MỤC LỤC
Với mục đích như vậy, kiểm tra và đánh giá hoạt động dịch vụ y tế là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động dịch vụ y tế, song các phương pháp kiểm tra và đánh giá trở lên phức tạp vì dịch vụ y tế là hàng hoá công cộng được cung cấp cho tất cả mọi người trong xã hội nên không có giá cả trong thị trường. Đánh giá hoạt động dịch vụ y tế chỉ là một trong những phương tiện cú sẵn và cú ớch làm cho sự lựa chọn trở lờn rừ ràng hơn, tạo cho chúng ta khả năng sử dụng tốt nhất nguồn lực khan hiếm.
Nếu phải làm dịch vụ y tế chất lượng cao, họ chỉ quan tâm tới việc trang bị tivi, tủ lạnh, máy điều hoà cho một vài phòng bệnh chứ không ý thức xây dựng một chiến lược thông qua liên kết, quảng bá, tiếp thị nhằm thu hút bệnh nhân nước ngoài, Việt kiều hoặc người có điều kiện tài chính muốn được chữa trị và chăm sóc đúng mức. Dịch vụ y tế Việt Nam có truyền thống rất lâu đời và có nhiều thành tích tốt đẹp được thế giới ghi nhận như tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, kết hợp tốt hai nền y học cổ truyền và hiện đại, giải quyết tốt đại dịch SARS và dịch cúm gia cầm, thực hiện tốt ghép tạng trong điều kiện hết sức thiếu thốn và khó khăn.
Lãnh đạo chính quyền tỉnh, thành phố có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, cung cấp nguồn lực, huy động các ban ngành, đoàn thể và nhân dân tham gia phòng chống dịch và các chương trình như cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường. Sớm hoàn thành quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh, chuẩn hoá các phương tiện và kỹ thuật thường quy, sử dụng có hiệu quả và khai thác hết công xuất các thiết bị trong chuẩn đoán và điều trị.
Xác định nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng tăng, nhất là các dịch vụ y tế chất lượng cao, TP.HCM đã bắt đầu từ những thế mạnh sẵn có là phụ sản, hỗ trợ sinh sản, thẩm mỹ, nha khoa sau đó mở rộng sang một số lĩnh vực khác. Tại TP.HCM có hai trung tâm cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao đó là Trung tâm Medic Bình Tân, bệnh viện Chợ Rẫy đang được đầu tư dự án PET-CT có chức năng sản xuất chất đồng vị phóng xạ dùng chẩn đoán ung thư.
Để năng cao cả về số lượng và chất lượng thuốc cổ truyền cần có đầu tư về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn dược liệu nhằm đáp ứng đủ về số lượng thuốc, nâng cao kỹ thuật chế biến, chất lượng bảo quản, thuận tiện trong cung ứng và sử dụng thuốc cổ truyền. Đối với lĩnh vực y tế dự phòng: Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh gây ra; bao gồm các nội dung: phòng chống dịch chủ động tích cực, không để dịch lớn xảy ra, kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm nhất là các dịch bệnh mới phát sinh, phòng chống các bệnh không lây nhiễm, tai nạn thương tích, kiềm chế tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS. Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thành phố trực thuộc tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc sở Y tế, chịu sự quản lý Nhà nước của ủy ban nhân dân huyện và sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của các trung tâm thuộc hệ dự phòng, các trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị cho trạm y tế nhằm tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của trạm y tế xã, đảm bảo 40% số bệnh nhân được điều trị bằng y học cổ truyền tại trạm y tế, 100% số trạm thực hiện KCB cho người có thẻ BHYT. Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng ở cấp xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện dễ dàng cho người dân sống ở cộng đồng được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ sinh sản mỗi khi có nhu cầu với chất lượng và hiệu quả ngày càng tốt hơn. Bệnh viện gồm các phòng chức năng, phòng chỉ đạo tuyến, các khoa điều trị, khoa dược cổ truyền, khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao hỗ trợ cho công tác chẩn đoán và điều trị, kết hợp kỹ thuật y học cổ truyền với kỹ thuật y học hiện đại.
(3) Để có kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, tuyển dụng và nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực phòng và chữa bệnh nhằm khơi dậy tiềm năng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ y tế, ngành y tế Hải Dương cần phải huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các. Theo sự phân tuyến của Bộ y tế về kỹ thuật, các cơ sở y tế cần xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng tuyến, xây dựng danh mục thuốc phù hợp với nhu cầu bệnh viện, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước, chống lãng phí và lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc đắt tiền. Ngoài ra, các cơ sở y tế cần bổ xung thêm một số kỹ thuật của tuyến trên nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trên địa bàn.Ví dụ các bệnh viện tuyến huyện nên trang bị máy Siêu âm màu để chuẩn đoán hình ảnh chính xác, đây cũng là giải pháp để làm giảm sự quá tải của các bệnh viện tuyến trên.
Kinh phí để xây dựng khoa phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu và thực hiện các dịch vụ y tế chất lượng cao có thể huy động trong tầng lớp cán bộ nhân viên tại cơ sở khám chữa bệnh, viện phí thu dựa trên chi phí và khấu hao trang thiết bị đã đầu tư, cần được UBND tỉnh phê duyệt nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và tăng thu nhập trong cán bộ nhân viên. Để có kinh phí phát triển dịch vụ y tế theo hướng xã hội hoá y tế cần tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực từ ngân sách trung ương và hợp tác quốc tế, huy động vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị y tế. Thường xuyờn theo dừi giỏm sỏt và đỏnh giỏ kết quả hoạt động để đảm bảo thực hiện kế hoạch đúng tiến độ với chất lượng và hiệu quả cao: tăng cường giám sát việc thực hiện các văn bản, luật, pháp lệnh… về sức khoẻ như Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Dược, Pháp lệnh hành nghề y tế tư nhân, Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS..; tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác kiểm nghiệm dược phẩm đảm bảo không có thuốc giả, thuốc kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
Đối với các khoa Dược trong tất cả các đơn vị sự nghiệp y tế, bao gồm hệ thống các bệnh viện, hệ thống các đơn vị y tế dự phòng từ tỉnh tới cơ sở cần phải tạo nâng cấp hệ thống, thực hành tốt bảo quản thuốc và quản lý sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Và vấn đề cần quan tâm nữa đó là cần tăng cường đào tạo, thu hút cán bộ, phát triển nhân lực Dược đáp ứng nhu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay công nghệ thông tin trong nước và trên thế giới đã phát triển một cách vượt bậc, những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại không chỉ giúp cho các nhà quản lý trong tất cả các thành phần kinh tế mà cho cả người dân tiếp cận nhanh hơn với tin tức, thời sự của đời sống xã hội.
Xây dựng wedside các dịch vụ y tế mà các cơ sở y tế trên địa bàn có khả năng đáp ứng. Công khai hoá các chi phí cần chi trả khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu, kể cả việc chỉ định bác sỹ khám chữa bệnh.