước thì có tỷ trọng ở mức tương đối cân bằng. Tiểu thủ công nghiệp 240811 267300 300178 336199 382667 Theo dừi bảng trờn ta thấy số lao động trong cỏc ngành tăng liờn tục qua các năm là một biểu hiện tốt cho việc thu hút lao động, giải quyết việc làm, từ đó làm tổng số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu cùng tăng lên đáng kể, góp phần thúc đẩy vào chuyển dịch cơ cấu lao động trong cơ cấu chung nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ.
Còn các ngành ít được lựa chọn là những ngành mang nhiều tính chất đặc thù hơn như sản xuất và phân phối điện nước phải cần có nguồn nước để phát triển, trong vùng chủ yếu là nhiệt điện nên cần phải có những mỏ than lớn (Quảng Ninh, Hải Dương); ngành công nghiệp điện tử tin học là ngành đòi hỏi đặc thù lao động, đặc thù kỹ thuật, công nghệ cao nên mới chỉ có Hà Nội, Hải Phòng có điều kiện tốt để phát triển; ngành khai thác tuy là một ngành tồn tại lâu đời những sản xuất phải dựa vào nguồn tài nguyên, mà ngành nãy nếu chỉ dừng lại ở khai thác thì sẽ ngày càng tiến tới giai đoạn cuối của sự phát triển (vì nguồn tài nguyên cạn kiệt dần) còn. Sự tập trung quá lớn ở các địa phương sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết như mâu thuẫn giữa mở rộng phát triển và quỹ đất, giữa tốc độ phát triển và chất lượng phát triển, giữa đầu tư phát triển các ngành,…Muốn giải quyết được những mâu thuẫn này cần phải xem xét, có các hình thức liên kết giữa các địa phương nhằm tìm kiếm sự phát triển hỗ trợ từ các địa phương trong vùng.
Trong lĩnh vực sản xuất linh kiện ( sản xuất với quy mô công nghiệp đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như tiêu chí thương mại quốc tế) nhờ có chính sách đổi mới, vốn đầu tư nước ngoài đã vào trong vùng, xuất hiện các liên doanh với 100% vốn nước ngoài, và những liên doanh có sự góp mặt của các doanh nghiệp trong nước, đã sản xuất được một số sản phẩm như mạch in, đĩa cứng cho máy vi tính; đèn hình mầu, biến thế cao áp, cuộn lái tia cho máy thu hình mầu. Về mặt giá cả: Do một phần không nhỏ các thiết bị, cụm chi tiết được chế tạo trong vùng, đặc biệt là các thiết bị siêu trường siêu trọng, mặt khác lương của các chuyên gia và công nhân kỹ thuật phục vụ cho thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị thấp nên thiết bị toàn bộ do ngành cơ khí sản xuất, cung cấp là một trong số những ngành có giá chỉ bằng 60-80% của nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
- Chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực có hàm lượng chất xám cao, các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như công nghệ phần mềm, phần cứng, kỹ thuật điện, cơ điện tử, sản xuất thiết bị máy móc siêu trường, siêu trọng, đóng và sửa chữa tầu thủy, sản xuất thép, vật liệu xây dựng cao cấp. - Khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ mà vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả trong hội nhập ; phát triển sản phẩm mới đi ngay vào công nghệ hiện đại đi đôi với bảo vệ môi trường ; các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng cho sản xuất ô tô, xe máy, tiến tới tự.
Nhưng trong đó có những ngành mới chỉ là sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước (ngành hóa chất, ngành điện lực), có những ngành ưu tiên vì nó mang tính chất bản sắc văn hóa ( ngành tiểu thủ công nghiệp – làng nghề), có những ngành gọi là ngành cơ bản được ưu tiên nhưng chưa thể hiện sự vượt trội đáng kể (ngành cơ khí, ngành luyện kim – kim loại, ngành chế biến nông lâm thủy sản và thưc phẩm, ngành dệt may – da giầy, ngành khai thác), có những ngành theo xu hướng chung đáng nhẽ sẽ là động lực phát triển lớn thì lại chưa đúng với vị trí ( ngành điện tử - tin học, ngành sản xuất vật liệu xây dựng). Để tránh tình trạng quá tập trung tại một vài địa phương mà làm mất đi tính kết dính phát triển của cả vùng cần phải điều chỉnh quy hoạch sao cho các ngành chủ yếu phát triển với cự ly hợp lý và phát triển đồng đều tại các địa phương, nhưng cũng không tránh khả năng có đia phương chỉ là vùng nguyên liệu hoặc là vùng sản xuất các ngành hỗ trợ, sản xuất các mặt hàng mà các địa phương tập trung phát triển ngành chủ yếu đã bỏ qua hay nói cách khác là cân đối sản xuất giữa các địa phương để không xảy ra tình trang thiếu hụt trong vùng, nếu có thiếu hụt sản xuất trong vùng thì sẽ lấy từ vùng khác trong cả nước để tiêu dùng cho nhu cầu của vùng.