Thực tế áp dụng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội

MỤC LỤC

Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội 1 Một số vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán tập hợp chi phí sản

  • Hạch toán chi phí sản xuất

    Công ty có ba phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng Viên, phân xưởng Mắt, phân xưởng Đông dược, mỗi phân xưởng sản xuất các loại sản phẩm có tính chất tương tự nhau, quy trình sản xuất thuốc khá đơn giản, các loại thuốc được sản xuất theo công thức có sẵn, sử dụng vật tư theo định mức kỹ thuật do phòng kỹ thuật quy định do đó chi phớ sản xuất được theo dừi, tập hợp theo từng sản phẩm, cuối thỏng kế toỏn chi phớ giá thành tập hợp, phân bổ các chi phí để tính giá thành. Các bộ phận thuộc đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là các sản phẩm do phân xưởng Viên, phân xưởng Mắt, phân xưởng Đông Dược hoàn thành và một số ít các sản phẩm được sản xuất thử của phòng nghiên cứu sản xuất nhỏ. Để phù hợp với đối tượng tập hợp, công ty áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, với kỳ hạch toán là hàng tháng, do đó đã đáp ứng được nhu cầu theo dừi phỏt sinh thường xuyờn của cỏc yếu tố chi phớ sản xuất.

    Hàng ngày, căn cứ vào phiếu xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng và phiếu nhập để tính khối lượng nguyên vật liệu thừa nhập trở lại kho, kế toán lập phiếu sản xuất đồng thời nhập thành phẩm hoàn thành từ phân xưởng vào kho và lập phiếu nhập kho. Sau đó kế toán chi phí sản xuất và giá thành thực hiện tập hợp chi phí sản xuất vào các tài khoản phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí vào tài khoản chi phí sản xuất dở dang cho thành phẩm và bán thành phẩm. Do mỗi sản phẩm của công ty có một công thức sản xuất riêng, quy định sản phẩm được cấu thành bởi những nguyên vật liệu chính riêng biệt, nên mỗi sản phẩm có một mẫu phiếu sản xuất cố định, trờn đú ghi rừ cỏc thành phần cấu thành và đơn vị tớnh tương ứng.

    Dựa trên các phiếu xuất kho đã được lập, kế toán lên bảng kê phiếu xuất do (máy tính tự lên), liệt kê tất cả các sản phẩm mà công ty sản xuất trong kỳ cùng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao tương ứng. Cuối tháng ghi sổ cái TK 621 (hay sổ tổng hợp), khi tập hợp được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tất cả các sản phẩm, kế toán chi phí giá thành tiến hành kết chuyển vào TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phân bổ chi tiết cho sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm. Để theo dừi và tập hợp chi phớ nhõn cụng trực tiếp, cụng ty sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp và các loại sổ sách như sổ chi tiết TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, Sổ tổng hợp TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

    Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào tài liệu như bảng tổng hợp tiền lương, các bảng tính tiền phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút do phòng Tổ chức hành chính cung cấp, căn cứ vào hệ số tiền lương của cán bộ công nhân viên để tính và trích BHXH, BHYT, KPCĐ, phân bổ hợp lý tiền lương và các khoản trích theo lương vào các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Các chi phí phát sinh ở tổ in phun, phòng kỹ thuật, phòng kiểm nghiệm, ban cơ điện, nghiên cứu và sản xuất nhỏ, các khoản lương cho cán bộ quản lý phân xưởng, lương học việc, lương hợp đồng, chi phí ăn ca của các bộ phận theo quy định của công ty được tính vào chi phí sản xuất chung. + Chi phí phải trả: là các khoản thực tế đã phát sinh nhưng chưa được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này như công cụ dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần, giá trị sửa chữa nhà xưởng trong thời gian dài, tiền thuê đất, dịch vụ mua ngoài trả trước… Cỏc khoản chi phớ này được theo dừi trờn tài khoản 142 – Chi phớ.

    Sau khi tập hợp xong chi phí sản xuất chung cho toàn công ty, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm cụ thể theo cách tính đã đề cập ở trên, kết quả của quá trình phân bổ được thể hiện trên bảng tính giá thành. Sau khi xác định được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và tính tổng giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ, lên sổ cái TK 154 – bằng cách lấy tổng giá trị các tài khoản đối ứng phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. (16) Đánh giá sản phẩm dở dang chủ yếu do kế toán phân xưởng thực hiện, trên cơ sở phiếu sản xuất và tình hình sản xuất thực tế tại phân xưởng, biết được sản phẩm nào có dở dang, sản phẩm nào không, vì có những trường hợp số lượng sản phẩm nhập kho nhiều hơn so với định mức kế hoạch đặt ra vào đầu tháng.

    Trong khi đó lô sản xuất số 11 chưa có sản phẩm hoàn thành nhập kho do đó số lượng sản sản phẩm dở dang cuối kỳ là số lượng sản phẩm kế hoạch của lô sản xuất số 11, giá trị dở dang cuối kỳ được xem là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu xuất cho sản xuất lô số 11, tương ứng với phiếu xuất kho 696.

    Bảng kê phiếu xuất này là tập hợp từ các phiếu xuất hay phiếu sản xuất 695, 696
    Bảng kê phiếu xuất này là tập hợp từ các phiếu xuất hay phiếu sản xuất 695, 696

    Tính giá thành sản phẩm

      Trong trường hợp, số lượng sản phẩm nhập kho nhỏ hơn số lượng sản phẩm kế hoạch, ta tính số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức (16) để từ đó tính ra giá trị dở dang cuối kỳ theo công thức (17). Báo cáo dở dang đầu kỳ là cơ sở để lên bảng tính giá thành từ đó tính ra chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Để tính được giá thành trước tiên ta phải xác định được đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tính chất của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

      Công ty CPDP Hà Nội với quy trình công nghệ đơn giản, chế biến liên tục, khối lượng sản phẩm lớn và ở mỗi thời gian nhất định trên dây chuyền sản xuất chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Kỳ tính giá thành sản phẩm của công ty được xác định là hàng tháng, cuối tháng kế toán chi phí giá thành tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, điều chỉnh định mức, lập kế hoạch sản xuất cũng như hạch toán chi phí tiêu thụ thành phẩm. Xuất phát từ quy trình sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành, công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.

      Cuối tháng, sau khi kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh vào bên Nợ TK 154, kế toán chi phí giá thành tiến hành đánh giá giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từ đó lập bảng tính giá thành cho toàn bộ các sản phẩm và thẻ tính giá thành cho từng sản phẩm. Để lập bảng tính giá thành, kế toán căn cứ vào Thẻ giá thành kỳ trước, Báo cáo sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ và Sổ chi tiết TK 621, 622, 627 để ghi số liệu vào các dòng thông tin trên bảng giá thành. Sau khi lên được Bảng tính giá thành cho toàn bộ các sản phẩm hoàn thành kế toán lên Thẻ giá thành cho từng sản phẩm cụ thể, công việc này do phần mềm kế toán tự động thực hiện theo yêu cầu của kế toán viên.

      Thẻ giá thành ngoài các thông tin về tổng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ cho sản phẩm thì thẻ giá thành còn chi tiết các chi phí cho từng loại nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm và tính tỉ trọng của các nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Như vậy Thẻ giá thành mang tính chất tổng hợp nên để biết các thông tin chi tiết về tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm thì phải dựa vào Bảng tính giá thành đã được lập trước đó. Tức là đó là cơ sở so sánh với mức kế hoạch đặt ra, định mức chi phí… để có những nhận định sát sao về tình hình chi phí sản xuất thực tế phát sinh tại công ty từ đó có những biện pháp quản lí chi phí, hạ giá thành sản phẩm thích hợp.

      BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
      BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH