MỤC LỤC
Công việc đầu tiên mà thực dân Pháp thể hiện quyền lực bảo hộ của mình là thực dân Pháp đã bắt triều đình Huế nấu chảy chiếc ấn của phong kiến Trung Quốc đã cấp cho phong kiến Việt Nam- một biểu tượng của mối quan hệ giữa hai nước phong kiến Việt Nam- Trung Quốc. Sau Hiệp ước Paternotre theo quan điểm của thực dân Pháp xâm lược và triều đình Huế bán nước thì ai theo triều đình và quy thuận Pháp đều là trung thần, ai theo nhân dân chống Pháp đều là phản nghịch.Việc xét xử những tội phạm phải được thi hành theo những luật pháp do quốc hội Pháp ban hành hoặc do bộ thuộc địa ban hành dưới các hình thức sắc lệnh. Sắc lệnh 12/4/1913 của vua Duy Tân ra dụ “về quyền tố tụng của tập thể làng xã Trung Kì tại các toà án Tây án:1 Tập thể làng xã chỉ có quyền khởi tố những người châu Âu tại toà Tây án , cấp sơ thẩm một khi đã được phép của công sứ Pháp, chủ tịch và quan lại hàng tỉnh người Việt.2 Trường hợp sơ thẩm giải quyết chưa ổn thoả phải đưa lên cấp cao hơn thì phải được phép của Khâm sứ Trung Kì và Hội đồng phụ chính.
Triều Nguyễn khi muốn ban hành bất kì một loại văn bản nào có tính chất quan trọng hay mang tầm vĩ mô thì đều phải thông qua khâm sứ Pháp xét duyệt mới được công bố hoặc là Pháp sẽ yêu cầu triều đình phải ban hành một số điều lệnh, khoản dụ với mục đích mượn danh triều đình thì triều đình cũng phải. Ngày 06/11/1925 Hội đồng phụ chính đã cùng với toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Monguillot ký với nhau bản quy ước 06/11/1925 trong đó quy định: mọi vấn đề có liên quan đến công việc cai trị, tổ chức các công sở, đến việc tuyển dụng tăng giám quan lại các cấp của Nam triều…đều nằm trong tay khâm sứ Trung Kỳ. Ông Hector sẽ được tham dự các buổi họp của Hội đồng cơ mật bàn về những vấn đề thuộc tài chính công chính, cảnh sát ở Trung Kỳ và ông có thể chỉ định các công chức Pháp dưới quyền ông để giúp đỡ các vị thượng thư bộ công và bộ binh”2.Đây cũng là một bước quan trọng trong âm mưu của Pháp cài đặt người giám sát vào cơ quan triều đình Huế.
Đối với các quan lại, lệ Thành Thái năm thứ 11 quy định rằng: “phàm các vụ có dính đến việc giao thiệp quan trọng phải hội thương thì tất cả văn kiện của các bộ hoặc là tờ tư hoặc là tờ lục cùng với văn kiện của các tỉnh hoặc là tờ tư hoặc là tập tấu đều do nha kinh lươc nhận mà phát hành”10.
Để thực hiện quyết định này ngày 16/08/1884 tướng Millot tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp lúc đó đã phaí Guerier đem 600 lính và 2 cỗ pháo tới Huế uy hiếp triều đình và hẹn sau 12giờ đồng hồ phải tổ chức lại lễ đăng quang. Từ năm 1897 Hội đồng phủ tôn nhân bị đặt dưới sự chủ toạ của khâm sứ Pháp nên việc phế lập ngôi vua đều phải dưới sự giới thiệu của toàn quyền Đông Dương , được Hội đồng bộ trưởng Pháp nhất trí tán thành và được chính phủ Pháp duyệt y. Trong khoản 7 của Hiệp ước Patenotre ghi rừ: “ cỏc quan tỉnh bản xứ vụ luận thuộc cấp nào sẽ tiếp tục cai trị dân trong hạt, dưới quyền kiểm soát của các quan công sứ, nhưng họ sẽ bị cách chức ngay sau khi nhà cầm quyền Pháp yêu cầu”2 và trong bức điện của Bộ trưởng chiến tranh ngày 13/08/1885 có khẳng định “ không được bổ nhiệm hay bãi miễn một phụ chính, thượng thư, quan lại cao cấp dân vụ hay quân sự nào nếu không có sự đồng ý trước của quan toàn quyền.
Pháp có thể đưa vào hệ thống quan lại triều đình những tên thân Pháp từ đó sử dụng chúng như những công cụ thống trị và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.Tiêu biểu là Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Thân…. Như vậy đối với triều đình nhà Nguyễn cùng với sự mất vai trò trong những công việc vốn thuộc về quyền uy của mình như tấn phong, phế lập vua, quyền bổ nhiệm, bãi chức, khen thưởng quan lại, ban hành luật pháp thì đó cũng có nghĩa là chính quyền quân chủ ấy càng lún sâu vào tính chất bù nhìn, mất tự chủ. Chính giặc Pháp đã thú nhận rằng việc đàn áp thành công các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Cao ở ngoài Bắc, của Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân trong Trung kì là công lao của các “đội thân binh” của triều đình Đồng Khánh do bọn Hoàng Cao Khải, Lê Hoan, Nguyễn Thân chỉ huy.
Theo thống kê trong “Đại Nam thực lục”, khi đề đốc Đại Pháp đem binh tiến đánh, thường được thắng trận vua đã ban cấp cho viên tướng ấy “một chiếc kim thánh, một đồng kim tiền, chuẩn cho viện cơ mật viết thư gửi tặng để yên ủi”3. “Lệ năm Thành Thái thứ 17, toàn quyền Pháp chỉnh đốn ngạch lính trừ bị và những lính có sung vao ban nào, đôi khi có tên nào mạnh một(chết), lý trưởng xã ấy phải tấu trình ngay cho quan công xứ hay đại lý xét thực, rồi cho quan đạo binh sở quản xoá tên y ở trong sổ lính Pháp”13. Đây là những đội ngũ chó săn của Pháp và là công cụ mà Pháp thực hiện công cuốc thống trị Đại Nam, đội ngũ vua quan bán nước này với những hành động và những biểu hiện của nó đã chứng tỏ tính chất bù nhìn lệ thuộc vào chính quyền thực dân.
Tự Đức đã làm việc rất nhiều trong những thập kỷ cuối cùng của đời mình ông ta đã tham gia bàn bạc và quyết định hầu hết mọi việc từ lớn như chống Pháp, giữ đất đến như cho phép phát thóc kho tiền quỹ chẩn cấp dân đói… Khi Pháp nổ súng ở Đà Nẵng ông tỏ ý quyết đánh và lệnh cho các quan và quân “ dân trong kinh, ngoài các tỉnh tâu bày kế đánh hoả công”. Những cuộc khởi nghĩa lớn ở Trung Kì và Bắc Kì như Ba Đình , Bãi Sậy, Hương Khê… đều là những cuộc khởi nghĩa chống Pháp nằm trong kế hoạch kháng chiến do triều đình chủ chiến lưu vong phát động.Văn thân nói chung, bao gồm hàng ngũ quan lại tại chức cũng như về hưu và nhà khoa học. Do điều kiện hoàn cảnh lịch sử lúc đó mà những người này không trực tiếp bộc lộ một cách công khai lòng yêu nước, không đủ dũng khí một mình đối chọi với người khác nên hoặc là họ hoạt động bí mật, xúi giục dân chúng chống lại chính phủ bảo hộ và làm hại uy tín của nước Pháp.
Tiếp nối tinh thần đó là Thành Thái và Duy Tân là hai vị vua thấm đượm tinh thần yêu nước nên mặc dù trong hoàn cảnh bị chính quyền thực dân khống chế và o ép vẫn kiên cường tỏ thái độ chống lại phản kháng kiên quyết nên thà bị bắt bị đày đi đảo xa còn hơn giữ ngai vàng bù nhìn chịu khổ ải thân mình còn hơn chấp nhận thân phân nô lệ của nhân dân, nhưng với quyền lực cơ cấu chính quyền thực dân cùng với hệ thống chân rết của nó thì mọi cố gắng của những vị vua này đều không thành công. Đêm mùng 3 rạng ngày 4/5/1916 , vua Duy Tân bí mật rời cung điện ra bến Phú Văn Lâu họp phiên cuối cùng với Trần Cao Vân , Thái Phiên và gần 50 thủ lĩnh nghĩa quân khác từ Quảng Nam, Đà Nẵng đễn để chuẩn bị khởi nghĩa xuống chiếu kêu gọi nhân dân binh lính, sĩ phu, quan lại nổi dậy kháng chiến chống Pháp23. Trong khoá họp thường kì năm 1916 của Hội đồng chính phủ Đông Dương khi đề cập đến sự kiện này bon cầm quyền thực dân đã nhận định như sau: “ Phần lớn bon chủ mưu là những văn thân đã can dự vào vụ 1908 và vẫn đang có liên lạc với những phần tử người Trung Kì đã trốn ra nước ngoài và bọn này cũng không ngừng bắt liên lạc với người của chúng còn lại ở Trung Kì hay đã trở lại Trung Kì.
Đứng đầu đôi ngũ đó là những vị vua có tinh thần chống Pháp như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân và những người như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tương, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Cao, Đinh Công Tráng… Trước hết do phần lớn vua quan nhà Nguyễn là những trí thức Nho giáo, là người có nhân phẩm nên họ ý thức đầy đủ người cướp giật và thân phận bị cướp giật của mình.