Thủ tục kiểm toán trọng điểm trong phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính

MỤC LỤC

Gian lận và các vấn đề về gian lận

Khái niệm gian lận và các yếu tố cơ bản của gian lận

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 240 (ISA 240), thuật ngữ “gian lận” ( fraud) được dùng để chỉ các hành vi cố ý của một hay nhiều cá nhân, đó có thể là các thành viên trong BGĐ, HĐQT, các nhân viên hay các bên thứ ba, liên quan đến sự gian dối nhằm thu được những lợi ích không xứng đáng hay bất hợp pháp. Theo Hướng dẫn tìm hiểu về gian lận của Hiệp hội các cơ quan kiểm toán tối cao Nam Thái Bình Dương (South Pacific Association of Supreme Audit Institutions - SPASAI), gian lận là thuật ngữ chung, bao gồm tất cả các cách mà trí thông minh con người có thể nghĩ ra nhằm giành lợi thế hơn người khác bằng việc trình bày gian dối.

Phân loại gian lận

Chẳng hạn, ghi nhận sai giá trị của hàng hoá mua vào, không ghi nhận các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và giá trị hàng trả lại, bỏ qua việc ghi nhận giá vốn của hàng bán đã ghi nhận doanh thu hoặc ghi nhận giá vốn hàng bán của hàng gửi bán ; phản ánh hàng nhận ký gửi, giữ hộ là hàng tồn kho của doanh nghiệp; đánh giá sai giá trị hàng tồn kho khi tiến hành đánh giá lại hàng tồn kho. Khi mà Enron phải công bố việc từ năm 1997 công ty đã thua lỗ trên 500 triệu USD, những người trong cuộc đã kịp thời thu được những món lợi khổng lồ từ cổ phiếu công ty, cụ thể như ông Giám đốc điều hành đã thu lợi được 33.1 triệu USD, Giám đốc điều hành của ETrade đã bỏ túi gần 5 triệu USD cho tiền lương và thưởng, một khoản nợ vay gần 15 triệu USD được xoá và trên 9 triệu USD lợi nhuận từ quỹ hưu trí. Hành vi này có thể được thực hiện thông qua việc không ghi nhận các khoản thu được (chẳng hạn thủ quỹ hoặc nhân viên thu tiền tại quầy cất tiền vào túi riêng của họ mà hoàn toàn không mang tới máy tính tiền), hoặc ghi giảm các khoản doanh thu (ví dụ như: họ nhận. đầy đủ tiền thanh toán của khách hàng, nhưng trong sổ sách lại vẫn ghi là một khoản chiết khấu, giảm giá) hoặc nhân viên có thể đánh cắp tiền cùng với các chứng từ liên quan tới việc thanh toán của khoản tiền đó như phiếu thu tiền, giấy báo nhận tiền qua đường bưu điện,.

Các yếu tố dẫn tới hành vi gian lận

Khi BGĐ bị nhìn nhận là thiếu nhạy cảm, không vững chắc, bạc đãi nhân viên, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên không công bằng hoặc không xem xét đến những áp lực trong công việc, sự bất bình, phẫn nộ trong nhân viên có thể gây ra những gian lận. Hệ thống chính sách và cấu trúc quản lý kém thường được biểu hiện ở tỷ lệ thay thế công nhân cao, số lượng công nhân trốn việc nhiều, thiếu các tài liệu chứng minh, nhận thức kém về các quy định hay thiếu sự minh bạch trong hệ thống khen thưởng. Chẳng hạn một nhân viên bị buộc tội gian lận có thể bào chữa cho hành vi gian lận của anh ta rằng do mức lương thấp hoặc mọi người đều làm nên anh ta cũng có quyền làm như vậy.

Ảnh hưởng của gian lận tới báo cáo tài chính

Điều này không phù hợp với các chuẩn mực, qui định đã có, nhưng lại vẫn được thực hiện trên BCTC, làm cho những người sử dụng BCTC nhất là các nhà đầu tư hiểu sai về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Hoặc BGĐ có thể kiểm soát việc hạch toán các chi phí thông qua việc thay đổi các phương pháp tính được áp dụng, điều này vi phạm nguyên tắc nhất quán trong việc thực hiện các chính sách, chế độ kế toán tại đơn vị. BGĐ luôn muốn lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nên thường có xu hướng khai báo giảm các khoản nợ phải trả, hoặc khoản mục tiền được điều chỉnh ở mức phù hợp, đảm bảo khả năng thanh toán trong khi thực tế không như vậy.

Trách nhiệm liên quan tới gian lận

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 qui định “ Trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán có trách nhiệm giúp đơn vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót nhưng KTV và công ty kiểm toán không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán”. Theo bản công bố về chuẩn mực kiểm toán số 53 (SAS 53) yêu cầu KTV cần phải hiểu và nắm bắt được thế nào là gian lận và sai sót, đánh giá được khả năng xảy ra gian lận và sai sót; đồng thời phải thiết kế các phương pháp kiểm toán phù hợp, lập kế hoạch và giám sát thực hiện công việc kiểm toán với sự thận trọng thích đáng nhằm bảo đảm sự hợp lý trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu; sau đó báo cáo những điều phát hiện được của mình cho ban quản lý, cho những người sử dụng và cho cơ quan có thẩm quyền liên quan nếu thấy cần thiết (có những ràng buộc nhất định). Mọi cuộc kiểm toán đều chứa đựng các rủi ro tiềm tàng, nó được thực hiện dựa trên sự phán xét nghề nghiệp của KTV kết hợp với các thủ tục kiểm toán, đồng thời chịu ảnh hưởng của những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ, vì vậy không thể bảo đảm tuyệt đối rằng KTV phát hiện được tất cả các sai phạm.

Những hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán đối với gian lận

BGĐ hay người đứng đầu thường là người đưa ra các chính sách, qui định trong đơn vị, họ là người có thể có khả năng thao tỳng trực tiếp hay giỏn tiếp việc theo dừi, ghi sổ và trỡnh bày cỏc thụng tin tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, hệ thống kiểm soát nội bộ có thể hoạt động không có hiệu quả, hoặc chỉ có hiệu quả đối với việc phát hiện những gian lận của nhân viên, còn nó bị vô hiệu hoá trước những gian lận của người quản lý vì chính họ là người xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Người lãnh đạo có khả năng điều khiển các nhân viên thực hiện các hành vi gian lận theo mục đích của mình trong khi nhân viên không biết tới hành vi gian lận đó, hoặc họ có thể bị lôi kéo theo hoặc bị gây áp lực để thực hiện.

Đặc điểm của gian lận ảnh hưởng tới thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính

Ba loại gian lận trên lại có thể được chia nhỏ thành nhiều loại như: Báo cáo tài chính gian lận; Tham nhũng ; Gian lận về hàng tồn kho; Gian lận tiền lương; Gian lận khi hoàn ứng chi phí; Gian lận liên quan đến séc; Ăn cắp tiền mặt; Hoàn trả không có thực; Lập hoá đơn; chứng từ không có thực; Ăn bớt…. Những kiểm toán viên cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ có thể hướng dẫn khách hàng về các rủi ro do biển thủ tài sản và khuyến nghị một trong 3 hành động: thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ cần có bảo hiểm đầy đủ đề phòng việc biển thủ, tham ô gây thiệt hại lớn. Trong một trường hợp điển hình mà các hành vi gian lận được nhắc đến, là khi một doanh nghiệp cố gắng tăng lượng tiền mặt từ nguồn cá nhân khi ngân hàng yêu cầu kiểm toán BCTC, và nếu BCTC của công ty không được kiểm toán thì việc khai gian trong sổ sách sẽ dễ xẩy ra hơn.

Vận dụng các thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính

Thủ tục cơ bản được thực hiện dựa trên kết quả thu được của thủ tục kiểm soát nhằm kiểm chứng chúng, nhưng đồng thời, tự các nội dung trong thủ tục cơ bản cũng đã có khả năng phát hiện những gian lận mà thủ tục kiểm soát chưa thể xác định được. Cần phải vận dụng trí tuệ cả nhóm kiểm toán vào việc xác định xem BCTC dễ bị gian lận như thế nào, và ở những khoản mục nào, các nhà quản lý có thể thực hiện gian lận trên BCTC như thế nào và che dấu các gian lận đó ra làm sao, tài sản có thể bị biển thủ theo cách nào?. Tuy nhiên, việc biển thủ của nhà quản lý thường cho thấy nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn và đòi hỏi KTV phải điều chỉnh lại nội dung, thời gian và quy mô của việc kiểm tra BCTC hoặc các nghiệp vụ và kết quả đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát.

Nếu KTV và công ty kiểm toán kết luận rằng có gian lận hoặc sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC nhưng đơn vị lại không sửa chữa hoặc không được phản ảnh đầy đủ trong BCTC, thì KTV và công ty kiểm toán phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần thậm chí là từ chối đưa ra ý kiến. KTV và công ty kiểm toán có trách nhiệm bảo mật các thông tin, số liệu của khách hàng, trừ trường hợp đơn vị được kiểm toán có gian lận hoặc sai sót mà theo qui định của pháp luật, KTV và công ty kiểm toán phải thông báo hành vi gian lận hoặc sai sót đó cho cơ quan chức năng có liên quan.