MỤC LỤC
Nguồn vốn giành cho đầu tư giáo dục cũng có những chuyển biến về cơ cấu, hiện nay phần lớn nguồn vốn đầu tư cho giáo dục là từ ngân sách nhà nước, nhưng trước những thay đổi của bối cảnh quốc tế, cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước, gia tăng tỷ trọng nguồn vốn của các cá nhân tổ chức trong nước và ngoài nước, giảm gánh nặng của nhà nước và tăng chất lượng đào tạo, đổi mới hệ thống cơ sở vật chất. Có thể thấy, việc bỏ ra chi phí để đào tạo một con người bắt đầu tư khi cho trẻ đi học mẫu giáo rồi trải qua các bậc học tiểu học, trung học, đại học; sau các bậc học này mới có thể thấy người công dân đó cống hiến được những gì cho xã hội; và những cống hiến này cũng rất khó để lượng hóa được thành các con số doanh thu, lợi nhuận, NPV…để đánh giá xem dự án đầu tư đó có hiệu quả hay không hiệu quả.
• Đối với giáo dục thường xuyên (GDTX), trong những năm vừa qua các địa phương đã chú trọng việc quản lý và cấp phát chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; đầu tư thiết bị dạy học tối thiểu, tăng cường cơ sở vật chất, trang bị thêm phòng học máy vi tính cho các trung tâm GDTX; các trung tâm giáo dục thường xuyên là nơi có giáo viên giảng dậy không ổn định, hầu hết là các giáo viên từ các trường THPT trong địa phương, vì vậy cần có những chính sách để thu hút các giáo viên dậy ở các trung tâm GDTX. Sau một thời gian thực hiên đề án “xây dựng xã hội học tập”, một số mục tiờu trong đề ỏn đó được thực hiện và đem lại hiệu quả rừ rệt như: phỏt triển, mở rộng hệ thống GDTX, trung tâm GDTX và trung tâm học tập cộng đồng; đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục ngày cang đáp ứng được nhu cầu học tập của nhiều đối tượng trong xã hội thiết thực phục vụ sự phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, truyền thông và dịch vụ.
Trong bậc đào tạo này thời lượng đào tạo thực hành chiếm từ 50 đến 75 % tổng thời lượng của toàn bộ chương trình, chính vì vậy trong thời gian qua, nhiều trường TCCN thuộc các ngành kỹ thuật đã mời doanh nghiệp tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến về chương trình đào tạo. Bao gồm: Chi chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo: Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dậy (hoàn thiện sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu dậy học tự chọn…), đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường (tăng cường năng lực đào tạo cán bộ tin học, đào tạo giáo viên, mua sắm thiết bị, phần mềm, tài liệu tham khả cho dạy tin học một số khoa công nghệ thông tin của các trường đại học, cao đẳng nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin…), đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, hỗ trợ giáo dục miêng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học (cải tạo, sửa chữa, xây dựng, tăng cường trang thiểt bị - đầu tư theo chiều sâu), chi cho một số chương trình mục tiêu quốc gia khác (chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, dự án phòng chống ma túy trong trường học, chương trình phòng chống tội phạm…).
• Chi chương trình mục tiêu quốc gia, phần chi này thường chiếm khoảng 5,83% trong tổng ngân sách nhà nước giành cho giáo dục và đào tạo. Đây là khoản chi mới phát sinh trong những năm gần đây bao gồm chi đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài, chi quản lý trong nước, đào tạo phối hợp, bồi dưỡng ngoại ngữ….
Giáo dục mầm non: Từ sau khi có quyết định 161/ 2002/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, giáo dục mầm non đã có bước phát triển, cơ bản đã giải quyết được khó khăn cho các xã trắng về giáo dục mầm non, mạng lưới và loại hình trường, nhất là mầm non dân lập và tư thục được mở rộng, số trẻ huy động đến trường, lớp mầm non ngày càng gia tăng, nhất là mẫu giáo 5 tuổi. Lượng vốn ngân sách nhà nước giành cho các địa phương không phải được phân chia đều cho 64 tỉnh thành phố trong cả nước mà được phân chia theo các tiêu chí như: nhu cầu về vốn của từng địa phương, các chương trình dự án quan trọng cần phải thực hiện, các khu vực có hoàn cảnh điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (miền núi, vùng dân tộc ít người).
Việc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án được thực hiện từ ngay đầu năm kế hoạch theo đúng quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; được thực hiện công khai, đúng quy định, theo hướng dẫn; các đơn vị, dự án đều thực hiện kế hoạch vốn đầu tư được giao đúng nội dung, địa điểm và đúng cơ cấu vốn đầu tư, các dự án hoàn thành được sử dụng có hiệu quả phát huy tác dụng đối với nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Vốn ngân sách đã được thực hiện đầu tư phát triển các trường đại học có trọng điểm (Đại học Huế, Đaị học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ), các trường sư phạm (Trường đại học Quy Nhơn, Đại học sư phạm Đồng Tháp, Cao đẳng sư phạm Trung Ương 3, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh) và các trường thuộc khu vực kinh tế khó khắn (Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên).Trong đó, nguồn vốn sẽ được tập trung vào các công trình sẽ được đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch và chú trọng hỗ trợ phát triển cho các vùng dân tộc, vung khó khăn nhằm đảm bảo cho việc tăng quy mô đào tạo tai chỗ cho các vùng này; đã đưa vào sử dụng 241.060,5 m2 nhà lớp học, thư viện, nhà luyện tập và thi đấu thể thao, ký túc xá sinh viên… phục vụ tốt cho việc giảng dậy và học tập của các khu vực.
Về cơ sở vật chất nói chung của toàn ngành tuy đã có nhiều cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lên của xã hội, điều kiện về trường lớp, thiết bị giảng dậy, thư viện… chưa đáp ứng yêu cầu giảng dậy cho học sinh, sinh viên, định mức giáo dục trên đầu người chưa cao.Về đầu tư ký túc xá sinh viên: Trong những năm qua việc đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng mức đầu tư (trung bình từ 15 – 17 %), vì nhu cầu đầu tư ký túc xá sinh viên là rất lớn, trong tổng số sinh viên có khoảng 70 – 80 % sinh viên có nhu cầu về chỗ ở nội trú, nhưng trong thực tế mới chỉ đáp ứng được 22 % số sinh viên hệ chính quy tập trung và chỉ là các đối tượng chính sách, còn lại đa số sinh viên phải tự thuê chỗ ở gây ra tình trạng học tập và sinh hoạt bị ảnh hưởng rất nhiều. Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập trước hết là do những yếu tố chủ quan, trình độ quản lỹ giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch hóa tập tủng sang thị trường định huwongs xã hội chủ nghĩa, chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội, chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý, chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn.
Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngành giáo dục; chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó, những chậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương… cũng là những yếu tố cản trở việc giai quyết những vướng mắc của ngành giao dục trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.
(Nguồn: Vụ tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ KH-ĐT) Sự bất cập giữa tốc độ tăng số lượng các cơ sở đào tạo và kết quả đầu tư đã làm cho các trường đại học chuyên nghiệp, trung cấp và dạy nghề (kể cả trường trung ương và trường địa phương) lâm vào tình trạng nghèo nàn, yếu kém và tụt hậu về hạ tầng kỹ thuật, cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo như hiện nay. Vì vậy, yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở đào tạo đặt ra trong thời gian tới là phải đồng bộ, bao gồm cả đất đai, nhà cửa và các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, phát triển chương trình đào tạo.
Sau khi gia nhập WTO Việt Nam chịu tác động rất nhiều ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước không chỉ đơn thuần bao gồm các doanh nghiệp trong nước hoạt động và cạnh tranh với nhau mà đã xuất hiện rất nhiều thành phần kinh tế nước ngoài tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế, chính vì vậy việc ban hành chính sách ngày càng đòi hỏi có sự khách quan đảm bảo quyền lợi của tất cả các thành phần kinh tế, không những vậy cơ chế chính sách của Việt Nam cần phải có yếu tố kích thích sự phát triển của các thành phần kinh tế. - Các đơn vị chịu trách nhiệm lập kế hoạch về phân bổ vốn đầu tư các năm, quy hoạch trường lớp, định hướng phát triển ngành học cần mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội… tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.