Nghiên cứu mô hình thu phí nước thải công nghiệp tại các cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI NAM ĐỊNH

Hiện nay theo thống kê tỉnh Nam Định có hơn 2500 công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Nam Định (trên địa bàn thành phố có gần 180 nhà máy, công ty, công ty TNHH, công ty cổ phần (chiếm 47,9%), trong đó thành phố trực tiếp quản lý 7 doanh nghiệp nhà nước, 165 doanh nghiệp dân doanh, 1919 cơ sở sản xuất), ở các huyện số lượng các công ty, các cơ sở sản xuất tập trung không nhiều. Các công ty dệt may Nam Định đều chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có xây dựng nhưng không hoạt động thường xuyên nên nước thải được thải ra từ quá trình sản xuất đều được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi xung quanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là công ty TNHH Dệt Nam Định là một trong những công ty gây ô nhiễm môi trường nhất. Thi hành nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 09/2004/CT-UB ngày 18/2/2004 của UBND tỉnh Nam Định về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Sở Tài nguyên & Môi trường đã tiến hành tổ chức lấy mẫu phân tích nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp của các doanh nghiệp đại diện cho các loại hình sản xuất trên địa bàn tỉnh Nam Định.

5% tổng số tiền để lại cho Sở Tài nguyên & Môi trường (26.850.000 đồng năm 2008) được giao cho Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường trang trải cho việc tiến hành thu phí bao gồm việc ra thông báo phí hàng quý cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, chi phí cho việc xuống các cơ sở thu phí…Theo trung tâm số tiền này không đủ để trang trải cho việc thu phí, nên việc thu phí gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó: Ngân sách trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và 50% Ngân sách địa phương hưởng để xử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh: phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước địa phương. Tỉnh Nam Định đã sử dụng số tiền trên để khắc phục những nơi ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xử lý rác công cộng: xây dựng khu xử lý rác thải tập trung tại thành phố Nam Định, hệ thống kênh thoát nước thành phố Nam Định, nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp, di dời một số nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hỗ trợ các làng nghề xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, hợp tác với Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ thực hiện dự án “Quản lý chất thải nguy hại Nam Định”.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nam Định có hơn 2500 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động và gần 100 làng nghề truyền thống nhưng đến nay tỉnh mới chỉ tiến hành thẩm định và thu phí nước thải công nghiệp theo nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ được 352 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp tại các KCN và thành phố Nam Định do đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, mục đích của việc thu phí và ý thức của họ cao nên đa số đều nộp phí đầy đủ và đúng hạn, chỉ có một hoặc hai doanh nghiệp không nộp phí hoặc còn nợ phí: KCN An Xá chỉ có công ty TNHH Hoa Thắng còn nợ từ năm 2006, thành phố Nam Định có công ty TNHH Thanh Hải không nộp phí. Huyện Hải Hậu, Nam Trực thực hiện tốt công tác tuyên tuyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, cho người dân nhưng có nhiều huyện chưa tập trung nhiều vào vấn đề này, họ chỉ chú trọng đến mục tiêu kinh tế mà coi nhẹ mục tiêu môi trường nên khi phải đóng thêm một khoản phí làm giảm lợi nhuận của họ thì họ chống đối không nộp.

Trong số các doanh nghiệp không nộp phí có doanh nghiệp chống đối không nộp từ năm 2005 cho đến nay như công ty TNHH Việt Phương (huyện Nam Trực), có doanh nghiệp nợ phí từ năm 2006: Trạm xử lý nước sinh hoạt xã Xuân Thành (huyện Xuân Trường), công ty cơ khí đúc Toàn Thắng, công ty TNHH Thái Bình Dương, công ty TNHH đúc Đại Đồng (Huyện Ý Yên). Một nguyên nhân khác là do không thể thống kê và thẩm định được hết các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, các cơ sở mới được mở thêm hàng năm nên nhiều doanh nghiệp chưa bị đưa vào danh sách nộp phí, có khi hai doanh nghiệp ở trên cùng một địa bàn, cùng sản xuất một loại hàng hóa mà một doanh nghiệp phải nộp còn doanh nghiệp kia không phải nộp nên họ thắc mắc và không nộp phí. Mỗi năm tỉnh Nam Định nộp cho ngân sách nhà nước khoảng hơn 500 triệu tiền phí nước thải công nghiệp phục vụ cho việc tiến hành thu phí, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường, trong khi đó tỉnh cần hàng tỷ đồng để khắc phục ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp và hiện trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nghiêm trọng hơn.

Khi áp dụng công cụ phí nước thải công nghiệp, các doanh nghiệp đã tiến hành giảm thải như là thay đổi công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn… để giảm số phí nước thải phải nộp, từ đó làm giảm tình trạng gây ô nhiễm môi trường, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sức khỏe của người dân. Do diện tích tỉnh Nam Định tương đối rộng và các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh được thành lập trên toàn tỉnh, mà cán bộ tổ thu phí chỉ bao gồm có 7 thành viên nên việc tiến hành khảo sát và xác định số lượng doanh nghiệp có trên địa bàn tỉnh là rất khó khăn và không chính xác, bỏ sót nhiều doanh nghiệp. Kinh phí dành cho việc thu phí nước thải công nghiệp còn ít nên không thể tiến hành thẩm định, kiểm tra định kì lượng nước thải thải ra của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh nên việc tiến hành thu phí vẫn dựa vào lượng nước thải mà các doanh nghiệp kê khai từ năm 2004 nên số phí các cơ sở sản xuất kinh doanh phải nộp sẽ không chính xác.

Mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông báo về nồng độ các chất ô nhiễm áp dụng để tính phí nước thải công nghiệp của từng ngành sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn chưa tiến hành thống kê, quan trắc và xác định được hết nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải của một số ngành, gây khó khăn cho việc thu phí. Tại các làng nghề, các cơ sở sản xuất theo hộ gia đình, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đều thải ra từ cùng một nguồn nên nhiều doanh nghiệp phải nộp cả hai loại phí nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt cho cùng một nguồn thải nên họ thắc mắc, không nộp phí và nhà quản lý cũng lúng túng trong việc này.

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng các doanh nghiệp chưa nộp phí  Các huyện Số lượng các doanh
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng các doanh nghiệp chưa nộp phí Các huyện Số lượng các doanh

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH