MỤC LỤC
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là một cơ quan trực thuộc của Nhà nước được cấp trên giao chỉ tiêu và phân bổ ngân sách theo từng năm nên không có cơ quan đơn vị nào tài trợ.
Trợ giúp xã hội nghèo đói (số liệu thực hiện từ tháng 01/2006-10/2010) Trong những năm vừa qua tỷ lệ hộ nghèo huyện Khánh Vĩnh còn cao so với các huyện đồng bằng, nhưng nhờ có sự chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND huyện chính quyền ban các ngành của huyện đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của huyện Khánh Vĩnh đã giảm dần vì Nhà nước đã đầu tư cho huyện vốn và hướng dẫn bà con chuyển đổi cây trồng, và chăn nuôi cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương. UBND cấp huyện chỉ đạo cho Phòng Lao động – TB&XH chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai và thực hiện các công việc: Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên và đột xuất bằng hồ sơ, sổ cái hoặc phần mềm vi tính, tiếp nhận và quản lý hồ sơ gia đình, cá nhân đang nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi do cấp tỉnh bàn giao. Phòng Lao động – TB&XH hướng dẫn và kiểm tra, giám sát cấp xã trong việc xác định và quản lý đối tượng; tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp, trợ cấp trên địa bàn; tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội của cấp xã, tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định; Lập dự toán ngân sách chi trả trợ cấp, trợ giúp xã hội trình UBND cấp huyện và thanh quyết toán kinh phí trợ cấp thường xuyên và đột xuất theo quy định hiện hành; Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện trước ngày 30/6 và 31/12 hàng năm.
Trưởng thôn lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các 9 nhóm đối tượng quy định tại điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP kèm theo biên bản họp thôn gửi UBND cấp xã. Trường hợp cấp huyện không đủ kinh phí cứu trợ, UBND cấp huyện phải có văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ. Ngoài trợ cấp xã hội thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho hộ gia đình có người chết, mất tích, hộ gia đình có người bị thương nặng, hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, cứu đói do thiếu lương thực.
Phòng thực hiện Trợ giúp khó khăn từ nguồn đảm bảo xã hội cho 30 người gặp rủi do ngoài vùng cư trú bị thương nặng, mắc bệnh hiểm nghèo 1.000.000đ/người.
Hàng năm Phòng Lao động – TBXH vận động các cán bộ công chức, người lao động và các Doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng “Quỹ bảo trợ trẻ em” với số tiền là: 25.000.000đ. Phòng sử dụng nguồn quỹ để hỗ trợ cho các cháu phẫu thuật tim bẩm sinh, bệnh hiểm nghèo, phẫu thuật chỉnh hình dạng vận động, phẫu thuật nụ cười và tặng quà cho các cháu nhân dịp Tết trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi. Một phần trích làm quỹ khuyến học để trao học bổng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập nhằm khuyến khích động viên các cháu.
Khánh Vĩnh là huyện miền núi, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung nên khi triển khai các văn bản, nghị định, chế độ chính sách và các thông tin đến người dân chậm hơn so với quy định. Trợ cấp khó khăn cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú, hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thấp, trợ cấp nghèo đói thấp so với đời sống thực tế. Hiện tại Nhà tình thương số cháu thì đông, nhân viên như mẹ, dì thì ít, đề nghị cần có 01 cán bộ y tế để chăm sóc sức khoẻ cho các cháu.
- Chú nói cơ quan của chú thì công việc nhiều mà biên chế còn thiếu nên chú và anh em trong Phòng thường phải đi sớm hơn giờ quy định để giải quyết công việc. - Nếu được như vậy thì tốt quá, vẫn biết là cán bộ, nhân viên của chú sắp xếp hồ sơ, giấy tờ chưa được ngăn nắp nhưng Phòng này công việc nhiều quá nên chú cũng phải thông cảm. Qua buổi đến liên hệ thực tập tôi thấy chú Lê Bình trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh là người lãnh đạo rất nhanh nhẹn, nhiệt tình, dễ gần luôn giúp đỡ cho những ai khi đến liên hệ công tác cũng như nhân dân địa phương thường xuyên đến Phòng đến hỏi thăm về các chế độ chính sách đều được chú giải thích, và phân công cán bộ của mình giúp đỡ tận tình mà trong đó có cả tôi.
Hoàn cảnh gia đình: Những vấn đề mà đối tượng đang gặp phải; Nhà nghèo kinh tế khó khăn bố mẹ của Hải không có việc làm ổn định, bố thường xuyên đi uống bia, rượi về chửi mắng con, cãi nhau, đánh đập vợ, em Hải buồn chán không có tiền đóng học nên em đã quyết định nghỉ học. Bố em đã đi làm, đúng lúc em Hải đang có mặt ở nhà, gật đầu chào em, tôi giới thiệu; chị tên Trần Thị Thu là sinh viên lớp Cao đẳng nghành Công tác xã hội chị về địa phương thực tập, hôm vừa rồi qua sự giới thiệu của cô Lan chị có gặp mẹ em ngoài thị trấn, nghe mẹ em nói nói chuyện sơ qua về tình hình của gia đình em, và cả việc học tập của em nữa, theo lịch đã hẹn với mẹ em, hôm nay chị đến thăm gia đình em, chị thấy hình như em đang gặp chuyện buồn gì mà khiến em phải nghỉ học. Ngồi nói chuyện với tôi một lúc, em giới thiệu với tôi tên em là Lê Văn Hải, em đang học lớp 7A trường THCS thị trấn Khánh Vĩnh, em nói từ năm em học cấp I đến nay năm nào em cũng đạt học sinh khá giỏi, hiện nay gia đình em đang rất khó khăn về kinh tế, giọng hơi buồn em nói với tôi là em không muốn đi học nữa vì gia đình nghèo lắm, bố mẹ em rất vất vả lo ăn uống còn chưa đủ thì tiền đâu mà mua sách vở, áo quần nên em muốn nghỉ học ở nhà đi phụ làm cho các quán phở kiếm tiền phụ cho mẹ, em thương mẹ em quá!.
Mặc dù đã có can thiệp của của Tổ dân phố, Hội phụ nữ, bà con hàng xóm nhưng chồng chị Hằng vẫn không thay đổi đã không có trách nhiệm với gia đình, vợ con song vì bất lực trước cuộc sống anh Thảo thường xuyên gây bạo lực với vợ, vì vậy cuộc sống gia đình trở nên nặng nề, ảm đạm vợ chồng hay bất hoà con cái không có chỗ dựa, em Hải trở nên lầm lì ít nói và muốn bỏ học. Chị sẽ cố gắng vay mượn để cho cháu theo học, nghe giọng nói dứt khoát của chị tôi chợt nghĩ là một nhân viên viên xã hội tôi phải hướng dẫn chị tìm đến Hội phụ nữ xin vay vốn làm ăn như trồng rau sạch, nuôi gà đẻ trứng hoặc buôn bán nhỏ kiếm thêm thu nhập để em Hải được tiếp tục đi học trở lại, ngừng một lát tôi nói với chị như một lời cam kết: Chị cứ yên tâm, em sẽ cố gắng, không để cháu Hải phải nghỉ học chị nhìn tôi bằng ánh mắt tin tưởng và nói, chị cảm ơn em nhiều lắm!. Sau một thời gian thực tập tại địa phương, đầy ý nghĩa, tuy thật ngắn ngủi nhưng đó cũng là khoảng thời gian cho bản thân thấu hiểu thêm những công việc cụ thể, đó là môi trường giúp tôi tiếp cận với những người đi đầu trong công tác chuyên môn về sau, tác phong làm việc, cách quản lý thời gian…đồng thời cũng giúp tôi được gần gũi với những mảnh đời bất hạnh tại cộng đồng, từ đó cũng cho tôi thêm cảm phục những tấm gương sáng ngời trong việc chăm sóc, đối với những người thiếu may mắn phải chịu thiệt thòi.