MỤC LỤC
+ DDSD: Diện tích sử dụng là diện tích các phòng làm việc,vệ sinh,hành lang,cầu thang, sảnh và kho….
KẾT CẤU 60%
Vì vậy, khi cùng chịu tải trọng ngang thỡ độ cứng của cỏc cột rất nhỏ so với độ cứng của lừi và vỏch cứng (vỏch và lừi chiếm đến 97% lực ngang tỏc dụng vào cụng trỡnh như tớnh toỏn ở trên đã chỉ ra). -Khi các cột hầu như chịu tải trọng đứng, thì khả năng chịu lực nén của cột tăng lên rất nhiều so với trường hợp chịu cả mô men uốn và lực dọc(dựa vào biểu đồ tương tác giữa mômen uốn và lực dọc tác dụng trên cột), do đó cùng một lực nén truyền xuống cột so với phương án dầm sàn thì tiết diện bê tông và cốt thép ít hơn nhiều. -Qua tính toán cho thấy, khối lượng bê tông sàn của phương án sàn phẳnggần bằng hoặc bé hơn so với sàn dầm, trong khi đó chiều cao lại giảm đáng kể, như vậy có thể giảm được đáng kể tải trọng ngang do gió bão tác động vào công trình(các tải trọng này tăng theo cấp số nhân theo độ cao).
-Sàn phẳng thi công nhanh, đơn giản, do dễ lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, các cốp pha không phải gia công các hình dạng phức tạp và bị cắt vụn(của dầm, cột). -Vai trò của hệ kết cấu sàn phẳng có dầm bẹt trong hệ kết cấu nhà nhiều tầng (sơ đồ khung chu vi) ảnh hưởng đến độ cứng ngang ít hơn so với hệ kết cấu sàn phẳng hay sàn phẳng có bản đầu cột độc lập.
THI CÔNG 20%
Ngày nay với công nghệ thi công đất đã có rất nhiều tiến bộ chủ yếu nhờ vào các máy móc thiết bị thi công hiện đại và các quá trình thi công hợp lý cho phép thi công được những công trình phức tạp, ở nhũng địa hình khó khăn. - Toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu thiết kế (độ sâu đặt móng), có thể dùng phương pháp đào thủ công hay đào máy phụ thuộc vào chiều sâu hố đào, tình hình địa chất thuỷ văn, vào chiều sâu hố đào, tình hình địa chất thuỷ văn, vào khối lượng đất cần đào và nó còn phụ thuộc vào thiết bị máy móc, nhân lực của công trình. - Để đảm bảo cho hệ hố đào không bị sụt lở trong quá trình thi công người ta dùng các biện pháp giữ vách đào theo các phương pháp truyền thống nghĩa là ta có thể đào theo mái dốc tự nhiên (theo góc ϕ của đất).
- Xét về mặt an toàn cho các công trình lân cận hay cho những công trình xây chen thì biện pháp này không khả thi, còn xét về chiều sâu hố đào khi quá lớn nếu dùng biện pháp này ta sẽ phải cử thành nhiều đợt, nhiều bậc và độ ổn định cũng như an toàn cho thi công trở nên phức tạp. - Đào đất theo độ dốc tự nhiên: phương pháp này chỉ áp dụng khi hố đào không sâu, với đất dính, góc ma sát trong ϕ lớn, mặt bằng thi công rộng rãi đủ để mở taluy mái dốc hố đào và để thiết bị thi công cũng như chứa đất được đào lên. Hố đào được đào thành nhiều bậc, mở rộng phía trên áp dụng cho trường hợp khi ván cừ không đủ dài để chống một lần hoặc khi hố đào quá sâu, thi công đào đất bằng phương pháp thủ công và khi có yêu cầu hố đào phải thông thoáng để thi công tầng hầm.
Dùng cừ có chống khi cột chống không ảnh hưởng đến thi công tầng hầm, còn khi có sự đòi hỏi thoáng đãng trong hố đào để thi công tầng hầm ta phải dùng neo, neo này được neo trên mặt đất. Cụ thể là khi chiều sâu hố đào H ≤ 4m, ta dùng máy đào gầu nghịch dung tích gầu phổ biến là 0,15m3 đến 0,5m3 nó có ưu điểm là đứng trên đào xuống thấp nên có thể đào những nơi có nước và việc đưa vật liệu lên ô tô là dễ dàng, nhanh gọn. Để thi công đạt năng suất cao người ta phải chọn dụng cụ thích hợp đồng thời cũng phải tìm cách giảm khó khăn cho thi công như tìm cách giảm khó khăn cho thi công cũng như làm tăng hoặc giàm độ ẩm của nền đất hoặc làm khô mặt bằng.
⇒ So sánh giữa hai phương pháp ta có thể kết luận phương pháp dùng cột dầm để chống đỡ hố đào dễ thực hiện song nó sẽ gây nhiều cản trở cho thi công trình tầng hầm, chỉ cần những sơ suất nhỏ có thể xẩy ra sự cố đáng tiếc. Khi bê tông đạt cường độ yêu cầu, người ta tiến hành đào đất qua các lỗ cầu thang giếng trời cho đến cốt của tầng thứ nhất thì dừng lại, sau đó lại tiếp tục đặt cốt thép đổ bê tông sàn tầng hầm. - Tiến độ thi công nhanh, qua thực tế một số công trình cho thấy để có thể thi công phần thân công trình chỉ mất 30 ngày, trong khi với giải pháp chống quen thuộc mỗi tầng hầm (kể cả đào đất, chống hệ dầm tạm, thi công phần bê tông) mất khoảng 45 đến 60 ngày, với nhà ó 3 tầng hầm thì thời gian thi công từ 3 - 6 tháng.
- Để thi công, ta đào trước các đốt hào đến cao trình thiết kế (-1,5 m), nền của hố đào phải được làm phẳng và đầm chặt, sau đó dùng cần trục cẩu các tấm tường định vị đã được đúc sẵn vào vị trí làm việc của nó. + Nhược điểm: do mối nối nửa trụ nên không thường xuyên đảm bảo tính thấm bởi vì sai lệch của vách hào so với phương thẳng đứng, do thành hào không phẳng, có thể có lồi lừm nờn ống vỏch khụng ộp sỏt vào đất nờn khi đổ bờtụng thỡ bờtụng cú thể chảy sang đốt bên cạnh làm mối nối bị rỗ. Khung cốt thép được chế tạo trên công trường, chiều dài mỗi khung thép là 8 m, độ cứng của khung thép được bảo đảm để khi nâng và lắp khung sẽ không bị bến dạng, không thay đổi kích thước hình học của khung.
Từ các phân tích trên cùng với sự ứng dụng thực tế và mức độ có mặt thực tế công nghệ trên thị trường Việt Nam hiện nay ta chọn phương pháp thi công tạo lỗ bằng gầu xoay kết hợp với dung dịch vữa sét Bentonit giữ vách hố khoan. Để đảm bảo cho việc thi công được an toàn ,cũng như đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công thì trước khi thi công các công tác khác ta phải tiến hành vệ sinh mặt bằng công trình :dọn cỏ rác ,chuẩn bị tuyến giao thông cho xe vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công và việc lưu thông trên. Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi việc bảo đảm đường kính và độ thẳng đứng của cọc là điều then chốt để phát huy được hiệu quả của cọc, do đó ta cần đo kiểm tra cẩn thận độ thẳng đứng và đường kính thực tế của cọc.
Thông thường buộc cốt thép ngay tại những vị trí gần hiện trường thi công sau đó khung cốt thép được sắp xếp và bảo quản ở gần hiện trường, trước khi thả khung cốt thép vào lỗ lại phải dùng cần cẩu bốc chuyển lại một lần nữa. Muốn vậy,việc bố trí cốt chủ, cốt đai cốt đứng khung, phương pháp buộc và thiết bị buộc, độ dài của khung cốt thép.Biện pháp đề phòng khung cốt thép bị biến dạng, việc thi công đầu nối cốt thép, lớp bảo vệ cốt thép..đều phải được cấu tạo và chuẩn bị chu đáo. Trình tự buộc như sau: Bố trí cự ly cốt chủ như thiết kế cho cọc sau khi cố định cốt dựng khung, sau đó sẽ đặt cốt đai theo đúng cự ly quy định.Có thể gia công trước cốt đai và cốt dựng khung thành hình tròn, dùng hàn điện để cố định cốt đai, cốt giữ khung (cốt giá) vào cốt chủ, cự ly được người thợ điều chỉ cho đúng.
+ Lồng thép được đặt đúng đáy đài nhờ 3 thanh thép 16 đặt cách đều theo chu vi lồng thép, đầu dưới liên kết với cốt dọc , đầu trên được hàn vào thành ống vách và được cắt rời khỏi thành ống vách khi công tác đổ bê tông hoàn tất. Máy bơm được tính toán như là một phương án dự phòng trong trường hợp mặt bằng thi công cọc bị bùn lầy … xe đổ bê tông không thể vào tận nơi mà chỉ có thể đứng ở vị trí thích hợp trên đường để đổ bê tông , trong trường hợp này nhất thiết phải dùng máy bơm bê tông để thi công. Cũng có thể đem mẫu để nén để thử cường độ của bê tông.Tuy phương pháp này có thể đánh giá chính xác chất lượng bê tông tại vị trí lấy mẫu, nhưng trên toàn cọc phải khoan số lượng khá nhiều nên giá thành cao.