MỤC LỤC
Khi quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng được thiết lập cũng là lúc nhu cầu của cả hai bên đã được đáp ứng, với ngân hàng là hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, với doanh nghiệp thì nhu cầu vốn được đáp ứng nên mối quan hệ này ngày càng được hai bên quan tâm nhằm phát triển, mở rộng hơn nữa hoạt động này. Thông qua doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với các DNVVN liên tục tăng đều qua các năm cho thấy vốn TD ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhờ có vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên ở các doanh nghiệp, thực hiện chiến lược Marketing nhằm giới thiệu và khuyếch trương sản phẩm, tham gia cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường… Có được những điều kiện quyết định như vậy sẽ là cơ sở để đem lại thành công, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với ngân hàng cũng như bạn hàng và khách hàng được đánh giá cao. Vốn TD ngắn hạn của NHNoTT là nguồn bổ sung quan trọng cho nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh theo mùa vụ, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp hay các sản phẩm của ngành thương nghiệp phục vụ các ngày lễ, tết.
Khi ngân hàng cấp TD cho các DNVVN cũng có nghĩa là cả hai đã cùng đi trên một con thuyền, vì vậy cả hai đã cùng nhau xây dựng kế hoạch hoạt động và ngân hàng là một nhà tư vấn miễn phí nhưng rất hiệu quả do NHNoTT luôn có kinh nghiệm và sự nhạy bén với môi truờng hoạt động xung quanh. Hơn nữa, quan hệ với NHNoTT không chỉ một doanh nghiệp mà còn có rất nhiều các đối tượng khác nên ngân hàng thường xuyên nắm bắt được những thông tin thị trường nhanh nhất, chính xác nhất nên có quan hệ TD với ngân hàng, doanh nghiệp đã được NHNoTT cung cấp thông tin kịp thời, mà điều này là cực kỳ quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Bên cạnh những hiệu quả đối với các DNVVN, tuy rằng hoạt động TD của NHNoTT vẫn hạn hẹp trong một số DNVVN nhất định nhưng dư nợ TD khối doanh nghiệp này vẫn quan trọng và chiếm ưu thế trong tổng dư nợ TD toàn ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng do sự thành lập mới nhiều DNVVN và khả năng thu hút khách hàng của NHNoTT.
Việc mở rộng TD với các DNVVN đã tạo thêm thu nhập cho NHNoTT, kích thích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc, thực hiện đa dạng hoá hoạt động TD, thu hút nhiều đối tượng tham gia quan hệ TD với ngân hàng nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh. Do các DNVVN có quy mô nhỏ nên vốn bổ sung của họ cho sản xuất kinh doanh cũng không nhiều vì vậy những khoản NHNoTT cho vay thường có số lượng không bằng cho vay các doanh nghiệp có quy mô lớn khác nên khi cấp TD cho các DNVVN thì nguồn vốn TD cũng không ảnh hưởng lớn đên cơ cấu vốn và nếu có rủi ro xảy ra thì tổn thất ngân hàng gánh chịu cũng không bằng các rủi ro nếu xuất phát từ cho vay doanh nghiệp lớn. NHNoTT đã quan tâm thực hiện chính sách TD đối với các DNVVN, trong đó chú trọng vào các ngành sản xuất sản phẩm phục vụ nông nghiệp, một mặt phát triển kinh tế huyện Thanh Trì, một mặt thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Cùng với NHNO & PTNT Việt Nam, NHNoTT luôn bám sát các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời nắm bắt những biến động trên thị trường, điều hành một cách linh hoạt trong các nghiệp vụ kinh doanh giúp ngân hàng đứng vững trong cơ chế thị trường.
Về quy trình TD: việc chấp hành quy trình TD chưa được coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với cả ngân hàng và khách hàng nên nhiều món vay ngân hàng không dựa vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà lại quan tâm đến sự thân quen hay hình thức sở hữu nên có doanh nghiệp làm ăn tốt lại không được cấp vốn trong khi nhiều doanh nghiệp làm ăn phi pháp hoặc không hiệu quả lại được ngân hàng cho vay. Thủ tục cho vay còn rườm rà, mang nặng tính hình thức, nhiều loại giấy tờ, mẫu biểu không thực sự cần thiết, quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn mang tính thủ tục, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro nhưng không phát hiện kịp thời để xử lý. Tuy nhiên, với những tài sản thế chấp này khi có rủi ro xảy ra, ngân hàng cũng khó thu hồi được, nếu là tài sản của các doanh nghiệp nhà nước thì không được cấp trên của doanh nghiệp ủng hộ bàn giao, còn với dây chuyền, công nghệ thì hầu hết lạc hậu, cũ kỹ, việc xử lý khó khăn, giá trị thu hồi thấp so với dư nợ.
Về năng lực, phẩm chất của cán bộ TD: cán bộ TD của NHNoTT hầu hết có kinh nghiệm trong nghiệp vụ nhưng năng lực hiểu biết về kinh tế thị trường, kỹ thuật máy móc còn hạn chế đặc biệt khi công nghệ hiên đại, tiên tiến đang ngày càng phổ biến nên nhiều dự án có nội dung kinh tế kỹ thuật phức tạp, cán bộ TD không có đủ trình độ chuyên môn để đánh giá, xác định hiệu quả kinh tế, dễ dẫn đến việc đánh giá sai kéo theo việc cấp TD cũng có thể gặp rủi ro. Chính sách và cơ chế kinh tế vĩ mô của nhà nước trong thời gian qua thường xuyên thay đổi như: chính sách đầu tư, chính sách lãi suất, chính sách đất đai, chính sách xuất nhập khẩu…Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện còn chồng chéo làm cho môi trường kinh doanh của cả ngân hàng và doanh nghiệp không ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện hỗ trợ thích đáng các DNVVN như việc không cung cấp đầy đủ vốn điều lệ cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều so với vốn tự có dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp.
Về vấn đề vĩ mô là như vậy còn xét về môi trường pháp lý cho hoạt động TD riêng cũng còn nhiều bất cập như: các chủ sở hữu tài sản không được các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản cấp giấy tờ sở hữu kịp thời nên việc thế chấp hoặc cầm cố tài sản để vay vốn ngân hàng gặp khó khăn. Hay việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay, thông thường khi kiểm tra, xét xử hành vi gây thất thoát vốn của người cho vay các cơ quan pháp luật hay khép tội cho cán bộ TD ngân hàng nên cán bộ TD thường có tâm lý co cụm, đó là vì hiệu lực của các cơ quan luật pháp chưa đáp ứng nhu cầu về việc giải quyết các vấn đề về tố tụng hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp…. Một số doanh nghiệp do năng lực quản lý tài chính và trình độ kỹ thuật còn yếu kém, sản xuất kinh doanh chịu áp lực cạnh tranh gay gắt của hàng nhập lậu, trốn thuế, sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh, sản xuất đình trệ, làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng như công ty bao bì của Bộ thương mại.
Do các doanh nghiệp không có đủ tài sản thế chấp hợp pháp, mặc dù đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định trong cho vay mà nó chỉ là giải pháp tình thế, là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho khoản vốn vay, phòng nhừa rủi ro khi dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, rủi ro ngoài dự kiến, hoạt động kinh doanh không hiệu quả.